Chuyên đề: Tự nhiên và xã hội lớp 2
Gia đình: Công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc; an toàn khi ở nhà (phòng tránh ngộ độc).
Trường học: Các thành viên trong nhà trường và công việc của họ; cơ sở vật chất của nhà trường; giữ vệ sinh trường học; an toàn khi ở trường.
Huyện hoặc quận nơi đang sống: Cảnh quan tự nhiên; nghề chính của nhân dân; các đường giao thông, các phương tiện giao thông, một số biển báo giao thông; an toàn giao thông (quy tắc đi những phương tiện giao thông công cộng).
CHUYÊN ĐỀ: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 * GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2: I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 Môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) các lớp 1, 2, 3 nhằm giúp học sinh (HS): Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu về: Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn) Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. Mục tiêu chương trình môn TN – XH lớp 2: Sau khi học xong môn TN – XH lớp 2, HS sẽ: Biết sơ lược về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người; phòng chống cong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống, phòng nhiễm giun. Biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hội, ở địa phương; giữ sạch nhà ở, trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi đường. Biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. NỘI DUNG MÔN TN – XH LỚP 2: 1.Nội dung chương trình Chủ đề: Con người và sức khỏe Cơ quan vận động (cơ xương, khớp xương; một số cử động vận động; phòng chống cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ, xương phát triển). Cơ quan tiêu hóa (nhận biết trên sơ đồ; vai trò của từng cơ quan trong hoạt động tiêu hóa); ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun. Chủ đề: Xã hội Gia đình: Công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc; an toàn khi ở nhà (phòng tránh ngộ độc). Trường học: Các thành viên trong nhà trường và công việc của họ; cơ sở vật chất của nhà trường; giữ vệ sinh trường học; an toàn khi ở trường. Huyện hoặc quận nơi đang sống: Cảnh quan tự nhiên; nghề chính của nhân dân; các đường giao thông, các phương tiện giao thông, một số biển báo giao thông; an toàn giao thông (quy tắc đi những phương tiện giao thông công cộng). Chủ đề: Tự nhiên Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật sống trên mặt đất, dưới nước, trên không. Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt Trời, cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời; Mặt Trăng và các vì sao. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC MÔN TN – XH: Như đã trình bày ở phần trên, GV phải có cách tiếp cận mới, cách dạy mới, tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh cho HS cách học vẹt, loại bỏ cách dạy áp đặt, cứng nhắc một chiều. Các phương pháp thường dùng là: quan sát, động não, đóng vai, thảo luận, tham quan, giảng giải GV cần hướng dẫn HS biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới về tự nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em. GV cũng cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để HS biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Sau đây là những gợi ý cụ thể về việc áp dụng một số phương pháp dạy – học để dạy môn TN – XH nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS. Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là gì? Phương pháp quan sát được dùng để dạy HS cách sử dụng các giác quan trước hết là cơ quan thị giác để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các hiện tượng hoặc sự vật đó. Phương pháp quan sát được vận dụng trong môn TN-XH như thế nào? Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các tiết học môn TN-XH. HS quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật; hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư duy hình tượng của HS. Trong quá trình quan sát, GV cần đặt ra các câu hỏi ngắn và rõ ràng để hướng dẫn HS tập trung vào các kiến thức cần tìm kiếm. GV có thể tổ chức cho HS quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường ) Cách tiến hành Xác định mục đích quan sát Trong một bài học không phải mọi kiến thức HS cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát, vì vậy GV cần xác định rõ việc tổ chức cho HS quan sát nhằm đạt được mục tiêu kiến thức hay kĩ năng nào. Lựa chọn đối tượng quan sát Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc các tranh ảnh, mô hình, sơ đồ diễn tả các sự vật, hiện tượng đó Khi lựa chọn đối tượng quan sát, GV cần lựa chọn tối đa các vật thật. Ví dụ: Với thực vật, GV cần tổ chức cho HS quan sát các cây trồng trong sân trường, vườn trường hay trên đường phố Khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì GV nên cho các em quan sát tranh ảnh, mô hình Khi học về một số động vật, về cơ thể người hay về cuộc sống xã hội, GV nên phối hợp hướng dẫn HS quan sát các con vật thật, quan sát chính cơ thể các em và cuộc sống xung quanh lẫn tranh ảnh hoặc sơ đồ. Khi quan sát vật thật, cuộc sống thật, HS hình thành được những biểu tượng sinh động, còn tranh ảnh hay sơ đồ thể hiện được sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh với sự khái quát cao. Điều đó rất có lợi cho sự phát triển tư duy của HS. Tổ chức Có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hay cả lớp tùy theo số đồ dùng học tập có được hoặc khả năng quản lí của GV và kĩ năng tự quản, làm việc hợp tác nhóm của HS (nhất là khi cho HS học ngoài lớp). Hướng dẫn Tùy theo mục đích và đối tượng quan sát, GV cần chỉ dẫn cho HS sử dụng nhiều giác quan để tri giác (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi ), để cảm nhận một cách đầy đủ các sự vật và hiện tượng. Trình tự tiến hành quan sát cũng rất quan trọng. Ví dụ: GV cần hướng dẫn các em bắt đầu bằng sự quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào quan sát các bộ phận, chi tiết; quan sát bên ngoài rồi mới đến bên trong Dạy – học hợp tác trong nhóm nhỏ: Tại sao tổ chức cho HS học theo nhóm lại quan trọng? Việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm là quan trọng kể cả đối với HS mới bắt đầu vào lớp 1 bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép HS có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của chúng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói. Nó cũng cho phép HS có cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm, điều đó làm phát triển những kĩ năng xã hội và hình thành tính cách của trẻ. Tổ chức cho HS học theo nhóm như thế nào? Một bài học của môn TN – XH thường được chia thành 3 giai đoạn (phần) chính: + Giới thiệu bài; + Phát triển bài (có từ 2 đến 3 hoạt động); + Kết luận/ củng cố. Có 4 cách tổ chức cho HS học tập được sử dụng trong bài học của môn TN – XH: + Từng cá nhân (dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài hoặc củng cố); + Theo cặp (cũng dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài); + Theo nhóm nhỏ từ 3 đến nhiều nhất là 6 HS (cũng dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài); + Cả lớp (dùng trong phần giới thiệu bài, giới thiệu từng hoạt động và phần kết luận mỗi hoạt động hay cả bài). GV cần biết cách chia nhóm, thay đổi HS trong nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc chia nhóm theo sở thích hoặc theo trình độ, bởi vì HS có cơ hội để tham gia vào các nhóm khác nhau với các bạn khác nhau trong lớp để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn. GV cần chỉ dẫn cho HS biết vai trò, công việc của từng em trong nhóm một cách rõ ràng cặn kẽ, chi tiết; từ nhóm trưởng đến các thành viên, ai cũng có thể nhắc lại nhiệm vụ mình sẽ phải làm gì trước khi nhóm bắt đầu làm việc. Có như vậy các nhóm mới hoạt động tốt. Dạy – học hợp tác theo nhóm nhỏ bao gồm những bước nào? Dạy – học hợp tác trong nhóm nhỏ bao gồm các bước sau: Chuẩn bị: + Tổ chức các nhóm. + Giao nhiệm vụ cho từng nhóm ( có thể cụ thể tới từng HS). + Hướng dẫn cách làm việc của nhóm (có thể thông qua việc bồi dưỡng các nhóm trưởng). Làm việc theo nhóm: + Từng cá nhân làm việc độc lập, theo sự phân công của nhóm. Ví dụ: Các cá nhân phải quan sát kĩ một bức tranh, một mẫu hay thực hiện một nhiệm vụ nào đó. (Bước này có thể không xảy ra. Các thành viên trong nhóm có thể cùng làm việc chung hoặc thảo luận nhóm luôn). + Tập hợp các kết quả làm việc của từng cá nhân để thành sản phẩm chung của nhóm hoặc thảo luận về những gì từng cá nhân đã quan sát được. Việc thảo luận nhóm phải thực sự có sự tham gia của mọi thành viên, thể hiện: Các em phải nói với nhau. Nghe lẫn nhau. Đáp lại điều bạn khác nói. Đưa ra ý kiến riêng của mình. + Các nhóm có thể đi lại trong lớp để quan sát kết quả của nhóm ban. Các hoạt động này giúp HS học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhóm. (Bước này có thể không xảy ra khi GV chuyển sang làm việc chung cả lớp). + Trong quá trình các nhóm hoạt động GV cần theo dõi và hướng dẫn, uốn nắn kịp thời. Làm việc chung cả lớp: + Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. + Các nhóm khác bổ sung, góp ý + GV kết luận. Trò chơi học tập: Thế nào là trò chơi học tập? Trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của HS Vai trò của trò chơi học tập Trong dạy học nói chung, môn TN – XH nói riêng, việc tổ chức các trò chơi học tập cho HS vào bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng, vì các lí do sau đây: Làm thay đổi hình thức học tập. Làm không khí trong lớp được thỏa mái, dễ chịu hơn. Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn. HS tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực hơn. HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Các yêu cầu của trò chơi học tập Các trò chơi phải thú vị để HS thích được tham gia. Phải thu hút được đa số (hay tất cả) HS tham gia. Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện. Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến tiết học khác. Quan trọng hơn, trò chơi phải gắn với mục đích học tập, không đơn thuần là giải trí. Cách xây dựng một trò chơi học tập GV có thể tổ chức mọi hoạt động học tập trở thành trò chơi bằng cách vận dụng các nhân tố cơ bản của trò chơi. Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm. Có quy định về sự “thưởng”, “phạt”. Có cách chơi rõ ràng (bao gồm cả thời gian). Có cách tính điểm. Cách tổ chức một trò chơi Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi; Cho HS chơi thử (nếu cần). Chơi thật. Nhận xét kết quả của trò chơi (có thể “thưởng” hoặc “phạt” người thắng hoặc người thua), nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm. Kết thúc: GV hỏi xem HS đã học được những gì qua trò chơi hoặc GV tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi này. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TN – XH Quan điểm đánh giá Việc đánh giá kết quả học tập môn TN – XH cần quan tâm đến các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học đã được trình bày ở phần trên. Mục đích của việc đánh giá là nhằm uốn nắn những sai sót về kiến thức, kĩ năng và phát hiện những khó khăn của HS trong quá trình học tập, vì vậy GV phải chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm. Hình thức đánh giá có thể sử dụng là: vấn đáp, trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi mở Đánh giá thường xuyên hằng ngày bằng cách quan sát, nhận xét thái độ học tập của HS trong tiết học một cách kịp thời. Bài 25: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN I. MỤC TIÊU - Nêu được tên, lợi ích của một số loài cây sống trên cạn. - QUAN SÁT VÀ CHỈ RA ĐƯỢC MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN. - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin về các loài cây sống trên cạn. - Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối. - Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. - Phát triển kỹ năng hợp tác. - Biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối. III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. Hình ảnh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, phiếu học tập, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh, cây cối (HS sưu tầm). SGK. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động 2. Bài cũ + Cây có thể sống ở đâu? +Kể tên một số loài cây mà em biết? -GV nhận xét 3. Bài mới GTB: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN. Kể tên các loài cây sống trên cạn. -Yêu cầu HS kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: Tên cây. Ích lợi của cây v Hoạt động 1: Làm việc với SGK. MT: HS nói được tên và ích lợi của một số loài cây sống trên cạn. CTH: Thảo luận nhóm 4 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu tên, đặc điểm và lợi ích của các loài cây đó. -Yêu cầu các nhóm trình bày. + Hình 1 + Hình 2: + Hình 3: + Hình 4: + Hình 5: + Hình 6: + Hình 7: -Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc: Loại cây ăn quả? Loại cây lương thực, thực phẩm. Loại cây cho bóng mát. -Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc: Loại cây lấy gỗ? Loại cây làm thuốc? -GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc v Hoạt động2: Trò chơi : Ong xây tổ MT: Giúp HS mở rộng vốn hiểu biết, liên hệ thực tế về các loài cây sống trên cạn. -HS xem phim ngắn và viết tên các loài cây vào tổ ong của mình. v Hoạt động 3: Trò chơi: Ô chữ bí mật MT: Giúp HS củng cố kiến thức và yêu thích các loài cây sống trên cạn hơn. -HS chọn gói câu hỏi và trả lời, trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà. 4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước. - Hát, múa bài Lý cây xanh. - HS trả lời. +Giới thiệu tên cây. +Nơi sống của loài cây đó. -HS lắng nghe. - Các nhóm HS trình bày ý kiến thảo luận. - HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu. - Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Cây mít: Thân thẳng, có nhiều cành, lá. Quả mít to, có gai. + Cây phi lao: Thân tròn, thẳng. Lá dài, ít cành.Lợi ích: Chắn gió, chắn cát. + Cây ngô: Thân mềm, không có cành.Lợi ích: Cho quả (bắp) để ăn. + Cây đu đủ: Thân thẳng, có nhiều cành.Lợi ích: Cho quả để ăn. + Cây thanh long: Có hình dạng giống như xương rồng. Quả mọc đầu cành.Lợi ích: Cho quả để ăn. + Cây sả: Không có thân, chỉ có lá. Lá dài.Lợi ích: Cho củ để ăn. +Cây lạc: Không có thân, mọc lan trên mặt đất, ra củ.Lợi ích: Cho củ để ăn. - Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung. + Cây mít, đu đủ, thanh long. + Cây ngô, lạc. + Cây mít, bàng, xà cừ. Cây pơmu, bạch đàn, thông,. Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng - HS nghe, ghi nhớ. - HS chơi trò chơi. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . V. KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Sự nhiệt tình và phương pháp dạy học của giáo viên quyết định đến chất lượng học tập của học sinh. Bởi vậy, dạy đúng, dạy đủ, dạy theo đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và của lớp 2 nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi ý thức, công sức rất lớn của giáo viên và học sinh. 2. Giáo viên phải luôn trau dồi, bồi dưỡng, rèn luyện về cả kiến thức và đặc biệt là các kĩ năng thực hiện sâu chuỗi các thao tác để phục vụ cho việc thực hiện tổ chức phương pháp quan sát hiệu quả qua các tiết dạy. Giáo viên phải biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm đối với học sinh. Lấy việc dạy học cho học sinh là nghĩa vụ, bổn phận nhưng cũng là nguồn vui trong cuộc sống. Có yêu thương các em thì mới dạy học đúng, đủ và nhiệt tình được. Giáo viên thiếu nhiệt huyết sẽ không thực hiện được việc dạy học môn được coi là môn phụ như môn Tự nhiên và Xã hội một cách nghiêm túc. 3. Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Vì vậy dù là phương pháp đặc trưng nhưng giáo viên không chỉ dừng lại ở việc dạy học Tự nhiên và Xã hội bằng phương pháp quan sát mà phải trau dồi, rèn luyện việc sử dụng phối hợp nhịp nhàng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tránh nhàm chán. Có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất cho dạy học nói chung và dạy Tự nhiên và Xã hội nói riêng. 4. Việc tổ chức cho học sinh học tập phải đưa học sinh vào vị trí trung tâm. Học sinh chủ động và tích cực chiếm lĩnh tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên. Việc học tập là việc khó khăn nhưng học sinh không được nản chí, lùi bước mà phải thường xuyên ôn tập để chiếm lĩnh kho tàng tri thức vô tận. Giáo viên là người hướng dẫn và đồng thời luôn gây hứng thú học tập ở các em, làm cho các em luôn ham học hỏi trong các tiết học và ngoài cuộc sống. 5. Việc sử dụng thường xuyên phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 giúp cho giáo viên có kĩ năng thành thạo trong dạy học. Mỗi khi thao giảng, dự giờ đột xuất sẽ không còn lúng túng mà tự tin thoải mái hơn trong dạy học. 6. Sử dụng thường xuyên phương pháp dạy học giúp cho học sinh liên tục được tri giác các đối tượng có trong cuộc sống. Từ đó, học sinh được rèn luyện kĩ năng quan sát có chủ định, có mục đích, có phương hướng, quan sát yếu tố bộc lộ được bản chất của sự vật hiện tượng. Học sinh hình thành thói quen quan sát thế giới, ham thích khám phá thế giới muôn màu, muôn sắc và từ đó ham thích học tập môn Tự nhiên và Xã hội. Người thực hiện Nguyễn Thị Thủy
File đính kèm:
- Giao_an_chuyen_de_TNXH.doc