Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Địa lí

Bài 3: KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.

- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậutới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng ; ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán,

- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).

- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.

* HS có năng lực: + Giải thích được vì sao VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây bắc , đông nam.

- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 Các hình minh hoạ trong SGK.

 Phiếu học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Kiểm tra:

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1: N¬ước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu.

- 3 HS lần l¬ượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.

+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?

- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu sau:

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận và viết vào phiếu thảo luận ý kiến của nhóm mình.
 - 1 nhóm hoàn thành phiếu nhanh nhất trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- Cả lớp hoàn thành phiếu đầy đủ:
KHÔNG NÊN
- Cáu gắt.
- Hút thuốc lá.
- Ăn kiêng quá mức.
- Uống rượu, cà phê.
- Sử dụng ma túy và các chất kích thích.
- Ăn quá cay, quá mặn.
- Làm việc nặng.
- Tiếp xúc trực tiếp với phân bón, thuốc trừ sâu và các chất độc hại.
- Tiếp xúc với âm thanh quá to, quá mạnh.
- Uống thuốc bừa bãi.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS lắng nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Trình bày, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm. Đọc tình huống, tìm cách giải quyết, chọn bạn đóng vai, diễn thư,û nhận xét, sửa chữa cho nhau.
- 4 nhóm cử diễn viên trình diễn
- Lắng nghe.
Tiết 2: Kĩ thuật
Bài 2: THÊU DẤU NHÂN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí.
- Bộ đồ dùng cắt khâu thêu lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài học.
b.Tiến trình tiết dạy:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường thêu.
- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.
. Tóm tắt: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để trang trí...
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK.
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục 1 và quan sát H2 SGK để nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát H3 SGK để nêu cách bắt đầu thêu. GV lưu ý 1 số điểm sau:
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều.
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất.
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- Hướng dẫn HS quan sát H5 SGK và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân.
- Tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li.
4.Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết sau “Thêu dấu nhân (tiết 2).
- HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân.
- Lắng nghe.
- Nêu các bước thêu dấu nhân.
- HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- HS nêu.
- HS thực hành thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li,.
- Nhắc lại.
Tiết 3: Địa lí
Bài 3: KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam. 
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậutới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng ; ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán, 
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
* HS có năng lực: + Giải thích được vì sao VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây bắc , đông nam.
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	Các hình minh hoạ trong SGK.
	Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra:
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu sau: 
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV y/c 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày theo 1 bài tập. GV theo dõi HS báo cáo và sửa chữa hoàn thành câu trả lời của HS.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.
- GV kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
* Hoạt động 2: khí hậu các miền có sự khác nhau.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK, xem Lược đồ khí hậu Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?
+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?
+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.
- GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu?
- GV theo dõi, sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
- GV hỏi HS cả lớp: Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- GV giảng thêm: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc còn do ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã. Dãy núi này kéo dài ra đến biển, nằm giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng tạo thành một bức tường chắn gió. Khi gió mùa đông bắc thổi tới đây, ít khi vượt qua được dãy núi này. Vì vậy, phía Bắc của núi (miền Bắc) có mùa đông lạnh còn phía Nam của dãy Bạch Mã (miền Nam) lại nóng quanh năm. Cũng vì thế dãy núi này được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền Bắc - Nam nước ta.
- GV nêu kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam...
* Hoạt động 3: ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?
+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau? (Gợi ý: Mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta lại thay đổi theo mùa, theo vùng sẽ ảnh hưởng thế nào đến các loại cây?)
+ Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thờng xảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV theo dõi và sửa chữa các câu trả lời cho HS sau mỗi lần phát biểu.
- GV kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm...
3.Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết các nội dung chính của khí hậu Việt Nam.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS .
- Nêu khó khăn và nhờ GV giúp đỡ (nếu có).
- 2 nhóm HS lên bảng và trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần).
Đáp án:
1. a) Nhiệt đới b) Nóng
 c) Gần biển 
 d) Có gió mùa hoạt động
 e) Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.
2. (1) nối với (b)
 (2) nối với (a) với (c)
- Khoảng 3 HS lần lượt thi trước lớp, có sử dụng quả Địa cầu và lược đồ khí hậu Việt Nam trong khi trình bày. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn, sau đó bình chọn bạn trình bày hay, đúng nhất.
- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
Kết quả làm việc tốt là:
+ Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.
+ Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu mùa đông, trời lạnh, ít mưa.
+ Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu mùa hạ, trời nóng và nhiều mưa.
+ Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
+ Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ, vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- 1 HS nêu ý kiến, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất: Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ và xung phong phát biểu ý kiến:
+ Khí hậu hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.
+ Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.
+ Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.
+ Mùa khô kéo dài làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
Bài 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
(Đã soạn)
Tiết 3: Lịch sử (5B)
Bài 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khới nghĩa của phong trào Cần Vương : Phạm Bành, Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình); Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy); Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu tên 1 số đường phố, trường học, liên đội TNTP, ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
- HSKG: Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp. 
 	- Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Bản đồ hành chính Việt Nam.
	Hình minh hoạ trong SGK.
	Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra:
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- GV giới thiệu bài
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS biết được người đại diện phái chủ chiến.
Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đo hộ của thực dân Pháp . sau hiệp ước này, tình hình đất nước có những nét chính nào? Các em hãy đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?
+ Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp? 
- GV nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phái: phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trường và phái chủ hoà.
Hoat động 2: Làm việc nhóm.
Mục tiêu: Giúp HS biết được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế,
Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
 + Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.(cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào? Vì sao cuộc phản công thất bại?)
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS.
Hoạt động 3: Làm việc theo cá nhân, nhóm.
Mục tiêu: Giúp HS biết được các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng phong trào Cần Vương.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trả lời:
 + Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, chia sẽ với bạn trong nhóm những thông tin, hình ảnh sưu tầm được.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
- GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi (SGK).
- GV nêu câu hỏi:
 + Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng phong trào Cần Vương?
- GV kết luận: Sau cuộc phản công bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đã rút về rừng ...
2. Củng cố – dặn dò:
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS 
- 3 HS lên bảng và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. 
+ Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao?.
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn Trường Tộ.
- HS nghe GV nêu để xác định vấn đề, sau đó tự đọc SGK và tìm câu trả lời cho các câu hỏi.
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phái:
- Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp.
- Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi và lập các đội nghiã binh luyện tập sẵn sàng đánh Pháp.
+ Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp. 
- 2 HS lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4-6 HS, cùng thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu.
+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. 
+ Đêm mồng 5-7-1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng thần công, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn Mang Cá ...
Từ đó phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước.
- 3 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. Sau mỗi lần báo cáo, cả lớp bổ sung ý kiến.
+ Sau cuộc phản công bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
- HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV.
- 3 HS lần lượt trình bày kết quả trước lớp(mỗi HS chỉ nêu 1 vấn đề), cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- 2 HS trả lời
 + Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình-Thanh Hoá)
 + Phan Đình Phùng (Hương Khê-Hà Tĩnh)
 + Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy-Hưng Yên)
- HS trả lời
Tiết 4: Khoa học (5B)
Bài 6 : TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
	- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
	- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình minh hoạ trong SGK.
- HS sưu tầm các tấm ảnh của bản thân hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trả lời các câu về nội dung bài 5.
- Nhận xét từng HS.
2, Giới thiệu bài:: Từ khi sinh ra, cơ thể chúng ta phát triển như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi này.
* Hoạt động 1: Sưu tầm và giới thiệu ảnh
- Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS.
- Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp. Gợi ý: Đây là ai? Aûnh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm gì mà có những hoạt động đáng yêu nào?
- Nhận xét, khen ngợi những HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng lưu loát.
* Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
- Để tìm hiểu các giai đoạn lúc mới sinh đến tuổi dậy thì, chúng ta cùng chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết theo lứa tuổi ứng với mỗi tranh và viết thông tin vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất và đúng là nhóm thắng cuộc.
- GV cho HS báo cáo kết quả trò chơi trước lớp.
- GV nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Kết luận: Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể chúng ta có sự thay đổi , tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt...
* Hoạt động 3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp với hướng dẫn sau:
+ Đọc thông tin trong SGK trang 15.
+ Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- Yêu cầu thư kí đọc ý kiến của các bạn.
Kết luận: Từ đặc điểm đã được tìm hiểu thì tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi người. Nó đánh dấu một sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS .
- 3 HS lần lượt trả lờ các câu hỏi.
+ Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khỏe mạnh?
+ Tại sao nói rằng: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?
+ Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
- HS lắng nghe và có định hướng về nội dung bài học.
- Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ.
- 5 – 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp.
- HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy và nộp cho GV.
- Nhóm làm nhanh nhất trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 3 HS lần lượt trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời.
+ Vì nó đánh dấu một sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần
- Hoạt động theo yêu cầu của GV.
- Thư kí đọc trước lớp.
- Lắng nghe.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
Bài 2: THÊU DẤU NHÂN (tiết 1)
(Đã soạn)
Tiết 2: Ôn Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Giải toán ; viết số đo dưới dạng hỗn số 
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . 
II. Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Ôn tập về hỗn số 
- Cho HS nêu đặc điểm của hỗn số, lấy ví dụ.
Hoạt động 2: Thực hành
 - HS làm các bài tập 
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV nhận xét đánh giá một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1 : Chuyển hỗn số thành phân số rồi tính:
a) b) 
c) d) 
Bài 2: 
a) 5m 4cm = ........cm
 270 cm = ..........dm
 720 cm = .......m ....cm
b) 5tấn 4yến = .....kg
 2tạ 7kg = ........kg
 5m2 54cm2 = ......cm2
 7m2 4cm2 = .....cm2
Bài 3 : (HS có năng lực)
Một xe chở ba loại bao tải: xanh, vàng, trắng gồm 1200 cái. Số bao xanh chiếm tổng số bao, số bao trắng chiếm tổng số bao; Hỏi có bao nhiêu cái bao màu vàng? 
Bài 4: Tìm x 
a) + x = ; 
b) : x = 
c) x = ; 
d) x - = 
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số 
- HS nêu 
Đáp án : 
a) c) 7
b) d) 
Lời giải :
a) 504cm	b) 5040kg
 27dm 207kg
 7m 20cm 554cm2
 704cm2
Bài giải :
Phân số chỉ số bao xanh và trắng có là:
 (số bao)
Phân số chỉ số bao vàng có là:
 (số bao)
Số bao vàng có là: (bao)
	 Đáp số : 360 bao.
Đáp án :
 a) b) 
 c) d) 
- HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc
Giáo án liên quan