Chuyên đề thiết bị: “Một số phương pháp sử dung thiết bị dạy học Sinh học ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng”

Mẫu vật sống: Loại TBDH này có giá trị sư phạm cao nhất, nó đảm bảo hình dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu, cho nên loại hình này có giá trị rất lớn trong công tác giảng dạy, nói chung là rất sinh động làm hứng thú việc học tập của HS, vì ở lứa tuổi này các em rất thích sự tìm tòi, học hỏi, chính vì vậy mà trong việc giảng dạy môn sinh học GV thường xuyên cho HS tiến hành quan sát thực hành nhằm khắc sâu kiến thức cho các em.

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề thiết bị: “Một số phương pháp sử dung thiết bị dạy học Sinh học ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn Quốc gia”.
TBDH là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học giúp cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy và học, TBDH cũng tạo điều kiện trực tiếp cho HS phát huy tính chủ động, phát triển khả năng sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nhận thức được vai trò đó, Nhà trường đã chú trọng đến việc sử dụng thường xuyên và có hiệu quả TBDH trong giảng dạy. 
Tuy nhiên, dù đã được kế thừa CSVC từ sau khi tách trường, cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thì TBDH trong Nhà trường còn rất nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng sử dụng. Vì vậy, hàng năm nhà trường cho mua thêm một số trang thiết bị cần thiết, đồng thời thầy cô và HS cũng tham gia vào công tác tự làm TBDH để bổ sung vào danh mục TB của nhà trường. Nhìn chung, việc sử dụng TBDH của giáo viên cơ bản đã trở thành nề nếp, qua đó phát huy được tính tích cực của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Đến nay, số lượng TBDH của Nhà trường cũng đã tương đối đầy đủ so với danh mục tối thiểu của Bộ GD. Ngoài những TBDH hiện có, Nhà trường còn được cấp thêm 2 phòng thực hành (phòng thực hành Lý – CN và phòng thực hành Hóa - Sinh). Ngoài việc giảng dạy trên lớp thì GV còn đặc biệt chú trọng tới những tiết thực hành, vì những tiết thực hành sẽ giúp các em củng cố lý thuyết, khắc sâu bài học, phát huy được khả năng sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu để từ đó nâng cao năng lực của bản thân, mà đặc biệt là môn Sinh học.
Như chúng ta đã biết, Sinh học là môn học không khó đối với HS ở trường THCS, vì nó là 1 môn tự nhiên với những kiến thức về đời sống xung quanh hết sức thiết thực và gần gũi với các em. Đây là một môn khoa học nằm trong hệ thống các môn học phát triển toàn diện nhân cách HS. Đặc thù của bộ môn sinh học là khoa học thực nghiệm chính vì vậy cần được quan tâm đầu tư đúng mực. 
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của bản thân, cùng với những kinh nghiệm của đội ngũ GV Sinh học trong Nhà trường, chúng tôi nhận thấy rằng, các em vẫn còn thờ ơ và lúng túng với môn học. Việc lúng túng và thờ ơ có nhiều nguyên nhân, xuất phát từ quan niệm sai lầm xem môn Sinh học là bộ môn phụ nên các em ít chú ý tới, phần nữa vì Trường THCS Đinh Tiên Hoàng lại nằm trên địa bàn con em đồng bào sinh sống là chủ yếu, vì vậy mà số lượng HS trong nhà trường chiếm tới 70% là HS đồng bào, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho BGH, và GV trong công tác quản lí, giảng dạy.
Ngoài việc giảng dạy trên lớp thầy cô cũng thường xuyên tổ chức những hoạt đông vui chơi, văn nghệ cho các em, để các em vui chơi thoải mái sau những buổi học trên lớp, đặc biệt là với các em HS đồng bào, tạo điều kiện để các em gần gũi với thầy cô và bạn bè, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, nâng cao chất lượng học tập.
HS thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11 HS thi vẽ tranh về biển đảo
Bản thân là một viên chức thiết bị được làm việc trong môi trường tốt, cùng với những kinh nghiêm trong công tác, sự giúp đỡ nhiệt tình của GV bộ môn Sinh học, tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề: “Một số phương pháp sử dụng TBDH Sinh học ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng” Để nâng cao chất lượng giảng dạy cho bộ môn Sinh học nói riêng và ngành GD nói chung, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học.
II. NỘI DUNG
Vai trò của viên chức thiết bị
GV cần sử dụng tốt TBDH để dạy tốt một môn học, còn viên chức thiết bị (VCTB) phải hiểu và biết sử dụng hệ thống TB nhiều môn học, để phục vụ có hiệu qủa cho việc dạy và học của GV, cũng như HS.
Hơn nữa VCTB có vai trò là người trực tiếp quản lí hệ thống TBDH trong nhà trường. Vì vậy, ngoài việc luôn trau dồi, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các TBDH thì sự nhiệt tình trong công tác là vô cùng quan trọng, người VCTB phải hiểu được vai trò, cũng như trách nhiệm của bản thân.
Phải kết hợp cùng với GV lên lịch mượn TBDH, chuẩn bị tốt TB cho GV trước giờ lên lớp thông qua thời khóa biểu, lịch báo giảng.
LỊCH MƯỢN TBDH
Tuần:
STT
Ngày
tháng
Họ tên GV
Môn dạy
Tên TBDH
Số lượng
Bài dạy
Lớp
Tiết
Ghi chú
1
2
Lên kế hoạch cụ thể cho năm học, cho tháng và cho tuần.
Đảm bảo hồ sơ, sổ sách, cập nhật đầy đủ và kịp thời các số liệu, tư liệu của quá trình sử dụng TBDH.
Xây dựng nội quy phòng thiết bị, phòng thực hành.
Đảm bảo trật tự, vệ sinh sạch sẽ.
Có kế hoạch và tổ chức thực hiện định kì bảo quản, bảo dưỡng các TBDH như: Kính hiển vi, máy gõ nhịp
Thực hiện đầy đủ việc kiểm kê, thanh lí định kì.
2. Vai trò của TBDH Sinh học
TBDH Sinh học là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà GV bộ môn Sinh học sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của HS đồng thời chúng là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.
Đặc biệt TBDH Sinh học có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc: Sử dụng TBDH Sinh học có hiểu quả sẽ góp phần hình thành tư duy khoa học cho HS, đồng thời góp phần phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho GV bộ môn.
GS,TS Hồ Ngọc Đại, trong một cuốn sách của mình ông viết TBDH là “bộ đồ nghề của GV” hiểu được điều đó xuyên suốt quá trình giảng dạy GV bộ môn Sinh học trong nhà trường đã luôn cố gắng trau dồi kiến thức, vận dụng TBDH hiện có để mang lại cho các em những tiết học sinh động, đầy đủ nhất cả về kiến thức lẫn trang thiết bị để các em khắc sâu kiến thức, phát huy hết khả năng sáng tạo, tự tin trong học tập.
Và thành quả của sự cố gắng là trong năm học 2013 – 2014 bộ môn Sinh học đạt được: 2 HS giỏi cấp tỉnh, 2 HS giỏi cấp huyện. Đó cũng là nguồn động lực để đôi ngũ GV bộ môn Sinh học cố gắng và phát huy.
Cùng với CSVC trường học thì TBDH đầy đủ cũng là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc dạy học sẽ tránh được lối truyền thụ kiến thức một chiều, sự nhàm chán trong mỗi tiết học. Có được các thiết bị thích hợp, GV sẽ phát huy hết khả năng sáng tạo, tiết kiệm được thời gian trên lớp, đồng thời tạo điều kiện cho HS phát huy khả năng tự nghiên cứu, rèn luyện tính tự giác trong học tập.
Hiện nay số lượng TBDH của bộ môn Sinh học trong nhà trường không phải là nhiều nhưng cũng có thể nói là tương đối đầy đủ, điều này đã giúp GV bộ môn Sinh học có điều kiện để phát huy hết khả năng chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Lớp 6:
Tranh ảnh: 4 bộ
Mô hình cấu tạo rễ cây: 1 bộ
Mô hình cấu tạo lá cây: 1 bộ
Mô hình cấu tạo thân cây (2 lá mầm): 1 bộ
Mô hình cấu tạo hoa đào: 1 bộ
Kính hiển vi: 1 cái
Hộp tiêu bản thực vật: 2 hộp
Dụng cụ thực hành (GV): 1 bộ
Dụng cụ thực hành (HS): 3bộ
Lớp 7:
Tranh ảnh: 4 bộ
Mô hình cá chép: 1 bộ
Mô hình tôm đồng: 1 bộ
Mô hình ếch: 1 bộ
Mô hình châu chấu: 1 bộ
Mô hình thằn lằn: 1 bộ
Mô hình thỏ nhà: 1 bô
Mô hình chim bồ câu: 1 bộ
Kính hiển vi; 1 cái
Dụng cụ thực hành (GV): 1bộ
Dụng cụ thực hành(HS): 3 bộ
Lớp 8:
Tranh ảnh; 4 bộ
Mô hình nửa cơ thể người: 1 bộ
Mô hình bộ xương người: 1 bộ
Mô hình cấu tạo mắt người: 1 bộ
Mô hình cấu tạo tai người: 1 bộ
Mô hình cấu tạo tủy sống: 1 bộ
Mô hình cấu tạo bán cầu não: 1 bộ
Hộp tiêu bản nhân thể: 2 hộp
Kính hiển vi: 1 cái
Lớp 9:
Tranh ảnh: 4 bộ
Mô hình cấu trúc không gian AND: 1 bộ
Mô hình nhân đôi AND và tổng hợp protein: 1 bộ
Bảng để gắn mô hình môn sinh: 1 bộ
Mô hình tổng hợp ARN: 1bộ
Mô hình phân tử ARN: 1 bộ
Đồng kim loại: 1 hộp
Một số phương pháp sử dụng TBDH Sinh học
 a) Sử dụng các TBDH trong thực hành
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng " tích cực hoá, cá biệt hoá" hoạt động của HS trong học tập. Quá trình này tuân theo định hướng đẩy mạnh hoạt động tự giác, tự khám phá của HS trong quá trình học tập thông qua thí nghiệm thực hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV bộ môn, cùng với sự hỗ trợ của viên chức thiết bị thí nghiệm, vì đi đôi với lí thuyết là thực hành.
 HS TH: Quan sát kính lúp HS TH: Quan sát kính hiển vi
Ngoài những tiết học trên lớp những tiết thực hành sẽ tạo hứng thú cho các em trong học tập để từ đó các em phát huy được khả năng sáng tạo, khả năng nghiên cứu mang lại hiệu quả trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho bộ môn Sinh học.
Bên cạnh đó tổ bộ môn Sinh còn quán triệt đến từng GV về tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của việc sử dụng các tiết thực hành trong giảng dạy, coi đây là một nội dung quan trọng để đánh giá, xếp loại thi đua, với tiêu chí 100% các tiết thực hành trong chương trình đều được tiến hành đầy đủ, đúng quy định, có kết quả . 
Tiết thực hành đã thực sự trở thành một tiết học sôi nổi hấp dẫn rèn luyện được nhiều kĩ năng thực tế không chỉ cho HS mà bản thân mỗi GV sau những tiết thực hành đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá cho mỗi bài dạy, để từ đó phát huy khả năng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ.
b) Sử dụng công nghệ thông tin
Ngày nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang được ngành GD và XH quan tâm. Với mục tiêu dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm của hoạt động dạy và học tạo cho HS hứng thú trong học tập. GV cần phải bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó GV bộ môn sinh học đã vận dụng CNTT, kết hợp phần mềm dạy học vào trong quá trình giảng dạy.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã giúp GV bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá HS. HS có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc thông qua hình ảnh, đoạn phim
Ngoài ra, GV bộ môn Sinh học còn sử dụng CNTT thay thế cho những tiết thực hành thí nghiệm khó làm hoặc đòi hỏi sự chính xác cao, giúp HS có nhiều phương pháp để tiếp thu kiến thức.
Bên cạnh đó, việc sử dụng CNTT vào giảng dạy không phải là điều dễ dàng, muốn ứng dụng CNTT hiệu quả đòi hỏi người GV phải chịu khó tìm hiểu, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, phải biết sáng tạo trong giảng dạy.
Hiểu rõ điều đó, trường THCS Đinh Tiên Hoàng luôn đẩy manh tuyên truyền, tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng sử dụng máy tính, sử dụng các phần mềm tin học.
Yêu cầu cụ thể về số tiết sử dụng CNTT trong bài dạy, không chỉ riêng môn Sinh học mà tất cả các bộ môn đều phải sử dụng CNTT để GV thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Sử dụng CNTT cho môn sinh học
c) Sử dụng “góc sinh giới”
Đây là loại hình rất hay và thiết thực, loại hình này đã được triển khai từ những năm đầu thành lập, nhà trường cho GV và HS trồng thêm cây xanh, tổ chức trồng vườn thuốc nam, không chỉ góp phần làm đẹp cho cảnh quan nhà trường mà còn là nơi để HS tham gia những buổi thực hành ngoài trời.
	Ví dụ như bài 45(SH9): Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
HS thực hành quan sát ngoài thiên nhiên
GV cho HS quan sát cây xanh, hoa láđây là mô hình TBDH thiết thực và gần gũi nhất với các em, giúp các em nắm bài nhanh hơn.
Ngoài những tiết thực hành, nhà trường còn tổ chức cho các em chăm sóc cây xanhthông qua đó sẽ giúp các em yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, hình thành kỹ năng sống cho các em.
HS chăm sóc cây xanh
d) Sử dụng TBDH tự làm
Chúng ta đều biết, yêu cầu về TBDH là rất lớn, chủng loại đa dạng, phong phú. Mặc dù nhà trường đã được cung ứng những thiết bị phục vụ cho môn SH từ lớp 6 đến lớp 9 nhưng qua thời gian sử dụng một số TB đã bị hư hỏng, độ chính xác chưa cao hoặc còn thiếu. Trong điều kiện hạn hẹp về nguồn kinh phí đầu tư cho GD thì TBDH tự làm có ý nghĩa vô cùng thiết thực.
Mặt khác xuất phát từ tình hình cụ thể của nhà trường thì việc tự làm TBDH sẽ giải quyết kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa hiện tượng dạy chay, dạy kém hiệu quả cho bộ môn SH.
GV môn Sinh thi làm TBDH
Nhận thấy ý nghĩa thiết thực cũng như tầm quan trọng của việc tự làm TBDH hàng năm trường THCS Đinh Tiên Hoàng đều phát động cuộc thi tự làm TBDH, và GV bộ môn SH đã tích cực tham gia. Điều này góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho bộ môn Sinh học đồng thời đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy cho ngành GD.
e) Phương pháp sử dụng TBDH trực quan
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành” nhằm mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã tổ chức thăm lớp, dự giờ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, thanh tra chuyên môn, việc đánh giá giờ dạy của GV được dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí sử dụng TBDH trực quan. Nhìn chung, việc sử dụng TBDH trực quan của GV cơ bản đã trở thành nền nếp, qua đó phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Để phát huy tính năng động và hiếu kỳ của HS thì người GV đứng trên bục giảng phải thể hiện hết khả năng của mình về lối diễn đạt nội dung bài, có nghệ thuật thu hút HS mà đặc biệt là phải tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn HS bằng phương pháp riêng trong giảng dạy.
GV phải đưa vấn đề vào tình huống, từ gần đến xa, từ khó đến dễ, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đây chính là yếu tố quan trọng có liên quan đến việc giảng dạy môn sinh học. Do đó TBDH trực quan không thể thiếu đối với GV khi lên lớp và đối với HS khi nghiên cứu vấn đề.
TBDH trực quan là điều kiện, là phương tiện để dạy và học môn sinh học, theo thực tế TBDH trực quan có nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như:
* Mẫu vật sống: Loại TBDH này có giá trị sư phạm cao nhất, nó đảm bảo hình dạng, kích thước, màu sắc tự nhiênnó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu, cho nên loại hình này có giá trị rất lớn trong công tác giảng dạy, nói chung là rất sinh động làm hứng thú việc học tập của HS, vì ở lứa tuổi này các em rất thích sự tìm tòi, học hỏi,chính vì vậy mà trong việc giảng dạy môn sinh học GV thường xuyên cho HS tiến hành quan sát thực hành nhằm khắc sâu kiến thức cho các em.
Tuy nhiên loại hình TBDH này có giá thành kinh tế cao nên không phải bao giờ cũng có sẵn, trong những trường hợp không có mẫu vật tươi sống thì GV thay thế bằng các mẫu vật sấy khô, mẫu vật ngâm, mẫu vật nhồi bông
Ví dụ như: Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa (SH6)
	 Hoa hồng đỏ Hoa hồng trắng
Khi dạy về cấu tạo của bông hoa, nếu như có bông hoa thật để quan sát chắc chắn sẽ làm cho tiết học sôi nổi hơn, các em sẽ say mê học, tích cực phát biểu xây dựng bài hơn vì vốn dĩ tất cả rất gần gũi, rất quen thuộc với các em, giúp các em tự tin hơn trong học tập.
Hoặc là bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá (SH6)
GV cho HS thu thập một số mẫu lá đơn giản, gần gũi với các em, rồi cho các em ép khô, sấy khô để làm TBDHloại hình dạy học này vừa đơn giản, lại thiết thực, trong quá trình chuẩn bị TBDH cũng phần nào giúp các em phân biệt được hình dạng, màu sắc cũng như đặc điểm của các loại lá mà các em tìm thấy.
* Tranh ảnh: Tác dụng nổi bật của tranh ảnh là có tính trực quan cao, dùng tranh ảnh, có thể phóng đại những vật nhỏ hoặc thu nhỏ những vật lớn giúp HS nhìn thấy một cách tổng quan của một hệ thống nào đó, thấy được những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng, điển hình nhất của sự vật, hiện tượng trong mỗi bài học.
Ví dụ như bài 8: Sự lớn lên và phân chia tế bào (SH6)
 .
Mô hình: Loại hình này chỉ sử dụng có hiệu quả trong một số nội dung bài dạy, nó chỉ thực sự có tác dụng nếu kết hợp tranh ảnh có liên quan. Mô hình dùng để thay thế, bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có sẵn, quá lớn hay quá nhỏ, khó quan sát. Mô hình có tác dụng phản ánh được cấu tạo, khái quát và hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với kích thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu kiến thức cho các em.
Ví dụ như: Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép (SH7).
Ngoài tranh ảnh có liên quan đến bài học, GV môn sinh học còn cho HS quan sát thêm mô hình cá chép để các em củng cố thêm kiến thức, khắc sâu bài học.
Bên cạnh đó việc sử dụng TBDH trực quan phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, chính vì vậy mà đội ngũ GV môn sinh học của nhà trường luôn chú ý đến những nguyên tắc, kĩ năng khi sử dụng TBDH không chỉ ở các tiết thực hành, mà ngay cả trên lớp cũng vậy, ví dụ như:
Khi sử dụng tranh ảnh
+ Không treo tranh ảnh ở giữa bảng đen.
+ Treo tranh ảnh ở góc cao bên phải bảng đen. Nơi có đủ ánh sáng để cả lớp quan sát được.
+ Phải đứng bên phải tranh ảnh dùng bút chỉ những cơ quan, bộ phận, vị trí.. thật chính xác khi cần xác định.
+ Khi nói đến bộ phận, vị trí nào đó thì GV nói chậm, giảng rõ.
+ Khi dạy GV chỉ treo tranh ảnh lên những lúc cần thiết, không nên treo vào đầu tiết dạy hoặc treo quá lâu trên bảng sẽ làm phân tán sự tập trung của HS vào bài học.
Khi sử dụng mô hình
+ Khi sử dụng GV để mô hình trên cao để cả lớp quan sát được.
+ Khi giới thiệu về cấu tạo ngoài: GV chỉ từng bộ phận ở đầu, thân, chi, đuôi.
+ Khi giới thiệu về cấu tạo trong: Tháo dần các bộ phận từ ngoài vào trong, xác định từng cơ quan , từng hệ cơ quan.
+ Khi lắp ráp lại mô hình: Những chi tiết nào tháo sau cùng thì sẽ được lắp trước, cứ như vậy cho đến hết.
4. Bảo quản TBDH
Ngoài ra, công tác bảo quản, sửa chữa TBDH là một việc làm cần thiết, hết sức quan trọng trong mỗi trường THCS, nếu không thực hiện tốt công tác bảo quản, sửa chữa thì TB sẽ dễ dị hư hỏng, mất mát, làm lãng phí tiền của, công sức, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng TBDH.
Bên cạnh đó, với thực trạng nhà trường còn nhiều thiếu thốn, Phòng thiết bị quá nhỏ so với quy định, các môn học lại nhiều nên việc sắp xếp, bảo quản cũng gặp nhiều khó khăn.
Hiểu rõ điều đó, là một VCTB đang công tác tại trường tôi luôn cố gắng làm tốt công tác bảo quản thông qua những việc làm như:
Đối với tranh ảnh, mô hình, mẫu vật:
Phải có nẹp treo, để theo từng môn học, khối lớp.
Để nơi khô thoáng, tránh mối mọt, tránh ánh sáng, tránh nguồn nhiệt.
Kiểm tra trước và sau khi cho GV mượn.
Ngoài ra, mô hình phải để trong hộp trảnh trường hợp mất mát, hư hỏng những bộ phân, chi tiết nhỏ.
Đối với dụng cụ:
Thường là những dụng cụ bằng thủy tinh, khi bảo quản tránh để chung với những vật dụng bằng kim loại
Khi bảo quản nên gói trong những vật dụng mềm, tránh va đập mạnh.
Sau khi sử dụng xong phải rửa sạch sẽ để nơi khô ráo, thoáng mát cho khô rồi mới mang đi cất.
Thường xuyên lau chùi, làm vệ sinh.
Đối với hóa chất:
Trong phòng thí nghiệm, các chỗ để hoá chất phải được quy định rõ ràng, trên nguyên tắc bảo quản được các chất độc, chất gây cháy, tránh tác hại lây lan của hoá chất (như chất nổ phải để xa chất oxi hoá mạnh) thuận tiện cho sử dụng.
Đối với các loại TB máy móc:
* Khi không sử dụng:
Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Che chắn không để bụi và các sinh vật khác chui vào.
Nếu thiết bị được sử dụng trong môi trường ẩm ướt, sau khi dùng xong nên sấy khô rồi mới cất.
Nếu không dùng trong thời gian dài, ít nhất một tháng phải đem thiết bị ra cấp nguồn, cho thiết bị hoạt động ít nhất 15 phút.
Nếu thiết bị có dùng pin, trước khi cất giữ phải tháo pin cất riêng nhằm tránh trường hợp pin hư hỏng làm hỏng thiết bị.
* Khi đang sử dụng:
Tránh va chạm mạnh hoặc để rớt từ trên cao xuống
Nguồn điện cấp cho thiết bị phải ổn định, đúng và đủ theo yêu cầu có ghi trên thiết bị.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ thiết bị khi đang hoạt động.
Tránh bật tắt thiết bị liên tục.
III. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề trọng tâm của ngành Giáo dục, vì vậy là một viên chức thiết bị tôi sẽ luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tâm huyết hơn nữa trong công tác thiết bị, phối hợp cùng với GV để góp phần đổi mới công tác giảng dạy, đem lại hiệu quả cho nhà trường và ngành GD.
Thông qua chuyên đề này quý thầy cô cũng phần nào hiểu hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH, không chỉ riêng gì môn Sinh học mà tất cả các môn học khác cũng vậy, ngoài việc soạn án, có kiến thức tốt về bài dạy, thì việc chuẩn bị TBDH cho mỗi tiết dạy là rất quan trọng và cần thiết, tôi hi vọng mỗi GV sẽ chú trọng hơn nữa trong việc mượn và sử dụng TBDH để mang lại hiệu quả cho công tác giảng dạy, sự say mê học hỏi, nghiên cứu cho các em HS, đồng thời mang lại niềm vui trong mỗi tiết dạy.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đối với BGH nhà

File đính kèm:

  • docMot_so_phuong_phap_su_dung_TBDH_Sinh_hoc_o_truong_THCS_Dinh_Tien_Hoang.doc