Chuyên đề: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy ngoại ngữ

Với sự hỗ trợ của máy vi tính, giáo viên có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc hiểu là những kỹ năng cần được rèn luyện nhiều trước khi hiểu và nhớ bài. Cho phép giáo viên tiết kiệm “thời gian chết” (xóa bảng, viết bảng, nhớ những nội dung mà bất ngờ quên.). Ngân hàng hình ảnh, sự linh động của các slide giúp giáo viên dẫn nhập vào bài học một cách ấn tượng và thu hút, bởi vì trong giảng dạy ngoại ngữ vai trò của hình ảnh là rất quan trọng. Hình ảnh không chỉ dùng để minh họa bài học mà còn biểu đạt được những nội dung khác về đất nước học, văn hóa xã hội của một đất nước. Như vậy giáo viên giới thiệu bài học bằng cách hạn chế tối đa sự hiện diện của mình trong lớp, học sinh tham gia một cách tự nhiên vào bài học và phát biểu ý kiến. Điều này rất quan trọng trong cách dạy mới với tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy ngoại ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy ngoại ngữ
Những năm gần đây việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ trong công tác giảng dạy đã được áp dụng khá nhiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, trên thực tế mới chỉ dừng lại ở mức sử dụng máy vi tính hỗ trợ giảng dạy, chưa thực sự đạt được mục tiêu giảng dạy mới lấy người học làm trung tâm và khẳng định vai trò của giáo viên.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các phương tiện hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao cho giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng của các giáo viên trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với các giáo viên trẻ. 
Hiện nay, ứng dụng máy vi tính phục vụ công tác giảng dạy không còn là mới mẻ, tuy nhiên phương pháp và cách thức sử dụng vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Với máy vi tính người giáo viên sẽ phải đầu tư ban đầu nhiều hơn vào giáo án của mình nhưng học sinh, sinh viên sẽ có nhiều thời gian tích cực tham gia xây dựng bài và thêm sự hứng thú hơn trong từng tiết học, điều đó đồng nghĩa với việc lượng kiến thức tiếp thu được nhiều hơn và thời gian thực hành trong mỗi tiết học cũng sẽ nhiều hơn. Chính việc phải có một số kiến thức nhất định về tin học cũng như đầu tư nhiều thời gian cho giáo án đã làm một số giáo viên không muốn đổi mới phương pháp dạy, ngay cả các giáo viên trẻ. 
Với suy nghĩ giáo án phải được xây dựng dễ dàng trên nền kiến thức tin học không nhiều (trình độ tin học văn phòng) và giáo án có thể thay đổi một cách đơn giản, sử dụng một máy tính cho cả lớp học với một màn hình lớn: Microsoft PowerPoint là phần mềm được nhiều giáo viên lựa chọn. 
Là một giáo viên trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn tìm ra những thuận lợi của việc dạy học với sự hỗ trợ của máy tính để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ cho học sinh. Qua những khóa giảng dạy tại trường nơi tôi công tác, cũng như những buổi thao giảng tôi nhận thấy:
Với sự hỗ trợ của máy vi tính, giáo viên có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc hiểu là những kỹ năng cần được rèn luyện nhiều trước khi hiểu và nhớ bài. Cho phép giáo viên tiết kiệm “thời gian chết” (xóa bảng, viết bảng, nhớ những nội dung mà bất ngờ quên...). Ngân hàng hình ảnh, sự linh động của các slide giúp giáo viên dẫn nhập vào bài học một cách ấn tượng và thu hút, bởi vì trong giảng dạy ngoại ngữ vai trò của hình ảnh là rất quan trọng. Hình ảnh không chỉ dùng để minh họa bài học mà còn biểu đạt được những nội dung khác về đất nước học, văn hóa xã hội của một đất nước. Như vậy giáo viên giới thiệu bài học bằng cách hạn chế tối đa sự hiện diện của mình trong lớp, học sinh tham gia một cách tự nhiên vào bài học và phát biểu ý kiến. Điều này rất quan trọng trong cách dạy mới với tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. 
Quả vậy, nếu trước đây học sinh luôn chỉ chờ đợi bài giảng của giáo viên, không có thời gian để suy nghĩ, phản ứng và hấp thụ bài ngay tại lớp, vì với 45 phút học, giáo viên đã giảng bài hết 30 phút, (trừ 5-10 phút kiểm tra bài cũ) học sinh chỉ còn từ 5-10 phút để thực hành nói và phát biểu ý kiến của mình, thì trong những giờ học với sự hỗ trợ của máy tính giáo viên chỉ sẽ phải can thiệp vào một vài lúc nào đó để giúp học sinh hiểu bài hơn nhiều nữa mà thôi. Như vậy, với sự hỗ trợ của máy tính, học sinh tham gia thực sự vào bài học gần gấp 3 lần thời gian so với cách dạy truyền thống. 
So sánh thời gian trong một tiết học giữa 2 phương pháp
Vai trò của âm thanh, hình ảnh được khai thác tối đa giúp học sinh hiểu bài nhanh, vận dụng được những kiến thức mới vừa được học trong các bài tập ứng dụng, thuộc bài ngay tại lớp và có thể được phát triển tốt hơn các kỹ năng Nghe, Nói và Đọc hiểu. Có thể nhận thấy không khí lớp học cũng sống động hơn, học sinh hào hứng tham gia vào bài học, trả lời các câu hỏi liên quan đến việc hiểu bài. Việc dạy trên máy vừa kích thích được khả năng học tốt của các học sinh khá giỏi, vừa lôi kéo được sự chú ý của tất cả các học sinh trong lớp nhờ luôn chú ý đến những gì xuất hiện trên màn hình máy vi tính. 
Việc giảng dạy với sự hỗ trợ của máy vi tính không phải là xa tầm tay đối với giáo viên, máy vi tính sẽ hỗ trợ đắc lực cho rèn luyện giao tiếp của học sinh, làm cho lớp học trở nên sinh động và thành công, tất nhiên vai trò của giáo viên vẫn đặc biệt quan trọng.
Qua bài viết tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân, cũng như mong muốn các giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ cùng xây dựng một diễn đàn (trình bày các giáo án điện tử, chia sẻ kinh nghiệm sư phạm và kỹ thuật trong việc soạn một bài giảng hay...) nhằm trao đổi, học hỏi các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các trường học trên địa bàn huyện nhằm giúp học sinh tiến xa hơn phạm vi các bài học ở trường, tạo ra một thế hệ học sinh năng động, tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
 Quảng liên ngày: .../...../.......
 GV
 Trần Thị Thu Hiền

File đính kèm:

  • docChuyen_de.doc
Giáo án liên quan