Chuyên đề Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

PHÂN I: LỜI NÓI ĐẦU

1. Lí do chọn nội dung chuyên đề:

Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung, môn Lịch sử ở lớp 4 nói riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới ngày nay. Dạy môn lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích văn hóa và tìm hiểu thêm về lịch sử thế giới. Việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tùy vào mục đích và khả năng của người dạy và học, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một người giáo viên.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích văn hóa và tìm hiểu thêm về lịch sử thế giới. Việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tùy vào mục đích và khả năng của người dạy và học, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một người giáo viên.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học để sao cho nền giáo dục nước nhà đem lại kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó đổi mới các phương pháp dạy học Lịch sử lớp 4 là yêu cầu cần thiết.
Nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế và để giúp học sinh theo dõi tiến trình lịch sử một cách hệ thống và ghi nhớ một số sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chặt chẽ. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và làm thế nào để các em có hứng thú học tập nhất là đối với phân môn lịch sử. Chính vì vậy tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng cường tính tích cực hóa học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức môn này. Hình thành nhân cách cho mỗi học sinh hiểu và yêu thương, kính trọng, tôn vinh các anh hùng dân tộc, yêu quý tôn trọng các chiến công hiểm hách hào hùng của ông cha ta, các di tích lịch sử lừng danh thế giới, từ đó tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Đó cũng chính là lí do thúc đẩy tôi nghiên cứu và thực hiện nội dung chuyên đề: “Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”. Nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh lớp 4 chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập chủ động sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề.
Chương trình Lịch sử lớp 4 đưa vào những sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm trước Công Nguyên), những chứng cứ lịch sử. Qua đó các em sẽ được học cách làm việc khai thác tư liệu lịch sử của các nhà sử học. Tài liệu đã chú ý đến các kĩ năng sau đây của việc học tập lịch sử: Kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh lịch sử; kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ; Kĩ năng so sánh, trìu tượng hóa trên cơ sở sử liệu; Kĩ năng đánh giá, giải thích các tài liệu gốc; Kĩ năng sắp xếp hệ thống hóa các sự kiện hiện tượng lịch sử theo thời gian và không gianTừ đó các em mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và cùng tìm câu trả lời, trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của chính mình.
Trong những năm gần đây, tình hình học sinh tiếp thu, ghi nhận những kiến thức lịch sử của dân tộc, của đất nước quá hạn chế. Qua các thông tin đại chúng đưa tin, đặc biệt là kết quả các lần thi của học sinh trung học phổ thông quá thấp làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao kiến thức về môn lịch sử của các em lại kém như vậy. Đây cũng chính là nỗi đau của người thầy, người cô. Phải chăng lịch sử bây giờ dài hơn ngày xưa nên học sinh không tiếp thu được. Kết quả học môn lịch sử ở đơn vị tôi đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn một số em nắm bắt, ghi nhớ kiến thức lịch sử còn thụ động,
mau quên, chưa biết cách quan sát sơ đồ, lược đồ, mô phỏng, tường thuật 
lại các sự kiện, thời gian lịch sử.
 	Như vậy, trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử ở tiểu học nói riêng người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học vào một tiết dạy. Không được xem nhẹ một phương pháp nào, mỗi phương pháp có những mặt mạnh và hạn chế riêng, không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào. Để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả giáo viên cần biết lựa chọn ưu thế của từng phương pháp phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng loại bài học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
PHẦN II. GIẢI PHÁP 
I. Giải pháp: 
Từ những hạn chế nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu “Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” như sau:
1. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu:
Phân môn lịch sử lớp 4 được chia làm 8 giai đoạn, gồm 33 bài, trong đó có 27 bài kiến thức mới, 5 bài ôn tập và 1 bài tổng kết. Ngoài việc dạy học theo chương trình môn Lịch sử tôi đã lồng ghép những kiến thức đã học vào các môn học khác để từ đó các em ghi nhớ kiến thức cũ và tích hợp nội dung mới giúp các em ghi nhớ một cách có hệ thống. Học sinh muốn tiếp thu tri thức mới cần có sự hướng dẫn của giáo viên bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm chuyển giao ý đồ sư phạm của thầy thành nhiệm vụ học tập của trò. Hướng cho kiến thức lịch sử đến với các em bằng nhiều kênh thông tim khác nhau để học sinh am hiểu và nắm bắt kiến thức một cách vững chắc hơn chư không phải là những bài giảng nhàm chán thiếu hấp dẫn.
 Phương pháp dạy và học bây giờ là hạn chế tối đa việc học thuộc lòng. Để học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu. Ví dụ: Các kênh chữ nhỏ trong bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm, phân tích, giúp các em hiểu những thông tin do kênh chữ nhỏ cung cấp sau khi đi vào tìm hiểu những sự kiện qua kênh chữ lớn. Giáo viên dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa ở giữa bài và cuối bài chuẩn 
bị hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức giúp cho các em phát huy khả năng nói. 
Ví dụ ở bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyến lãnh đạo (năm 938)”. 
Các em muốn biết nguyên nhân nào có trận Bạch Đằng , thì các em phải đọc thầm kênh chữ nhỏ và nắm được thông tin ở đầu bài 
Hoặc bài: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân” .
Để biết được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, các em đọc thầm kênh chữ nhỏ nắm chắc nội dung kênh chữ sau đó trả lời câu hỏi: 
Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào ? (Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng..). 
Hay bài: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)”. Giúp học sinh ghi nhớ nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 số câu thơ: “Giận thay Tô Định bạo tàn. Nay ta dấy nghĩa diệt loài sói lang ! Một xin rửa sạch nước thù. Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kẻo oan ức lòng chồng . Bốn xin vẹn vẹn sở công lệnh này”. 
Và bài: “Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII”.
Để các em mô tả đúng ba thành thị lớn của nước ta thế kỉ XVI – XVII. Tôi đưa ra bài tập sau: 
 Đặc điểm
Thành thị
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động
buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á
Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á
Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hóa đến đông không thể tưởng tượng được.
Buôn bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa,
 Phố Hiến
Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập.
 Hội An
Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán
Tôi tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK hoàn thành bảng thống kê sau:
- Bước 2: Yêu cầu mỗi nhóm mô tả về một thành thị.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm mô tả đúng.
 Cách học này giúp các em mô tả đúng về thành thị và ghi nhớ kiến thức đã học.
2. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ , lược đồ, 
Qua 3 bài đầu của môn Lịch sử - Địa lí đã hướng dẫn cho các em kĩ năng quan sát, chỉ, mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lược đồ. Vì vậy, một số bài có bản đồ, lược đồ, giáo viên cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dễ cho học sinh quan sát. Phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các em có ấn tượng sâu sắc và không bị quên lãng khi học xong.
Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày, diễn biến theo bản đồ hoặc lược đồ.
Ví dụ bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)”. Để học sinh trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi xây dựng câu hỏi như sau:
 1. Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào?
 2. Chúng tiến vào nước ta theo mấy đường, là những đường nào?
 3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh giặc?
 4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống?
 5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
Các bước tiến hành: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các câu hỏi: 1em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Gọi 1 số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến. 
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.
 Hoặc bài: “Chiến thắng Chi Lăng”. 
Giúp học sinh trình bày tóm tắt được diễn biến trận Chi Lăng, tôi xây dựng nội dung như sau: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp về diễn biến trận Chi Lăng.
a. Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch vào ải.
b. Liễu Thăng bị chết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cần đầu đến cửa ải Chi Lăng.
d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.
e. Hàng vạn quân Minh bị chết, số còn lại rút chạy. 
Tôi tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK quan sát lược đồ, thảo luận nhóm đôi: sắp xếp các câu trên theo thứ tự thích hợp diễn biến trận Chi Lăng,
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng (dựa vào nội dung các câu): 1em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Gọi 1 số em trình bày tóm tắt lại diễn biến cuộc kháng chiến. 
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, giúp các em hứng thú trong học tập.
3. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích qua tranh ảnh (làm bài tập trắc nghiệm) để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử.
Các bài Lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo viên nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Các em bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình bày, nêu nội dung tranh, làm bài tập, từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại.
 Ví dụ bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh . Các em quan sát lược đồ để biết được địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài, sông Gianh là nơi chia cắt đất nước (thế kỉ XVI).
 Bài : “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)”. Yêu cầu dựa vào lược đồ hình 1 Hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa .
 Hay bài: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)” . Các em quan sát lược đồ hình 1 và nêu nội dung tranh (Vẽ cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận). 
 Khi dạy bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)”. Sau khi học xong bài này, nhớ đến Ngô Quyền là nhớ ngay chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm 938.
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập”: Để ôn lại kiến thức đã học giúp các em nhớ lâu sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, cho học sinh làm bài sau: 
 Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng: 
A
B
a. Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
1. Đinh Bộ Lĩnh
b. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
2. Lý Thường Kiệt
c. Dời đô ra Thăng Long.
3. Ngô Quyền
d. Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
4. Lý Thái Tổ
Tôi tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi: Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B. 
- Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương chung.
Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử nối liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu.
4. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá. 
Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn.
 Ví dụ bài: “Nước ta cuối thời Trần”.
Câu hỏi giữa bài: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào ? 
 Giáo viên cho học sinh làm bài tập : Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau đây cho đủ ý về tình hình nước ta cuối thời Trần:
 - Vua quan (1).
 - Những kẻ có quyền thế..(2) của dân để làm giàu.
 - Đời sống của nhân dân(3).
 (Từ cần điền: ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa).
 Tôi tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền vào chỗ .
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
Cách học này giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực.
 Hay bài: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)”.
 Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào ? Ai là người chỉ huy ? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ? 
Giáo viên chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng phụ như sau :
 a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
 b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh.
 c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
 Tôi tiến hành các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời đúng và viết chữ cái a ( b, c ) vào bảng con. 
- Bước 2: Yêu cầu dơ bảng, nhận xét bài làm.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao sai, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học.
Khi dạy bài: « Nhà Lý dời đô ra Thăng Long » .
Câu hỏi ở giữa bài : Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La.
 Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau : 
Điền từ thích hợp ( dân cư không khổ; ở trung tâm đất nước; cuộc sống ấm no ; từ miền núi chật hẹp) vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về suy nghĩ của vua Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô về thành Đại La.
 Vua thấy đây là vùng đất ........................(1) đất rộng lại bằng phẳng .........................(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được.......................................(3) thì phải dời đô..............................(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.
Các bước tiến hành: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm từ thích hợp điền vào chỗ .sao cho phù hợp
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
 Cách học này tạo cho các em ý thức học tập tích cực.
Hoặc bài: « Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ». 
Để học sinh trả lời đúng câu hỏi giữa bài và ghi nhớ những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được. Tôi xây dựng câu hỏi như sau :
- Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là : 
a. Thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng Đế.
b. Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta.
c. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
d. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Tôi tiến hành các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm ý đúng.
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
 Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Và còn vận dụng nhiều phương pháp khác nữa, nó đem lại cho các em lòng say mê ham thích tìm hiểu môn Lịch sử. Điều quan trọng đối với học sinh là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với cuộc sống của các em. Vì vậy, cần thường xuyên gắn nội dung lịch sử với tên đường phố, tên quê hương, tên liên đội thiếu niên, chi đội,...hiểu được vì sao lại kỉ niệm các ngày lễ lớn.
Ví dụ : Trường cấp III tại xã Thổ Sơn lấy tên nữ anh hùng của địa phương : Trường THPT Phan Thị Ràng. Hay đường Nguyễn Trung Trực, đường Hồng Gấm,... Đài truyền hình VTV3 đang chiếu bộ phim : « Huyền sử Thiên Đô » vào thứ 5, 6 hàng tuần dài hơn 30 tập, nói về thời vua Lý Công Uẩn, các em và người thân trong gia đình nên xem để hiểu rõ hơn về lịch sử nước và càng có trách nhiệm, lòng yêu quê hương đất nước.
Khi dạy các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi kể cho các em nghe về nữ 
anh hùng Phan Thị Ràng (Chị Sứ); các bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương Hòn Đất, và nếu có điều kiện tổ chức cho các em tham quan, được chứng kiến tận mắt các di tích lịch sử Hòn Đất, hang huyện ủy, mộ chị Sứ, đền thờ Nguyễn Trung Trực,...Có thể tổ chức cho các em kể chuyện về Bác Hồ hoặc một nhân vật lịch sử mà em biết hoặc thuật lại một sự kiện lịch sử mà em thích nhất trong chương trình lịch sử lớp 4 đã học.
 	Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được : Đó là ngày gì ? Có ý nghĩa như thế nào ? Các em cần tỏ thái độ như thế nào ? Phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi trước ?
 	Ví dụ : Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh : Kỉ niệm ngày mà Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa. (2/9/ 1945). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ: « Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9. Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình..... »(Bài này các em sẽ được học trong môn Lịch sử lớp 5).
Hoặc ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương (nhân dân tổ chức hội đền Hùng ở Huy Chương, Lâm Thao, Phú Thọ). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ : « Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày gỗi Tổ mồng mười tháng ba. Dù ai buôn bán gần xa. Nhớ ngày giổ Tổ tháng ba mồng mười ».	
 	Hay: Ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày này của ...năm về trước ngày 30/4/ 1975 đất nước ta đánh tan quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân...Từ đó giúp các em phát huy cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử ở bất kì tình huống nào. Phát huy tính tích cực hóa, tự học tập tăng cường kiến thức về lịch sử trong học tập, sao cho xứng đáng với những gì Bác Hồ đã nói : « Dân ta phải biết sử ta ».
PHẦN III: KẾT LUẬN
 	Dạy học Lịch sử là dạy cho học sinh hiểu về cội nguồn đất nước, về những vị anh hùng dân tộc,Từ chỗ hiểu rồi các em mới thêm yêu đất nước. Vì vậy, môn học này có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông cho nên tôi đã vận dụng những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: 
Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu:
Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_phuong_phap_day_lich_su_lop_4_theo_huong_ti.doc