Chuyên đề Luyện từ và câu Khối 4
Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, từ: cấu tạo của tiếng tuần 1(2 tiết); Từ đơn và từ phức tuần 3( 1 tiết); Từ ghép và từ láy tuần 4(2 tiết).
Các dạng bài tập nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng, từ; phân loại từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNHTRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỘC 1 Chuyên đề: Luyện từ và câu PHƯƠNG PHÁP DẠY LTVC LỚP 4 Phân môn LTVC lớp 4 bao gồm: 1. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ: 19 tiết - Học kì 1: 9 tiết +Nhân hậu – Đoàn kết (Tuần 2,3) + Trung thực – Tự trọng (Tuần 5,6) +Ước mơ (Tuần 9) + ý chí – Nghị lực (Tuần 12, 13) + Đồ chơi – Trò chơi (Tuần 15, 16) HỌC KÌ 2 : 10 TIẾT + Tài năng ( Tuần 19) + Sức khỏe (Tuần 20) + Cái đẹp (Tuần 22, 23) +Dũng cảm (Tuần 25,26) + Du lịch – Thám hiểm (Tuần 29, 30) + Lạc quan – Yêu đời ( Tuần 34, 35) 2. Tiếng, cấu tạo từ : ( 5 tiết) Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, từ: cấu tạo của tiếng tuần 1(2 tiết); Từ đơn và từ phức tuần 3( 1 tiết); Từ ghép và từ láy tuần 4(2 tiết). Các dạng bài tập nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng, từ; phân loại từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ . 3. Từ loại : (9 tiết) Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng việt. + Danh từ tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng. + Động từ tuần 9, 11: 2 tiết. + Tính từ tuần 11,12 : 2 tiết. - Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ. 4. Câu Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo , công dụng, cách sử dụng các kiểu câu: + Câu hỏi tuần 13,14,15 : 4 tiết. + Câu kể tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26: 12 tiết bao gồm các kiểu câu:ai làm gì; ai thế nào; ai là gì? + Câu khiến tuần 27,29: 4 tiết + Câu cảm tuần 30 : 1 tiết. - Các dạng bài tập: nhận dạng kiểu câu; phân tích cấu tạo câu; Đặc câu theo mẫu; Luyện sử dụng câu trong các tình huống khác nhau. 5. Dấu câu Cung cấp các kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: + Dấu hai chấm tuần 2 : 2 tiết. + Dấu ngoặc kép tuần 8 : 1 tiết. + Dấu chấm hỏi tuần 13: 2 tiết. + Dấu gạch ngang tuần 13: 1 tiết. - Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu. 2. Luyện tập và mở rộng vốn từ: Giáo viên cho hs nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức cho hs làm các bài tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân. Cần lưu ý các vấn đề sau: Hướng dẫn hs tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập. Chữa mẫu cho hs một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm. Hướng dẫn hs làm vào vở(bảng con, bảng phụ, bảng nhóm,) Hướng dẫn hs nêu kết quả, chữa bài tập và tự kiểm tra kết quả luyện tập. + Hướng dẫn hs làm vào vở(bảng con, bảng phụ, bảng nhóm,) + Hướng dẫn hs nêu kết quả, chữa bài tập và tự kiểm tra kết quả luyện tập . + Hướng dẫn hs làm vào vở(bảng con, bảng phụ, bảng nhóm,) + Hướng dẫn hs nêu kết quả, chữa bài tập và tự kiểm tra kết quả luyện tập. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRÊN LỚP: Tạo sự gần gũi hứng thú ban đầu cho các em. Kiểm tra bài cũ bằng nhiều hình thức như: hỏi – đáp giữa gv và hs; giữa hs và hs, trò chơi, Phần giới thiệu bài, dẫn dắt vào bài học cũng là một nghệ thuật: Lời giới thiệu cần ngắn gọn, hấp dẫn, không xa xôi dài dòng để hs cảm thấy hấp dẫn, muốn tìm hiểu, muốn nghe cô giảng. 2. HD học sinh phân tích ngữ liệu. Giúp hs nắm vững yêu cầu bài tập và thực hành được tốt bài tập. - HS làm bài tập bằng nhiều hình thức: các nhân, nhóm. Sau đó báo cáo kết quả, cả lớp cùng nhận xét rút ra kết luận. 3. Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hóa vốn từ: GV cần gợi ý cho hs liên tưởng, so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa. Với những từ từu tượng, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa. - GV cần làm cho hs hiểu rõ tên chủ điểm. Căn cứ vào từng đối tượng hs, gv cần lựa chọn Phương pháp dạy học cho phù hợp.Tạo điều kiện cho tất cả hs đều được thực hành theo năng lực của mình từng bước vươn lên đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng. 4. Dạy kiến thức về từ, câu, kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu cần lưu ý: Trong mỗi bài học gồm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập. GV cần giúp hs khai thác tối đa ngữ liệu được cung cấp. Khi dạy các kiến thức về từ, hs thường gặp khó khăn trong việc nhận diện, phân biệt từ phứt, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy. Vì vậy, để giúp hs nhận ra hệ thồng từ, nhận xét về mặt cấu tạo GV cần: + Về từ loại:GV hướng dẫn hs dựa vào các đặc điểm, các dấu hiệu để nhận dạng từ loại. + GV giúp hs thao tác ghép các từ với từng phần trong sơ đồ lần lượt theo thứ tự từng bậc. + Về từ loại:GV hướng dẫn hs dựa vào các đặc điểm, các dấu hiệu để nhận dạng từ loại. - Dạy kiến thức về trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buột phải có mặt trong câu, nhưng thêm phần trạng ngữ cho câu là để phản ánh đầy đủ tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu. Sách giáo khoa Tiếng việt 4 chỉ nêu trường hợp đứng ở đầu câu nhưng nếu hs đặt những câu có trạng ngữ ở những vị trí khác thì gv vẫn chấp nhận và chỉ cho hs thấy những vị trí linh hoạt khác nhau của trạng ngữ. 5. Dạy học sinh tích lũy kiến thức: Nguồn kiến thức vô cùng quan trọng để hs tích lũy đó là sách vở trong chương trình, mạng, sách báo, tạp chí,Muốn có được kiến thức đó, gv hướng dẫn hs quan sát thực tế, ghi chép váo kí ức hoặc sổ tay “Tự điển tiếng việt” thành từng mục từ ngữ cụ thể hay theo chủ đề. Sắp xếp thành chuyên mục như vậy sẽ dễ tìm, dễ lấy để vận dụng để đặt câu, dùng từ ngữ khi giao tiếp. 6. Thủ thuật lên lớp của gv và công tác chủ nhiệm. Thủ thuật lên lớp của gv góp phần quyết định sự thành công của một tiết dạy. Sự phân bổ thời gian các hoạt động hài hòa phù hợp, lời nói của gv ấm áp nhẹ nhàng,truyền cảm sẽ làm cho tiết học hiệu quả hơn. - GVCN có vai trò hết sức quan trọng, là người trực tiếp giảng dạy chủ yếu ở lớp và đồng thời là người tổ chức lãnh đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá mọi hoạt động trong lớp mình phụ trách nhằm hình thành nhân cách cho hs. Vì vậy GVCN cần rèn cho mình các năng lực sau:Quan tâm chăm sóc, gần giũ hs; xây dựng nề nếp học tập tốt và nề nếp lớp; thường xuyên kiểm tra các hoạt động học tập, sinh hoạt của hs. 7. Tổ chức nhóm học tập và hd học sinh được làm việc với sách giáo khoa. Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm, cặp đôi là hình thức học tập mới có hiệu quả vì các em được nghe bạn nói, nhận xét trao đổi nên các em sẽ tự tin hơn trong học tập. Việc dạy học theo nhóm là tự đề cao vai trò hợp tác trách nhiệm cá nhân với tập thể. - Học theo nhóm giúp cho hs có hứng thú học tập và năng động hơn trong giao tiếp đạt hiệu quả cho giờ dạy. 8. Dạy kiến thức về từ và câu theo hướng tích hợp các phân môn tiếng việt và các môn học khác trong chương trình. - Vốn kiến thức tiếng việt bắt nguồn từ đời sống thực tế. Nó sẽ trở nên hữu ích nếu biết gắn vào cuộc sống của trẻ và lớp học sẽ trở nên sinh động hơn, dẫn đến hs học tập hiệu quả hơn nếu gv biết tích hợp nhiền hoạt động nhiều mảng kiến thức vào bài học. 9. Tổ chức trò chơi học tập và tham quan thực tế. Trò chơi học tập là một hoạt động không thể thiếu được lứa tuổi ở tiểu học. Trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ và tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Vì vậy khi tổ chức trò chơi cần lưu ý đặc tính: Vui – Khỏe- An toàn- Có ích khi tổ chức trò chơi. - Tham quan là hình thức để hs được học ngoài không gian lớp học, có thể là vườn trường , khu du lịch, khu di tích,Tham quan giúp hs phát triển và lĩnh hội kiến thức dễ hơn, chắc hơn, kĩ hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm cùng chia sẽ với các bạn đồng nghiệp, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Chào tạm biệt .
File đính kèm:
- chuyen_de_luyen_tu_va_cau_khoi_4.ppt