Chuyên đề Để đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi môn ngữ văn

Phần thực hiện trên lớp:

 a. Nghị luận xã hội:

 - Chọn đề tài, xây dựng đề bài

 - Cùng học sinh tìm ý

 - Lập dàn ý chi tiết

- Cung cấp tư liệu, các dẫn chứng có trong thực tế

- - Chọn các bài văn hay cung cấp tư liệu cho đề bài.

 b Nghị luận văn học

 - Dựa vào các chủ đề giáo viên xây dựng đề bài

 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

 - Giáo viên cung cấp tư liệu về tác giả, tác phẩm.

 - Học sinh viết bài ( GV quy định thời gian cho học sinh làm bài)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Để đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0Chuyên đề : ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG CÁC KÌ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị và của ngành giáo dục đào tạo, là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao: Người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học;..
- Qua kết quả thi học sinh giỏi các cấp chất lượng học sinh giỏi văn của trường chưa cao. 
- Học sinh chưa thật sự yêu thích môn văn khi được chọn vào đội tuyển của trường, nếu được chọn vào môn văn thì các em miễn cưỡng đi học. 
- Để có được học sinh giỏi văn thì cần có một thời gian bồi dưỡng nhất định.
- Việc bồi dưỡng chưa được thực hiên liên tục, mà còn mang tính phong trào, đến hẹn lại lên.
- Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn chuyên đề “ Để đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi môn Ngữ văn ” để giáo viên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh vào những năm sau đạt hiệu quả hơn. 
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng trên lớp, người giáo viên cần làm một số việc như sau:
1. Xây dựng kế hoạch : 
- Khi được phân công giảng dạy giáo viên phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG thông qua tổ chuyên môn, Ban giám hiệu kí duyệt. Các kế hoạch này phải mang tính kế thừa. 
- Kế hoạch cần phải chi tiết, cụ thể từng nội dung.
 - Kế hoạch cần có sự đóng góp xây dựng của tổ trưởng, đặc biệt là những người được phân công bồi dưỡng HSG. 
2. Thành lập đội tuyển : 
Việc thành lập đội tuyển phải dựa trên cơ sở năng lực thật sự của các em. Ngoài ra , chúng ta cần chú ý đến tâm lí của các em, tìm hiểu xem các em có yêu thích môn văn không? Vì HSG thì đa số là các em đều giỏi ở nhiều môn, ta cần chọn các em vào đội tuyển dựa trên sự tự nguyện của các em, tránh áp đặt. Môn văn có đặc thù nghiêng về cảm xúc, nếu các em không yêu thích thì kết quả học tập không cao.
3.:Xác định nội dung cần bồi dưỡng: Căn cứ vào cấu trúc nội dung chương trình do Phòng và Sở giáo dục quy định.
 a. Khái quát kiến thức lí thuyết. 
- Kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9. Nghị luận trong chương trình ngữ văn 9 có hai loại : 
- Nghị luận xã hội. ( Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.; Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. )
- Nghị luận văn học. (Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); Nghị luận về đoạn thơ bài thơ. )
b. Nội dung kiến thức trọng tâm
- Các văn bản trong chương trình đến thời điểm thi.
- Vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ trong các văn bản văn học Trung đại.
- Truyện Kiều của Nguyễn Du (Giá trị hiện thực, giá trị tố cáo, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm và các đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 9)
- Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
- Tình cảm gia đình qua các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9
- Tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao), đoạn trích Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố) . Hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm trên.
- Vòng tỉnh có thêm bài Ông đồ của Vũ Đình Liên
- Kiến thức về các vấn đề tư tưởng , đạo lí.
2 Các thao tác áp dụng khi bồi dưỡng 
Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu và nắm được các thao tác khi làm bài nghị luận
2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích: 
- Mục đích: Nhằm để hiểu 
+ Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì? hiện tượng đó biểu hiện ra sao? dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. 
+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. 
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. 
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, các bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. 
2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh: 
- Mục đích: Tạo sự tin tưởng. 
+ Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
 + Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. 
2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận: 
- Mục đích: Tạo sự đồng tình. 
+ Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. 
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. 
+ Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. 
+ Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại. 
Sau khi học sinh nắm được các thao tác, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm lại cách làm bài văn nghị luận
3. Phần thực hiện trên lớp:
	a. Nghị luận xã hội:
	- Chọn đề tài, xây dựng đề bài
	- Cùng học sinh tìm ý
	- Lập dàn ý chi tiết
- Cung cấp tư liệu, các dẫn chứng có trong thực tế
-	- Chọn các bài văn hay cung cấp tư liệu cho đề bài.
	b Nghị luận văn học
	- Dựa vào các chủ đề giáo viên xây dựng đề bài
	- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
	- Giáo viên cung cấp tư liệu về tác giả, tác phẩm.
	- Học sinh viết bài ( GV quy định thời gian cho học sinh làm bài)
* Ví dụ: 
Từ chủ đề: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong các văn bản văn học Trung đại giáo viên xây dựng đề bài.
: “ Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận của Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và nhân vật Thúy Kiều qua các trích đoạn “Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đó em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.”
	 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
Dàn ý:
1.Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu chủ đề: Vũ Nương và Thúy Kiều là hai người phụ nữ
2.Thân bài
- Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: 
* Vũ Nương:
+ Đảm đang, tháo vát
+ Hiếu thảo, thủy chung . 
* Thúy Kiều:
+ Tài sắc vẹn toàn (mặn mà về nhan sắc, sắc xảo về tâm hồn)
+ Nhân hậu, vị tha , 
 Cả hai luôn khát vọng tự do, công lí. Và được sống hạnh phúc.
- Số phận: 
+Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tìm đến cái chết. 
+ Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tình tan vỡ. 
+ Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, bị bức tử; Thúy Kiều bị coi như một món hàng đem ra mua bán, bị giam ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng. 
* Nêu suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
3. Kết bài:
	- Đánh giá chung vấn đề
- 	- Liên hệ
	Giáo viên cung cấp tư liệu về tác giả, tác phẩm: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Làm lẻ, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Qui định thời gian học sinh viết bài	
III. KẾT LUẬN
1. Kết quả.
- Qua áp dụng các biện pháp trên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả: 09 học sinh giỏi cấp trường; 07 học sinh đậu cấp thị xã chuẩn bị thi cấp tỉnh.
- Để đạt được kết quả như trên trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân người giáo viên cần có lòng nhiệt quyết.
- Lấy học sinh làm trung tâm, mọi sáng tạo của học sinh khi làm bài phải được trân trọng. Tạo không khí học tập vui vẻ, động viên, khuyến khích, trao đổi chân thành giữa thầy và trò để học sinh hứng thú hơn trong học tập.
2. Kiến nghị - đề xuất:
a. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Cần chọn đội tuyển ngay từ lớp 6 và được bồi dưỡng hằng năm.
- Cần có biện pháp khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời đối với giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Vận động các nguồn quỹ xã hội hóa, tạo kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy.
b. Đối lãnh đạo Phòng GD-ĐT:
- Cần khen thưởng kịp thời giáo viên có thành tích cao trong việc bồi dưỡng như:
- Tuyên dương trong các ngày lễ sơ kết, tổng kết năm học
- Có giấy chứng nhận cho giáo viên có thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
- Ưu tiên trong xét tặng các danh hiệu thi đua.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của bản thân trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, xin chia sẻ cùng quý đồng nghiệp. Mong được góp ý chân thành để công tác bồi dưỡng cũng như chất lượng học sinh giỏi của ngành giáo dục chúng ta ngày càng được nâng lên.
Chân thành cảm ơn!
 Mỹ Hòa, ngày 15 tháng 02 năm 2015
 PHAN THỊ ÚT HAI

File đính kèm:

  • docSKKN_VAN_9BG_1415_20150726_044129.doc