Chuẩn kiến thức Lịch sử 9

I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941):

- Đức tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến.

- Ở Đông Dương, Pháp ra sức đàn áp cách mạng.

- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941.

- Hội nghị chủ trương :

+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.

+ Thực hiện khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.

+ Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (19/5/1941) gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.

- Sự phát triển của lực lượng cách mạng:

+ Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh thành lập, bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước.

+ Lực lượng vũ trang: Duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành đội Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944).

 

doc37 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuẩn kiến thức Lịch sử 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt… với nhiều hình thức đấu tranh phong phú: Xuất bản báo chí tiến bộ, ám sát Toàn quyền Pháp (Tiếng bom Sa Diện), đòi thả Phan Bội Châu, đưa tang Phan Châu Trinh.
Phong trào công nhân (1919- 1925):
- Năm 1920, công nhân sài Gòn- Chợ Lớn đã thành lập tổ chức Công hội (bí mật).
- Năm 1922: Công nhân viên chức các sở công thương ở Bắc Kỳ, đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
- Năm 1924: Diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
- Tháng 8/1925, công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính đàn áp cách mạng Trung Quốc. Cuộc đấu tranh đánh dấu bước tiến mới- Giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
Tuần 20	Tiết 20
BÀI 16: NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI (1919- 1925)
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917- 1923): 
- Tháng 6/1919, gởi bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7/1920, đọc Luận cương của Lê- nin, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc- Con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12/1920, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lê nin.
- Tai Pháp, sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm, chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923- 1924):
- Tháng 6/1923, sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Trong thời gian ở Liên Xô, làm nhiều việc: Nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và Tạp chí Thư tín Quốc tế.
- Năm 1923, dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và đọc tham luận, trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc ỡ Trung Quốc (1924- 1925):
- Cuối năm 1924, về Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.
- Xuất bản báo Thanh Niên, in cuốn Đường kách mệnh (đầu năm 1927).
- Năm 1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “vô sản hoá”, nhằm tự rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển.
(Lập bảng hệ thống về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925)
Tuần 20	Tiết 21
BÀI 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
Bước phát triển mới của phong trào cách mạng việt Nam (1926- 1927):
- Trong hai năm 1926- 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra ở nhà máy sợi Nam Định, cao su Phú Riềng và Cam Tiêm.
- Phong trào mang tính chất thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác cũng phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước. Các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.
Tân Việt cách mạng đảng (7/1928):
- Hội Phục Việt sau nhiều lần thay đổi, đến tháng 8/1927 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
- Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản.
- Hoạt động: Cử người dự các lớp huấn luyện của tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng tư sản và vô sản. Cuối cùng xu thế vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lê nin.
Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929: 
- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh, cần phải có một đảng cộng sản lãnh đạo. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên không đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Tháng 3/1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D, phố Hàm Long- Hà Nội.
- Tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp đại hội lần I, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra ý kiến thành lập đảng, song không được chấp nhận. Họ bỏ đại hội về nước.
- Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kỳ.
- Tháng 7/1929, An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam Kỳ.
- Tháng 9/1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kỳ.
CHƯƠNG II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939
Tuần 21	Tiết 23
BÀI 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 6/1/1930): 
- Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất.
- Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc) từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930.
- Nội dung Hội nghị: Tán thành việc thống nhất ba tô chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
* Chính cương, Sách lược vắn tắt, được Hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Thống nhất được ba tổ chức cộng sản thành một đảng thống nhất.
* Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
Luận cương chính trị (10/1930): 
- Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung Ương lâm thời họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), thông qua Luận cương chính trị.
- Nội dung của Luận cương chính trị: 
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN.
+ Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng, phải liên lạc mật thiết với vô sản nhất là vô sản Pháp và các dân tộc thuộc địa.
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: 
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Cách mạng Việt Nam từ đây là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển của cách mạng Việt Nam.
(Đánh giá vai trò của Trần Phú đối với sự ra đời của bản Luận Cương).
Tuần 22	Tiết 24
BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1931
Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933): 
- Sản xuất nông nghiệp. công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm…
- Sưu thuế ngày một tăng cao, đời sống mọi tầng lớp, giai cấp đều ảnh hưởng. 
- Pháp đẩy mạnh khủng bố, đàn áp… làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ngày càng lên cao.
Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ- Tĩnh:
- Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Từ tháng 5, phong trào phát triển mạnh mẽ, ngày 1/5/1930, công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới. 
- Nghệ- Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, tháng 9/1930, phong trào công- nông phát triển đến đỉnh cao.
- Chính quyền của đế quốc, phong kiến tan rã ở nhiều nơi, chính quyền Xô viết được thành lập. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ- Tĩnh.
- Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất cho nông dân…
- Thực dân Pháp tiến hành khủng bố tàn bạo, phong trào tạm lắng xuống.
Ý nghĩa: 
Chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động.
Tuần 22	Tiết 25
BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936- 1939
Tình hình thế giới và trong nước: 
Tình hình thế giới: 
- Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Đức, I-ta- li- a, Nhật Bản.
- Đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản (7/1935), chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả.
Trong nước: 
Đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, ngột ngạt do chính sách bóc lột, vơ vét của bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương.
Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ: 
- Mục tiêu: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo và hoà bình.
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. 
* Tiêu biểu là cuộc mít- tinh tại Khu Đấu xảo (Hà Nội), ngày 1/5/1938.
Ý nghĩa của phong trào: 
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
CHƯƠNG III: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Tuần 23	Tiết 27
BÀI 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939- 1945
Tình hinh thế giới và Đông Dương: 
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức tấn công Pháp. Nước Pháp đầu hàng.
- Quân Nhật tiến sát biên giới Việt- Trung và tiến vào Đông Dương (9/1940).
- Nhật- Pháp cấu kết với nhau, cùng áp bức bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Nhật- Pháp càng sâu sắc.
Những cuộc nổi dậy đầu tiên: 
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940): 
- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn.
- Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27/9/1940).
- Khởi nghĩa thất bại nhưng đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940): 
- Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm.
- Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa (đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940) ở hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
Các cuộc nổi dậy đều bị thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang, về thời cơ khởi nghĩa…
Tuần 24	Tiết 28, 29.
BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941): 
- Đức tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến.
- Ở Đông Dương, Pháp ra sức đàn áp cách mạng.
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941.
- Hội nghị chủ trương :
+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
+ Thực hiện khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.
+ Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (19/5/1941) gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.
- Sự phát triển của lực lượng cách mạng:
+ Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh thành lập, bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước.
+ Lực lượng vũ trang: Duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành đội Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944).
Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 
Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945): 
- Ở châu Âu: Chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng.
- Ở mặt trận Thái Bình Dương: Phát xít Nhật nguy khốn.
- Ở Đông Dương: Quân Pháp hoạt động ráo riết, chờ thời cơ để giành lại quyền thống trị.
* Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 
- Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng và ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật, phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
- Từ giữa tháng 3/1945, cách mạng đã chuyển sang cao trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần. Ở căn cứ địa Cao- Bắc- Lạng, nhiều xã, châu, huyện được giải phóng.
- Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân (4/1945).
- Uỷ ban quân sự Bắc Kỳ được thành lập, khu giải phóng Việt Bắc ra đời (6/1945).
- Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước.
Tuần 25	Tiết 30
BÀI 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố: 
Tình hình thế giới: 
- Ở châu Âu: Phát xít Đức bị đánh bại.
- Ở châu Á: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945).
Trong nước: 
- Quân Nhật hoang mang, dao động cực độ,.
- Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (Tuyên Quang- từ ngày 14- 15/8/1945), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta.
- Đại hội quốc dân Tân Trào họp (16/8), tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư kêu gọi toàn dân khởi nghĩa. 
Giành chính quyền ở Hà Nội: 
- Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động. Các đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố.
- Ngày 15/8, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phố. 
- Ngày 16/8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi.
- Ngày 19/8, mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
Giành chính quyền trong cả nước: 
- Từ ngày 14 đến ngày 18/8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).
- Đến ngày 28/8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám: 
Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước: Cách mạng tháng Tám đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật- Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Đối với thế giới: Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hoà bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.
Nguyên nhân thành công:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ thì được mọi người hưởng ứng.
- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Có điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng Minh đánh bại phát xít Đức- Nhật. 
CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Tuần 26	Tiết 32, 33
BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945- 1946)
Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám: . 
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, có hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và tay sai, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, có quân Anh dọn đường cho quân Pháp quay trở lại xâm lược.
- Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy, chống phá cách mạng.
- Sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe doạ đời sống nhân dân.
- Ngân sách nhà nước trống rỗng, chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.
- Hơn 90% dân số bị mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan…
* Nước ta đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Bước đầu xây dựng chế độ mới: 
- Ngày 6/1/1946, nhân dân đi bầu Quốc hội khoá I với hơn 90% cử tri đi bầu.
- Cơ quan quyền lực cao nhất nước được bầu, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy.
Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính: 
Diệt giặc đói: 
- Biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập “hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ngày đồng tâm”, kêu gọi “ nhường cơm sẻ áo”.
- Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruông đất cho nông dân. 
- Nạn đói được đẩy lùi.
Diệt giặc dốt: 
- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.
- Các trường học sớm được khai giảng.
Giải quyết khó khăn về tài chính: 
Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”, phát hành tiền Việt Nam (11/1946). 
Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược: 
- Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ (Sài Gòn), mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần hai.
- Nhân dân Nam Bộ anh dũng đánh trả.
- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho miền Nam chiến đấu.
Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng: 
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn thân Tưởng, ta chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị: Nhường 70 ghế trong Quốc Hội, một số ghế Bộ Trưởng, cung cấp lương thực, tiêu tiền “quan kim”…
- Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp, trừng trị bọn phản cách mạng.
Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt Pháp (14/9/1946):
- Tưởng và Pháp ký Hiệp ước Hoa- Pháp, bắt tay chống phá cách mạng nước ta.
Ta chủ trương hoà hoãn với Pháp, ký Hiệp định sơ bộ nhằm đuổi quân Tưởng về nước.
- Nội dung:
+ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
+ Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng và sẽ rút dần trong 5 năm.
+ Hai bên ngừng bắn, tiếp tục đàm phán.
- Cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước Việt- Pháp ngày 14/9/1946.
- Việc ta ký Hiệp định sơ bộ và Tạm ước Việt- Pháp, đã giúp ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
(Lập niên biểu về những sự kiện chính của thời kỳ nầy)
CHƯƠNG V: VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954 
Tuần 27	Tiết 34, 35
BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946- 1950)
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946): 
Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ: 
- Sau khi ký Hiệp định sơ bộ và Tạm ước, Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội.
- Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư, buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ.
- Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc- Thị xã Hà Đông (18- 19/12/1946), quyết định kháng chiến chống Pháp.
- Tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta: 
- Các văn kiện thể hiện đường lối kháng chiến:
+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh. 
- Nội dung đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn điện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
* Kháng chiến toàn dân là tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
* Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận: Quân sự, kinh tế, ngoại giao… 
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16: 
- Tại Hà Nội: Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, phố Hàng Bông… Đến đêm 17/2/1947, Trung đoàn thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi Hà Nội về căn cứ an toàn.
- Tại các tành phố khác: Nam Định, Huế, Đà Nẵng… quân ta tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch.
- Ý nghĩa: Ta đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến quân của địch, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc ki nang lich su 9.doc
Giáo án liên quan