Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GDĐT Tây Ninh

Yêu cầu kiến thức Yêu cầu kỹ năng Yêu cầu năng lực

Phần đọc hiểu:

- Kiến thức về tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945, thơ nước ngoài, nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài (trong chương trình HKII).

- Có thể lấy đoạn văn bản ngoài SGK để kiểm tra kiến thức của học sinh.

- Nghĩa tường minh và hàm ý.

- Câu:

+ Thành phần chính - thành phần phụ, thành phần biệt lập.

+ Các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu chủ động, câu bị động, cách biến đổi câu.

- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa (nắm cách thực hiện phép liên kết). Nhận biết, hiểu, phân tích các văn bản theo yêu cầu về kiến thức. Vận dụng để giải quyết vấn đề đặt ra:

* Trả lời các câu hỏi ngắn về Văn học và Tiếng Việt đã học.

* Bài tập nhận biết và bài tập thông hiểu.

* Bài tập sửa sai (phát hiện lỗi sai – vì sao sai và sửa lại đúng).

* Bài tập điền khuyết, bài tập phân tích.

* Tạo lập đoạn văn bản theo yêu cầu.

* Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn. Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức: Đánh giá khả năng nhận biết, tái hiện và vận dụng các đơn vị kiến thức căn bản, cần thiết, nền tảng đã học về văn học và tiếng Việt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GDĐT Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
(Ban hành kèm theo Công văn số 2369 /SGDĐT-KT, ngày 23 tháng 11 năm 2015)
_____
I. Yêu cầu:
- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.
- Đánh giá được mức độ năng lực của học sinh theo từng cấp độ:
+ Năng lực nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích- tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo).
+ Năng lực tư duy (tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo).
+ Phẩm chất nhân văn: học sinh thể hiện được chính kiến của bản thân, liên hệ thực tiễn cuộc sống. 
- Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh.
II. Nội dung kiểm tra:
1.Học kì I
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kỹ năng
Yêu cầu năng lực
Phần đọc hiểu: 
- Kiến thức về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, văn học hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945, truyện nước ngoài, văn bản nhật dụng (trong chương trình HKI).
- Có thể lấy đoạn văn bản ngoài SGK để kiểm tra kiến thức của học sinh.
- Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Từ vựng:
+ Thuật ngữ
 + Sự phát triển của từ vựng 
 + Trau dồi vốn từ, tổng kết từ vựng tiếng Việt.
- Hội thoại:
+ Các phương châm hội thoại.
+ Xưng hô trong hội thoại.
 + Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
Nhận biết, hiểu, phân tích các văn bản theo yêu cầu về kiến thức. Vận dụng để giải quyết vấn đề đặt ra: 
* Trả lời các câu hỏi ngắn về Văn học và Tiếng Việt đã học.
* Bài tập nhận biết và bài tập thông hiểu.
* Bài tập sửa sai (phát hiện lỗi sai – vì sao sai và sửa lại đúng).
* Bài tập điền khuyết, bài tập phân tích.
* Đối với cụm bài biện pháp tu từ:
+ Gọi tên biện pháp tu từ, xác định hình ảnh và phân tích giá trị biểu cảm biện pháp tu từ trong văn cảnh.
* Tạo lập đoạn văn bản theo yêu cầu.
* Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức: Đánh giá khả năng ghi nhớ, nhận biết, tái hiện và vận dụng các đơn vị kiến thức căn bản, cần thiết, nền tảng đã học về văn học và tiếng Việt.
Phần làm văn:
Làm văn thuyết minh hoặc tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại.
- Hiểu thế nào là bài văn thuyết minh, tự sự.
- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn thuyết minh, tự sự.
- Biết sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại để tạo lập một văn bản (bài văn) hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng cân đối. 
- Năng lực sáng tạo: Đánh giá năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thể hiện thái độ, tình cảm của mình về vấn đề đặt ra.
- Năng lực tạo lập văn bản:
+ Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt để bộc lộ biểu đạt tư tưởng, tình cảm.
+ Đánh giá khả năng thu thập, xử lí thông tin và khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức. Đánh giá khả năng nhận thức, khám phá bản thân và thế giới xung quanh; khả năng thấu hiểu các giá trị nhân văn.
2. Học kì II
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kỹ năng
Yêu cầu năng lực
Phần đọc hiểu: 
- Kiến thức về tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945, thơ nước ngoài, nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài (trong chương trình HKII).
- Có thể lấy đoạn văn bản ngoài SGK để kiểm tra kiến thức của học sinh.
- Nghĩa tường minh và hàm ý.
- Câu: 
+ Thành phần chính - thành phần phụ, thành phần biệt lập.
+ Các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu chủ động, câu bị động, cách biến đổi câu.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa (nắm cách thực hiện phép liên kết).
Nhận biết, hiểu, phân tích các văn bản theo yêu cầu về kiến thức. Vận dụng để giải quyết vấn đề đặt ra: 
* Trả lời các câu hỏi ngắn về Văn học và Tiếng Việt đã học.
* Bài tập nhận biết và bài tập thông hiểu.
* Bài tập sửa sai (phát hiện lỗi sai – vì sao sai và sửa lại đúng).
* Bài tập điền khuyết, bài tập phân tích.
* Tạo lập đoạn văn bản theo yêu cầu.
* Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức: Đánh giá khả năng nhận biết, tái hiện và vận dụng các đơn vị kiến thức căn bản, cần thiết, nền tảng đã học về văn học và tiếng Việt.
Phần làm văn:
1. Nghị luận xã hội: Nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Hiểu thế nào là bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống; một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Biết phân tích, đánh giá một một sự việc, hiện tượng đời sống; một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Biết sử dụng yếu tố tự sự, nghị luận, phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp để tạo lập một văn bản (bài văn) hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng cân đối. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Năng lực sáng tạo:
 + Đánh giá năng lực tư duy sáng tạo, tư duy phản biện. Khả năng thể hiện quan điểm, thái độ của mình về một sự việc, hiện tượng đời sống; một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Đánh giá năng lực giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
- Năng lực tạo lập văn bản:
+ Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt để bộc lộ biểu đạt tư tưởng, tình cảm.
+ Đánh giá khả năng thu thập, xử lí thông tin và khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức. Đánh giá khả năng nhận thức, khám phá bản thân và thế giới xung quanh; khả năng thấu hiểu các giá trị nhân văn.
2. Nghị luận văn học:
+ Truyện hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945: Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tình cảm nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật, sắp xếp tình tiết, chọn lọc ngôn ngữ. 
+ Thơ hiện đại sau Cách mạng tháng Tám 1945 và thơ nước ngoài: Tình cảm cao đẹp, tư tưởng nhân văn, cảm hứng đa dạng trước cuộc sống mới, nghệ thuật biểu cảm, ngôn ngữ tinh tế. 
Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học hiện đại sau Cách mạng tháng Tám 1945, truyện, thơ nước ngoài.
- Kĩ năng vận dụng các kiểu bài nghị luận văn học để giải quyết vấn đề văn học.
- Cảm thụ tác phẩm văn học, nhân vật văn học.
- Thể hiện được nhận xét, cảm xúc, đánh giá của bản thân về một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm văn học.
- Tạo lập một văn bản (bài văn) hoàn chỉnh. Biết vận dụng linh hoạt nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận; biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận có sử dụng các phép liên kết đã học
- Năng lực đọc- hiểu, giải mã văn bản:
+ Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp để đọc hiểu, tiếp nhận văn bản với các thể loại khác nhau.
+ Đánh giá năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic.
- Năng lực tạo lập văn bản:
+ Đánh giá năng lực cảm thụ thẩm mĩ; năng lực sử dụng tiếng Việt để bộc lộ biểu đạt tư tưởng, tình cảm.
+ Đánh giá khả năng thu thập, xử lí thông tin và khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức. Đánh giá khả năng nhận thức, khám phá bản thân và thế giới xung quanh; khả năng thấu hiểu các giá trị nhân văn.
* Ghi chú: thời gian sau 20/4 nội dung kiến thức còn lại của chương trình, đơn vị tự kiểm tra đánh giá.
III. Cấu trúc:
Học kì I:
Hình thức đề: tự luận. Gồm 2 phần:
Phần đọc hiểu 
Phần Làm văn: 
Thời lượng: 90 phút 
Học kì II:
Hình thức đề: tự luận. Gồm 2 phần:
Phần đọc hiểu 
Phần Làm văn: gồm 2 câu :
Câu 1: Nghị luận xã hội 
Câu 2: Nghị luận văn học 
Thời lượng: 90 phút 
IV. Mẫu ma trận đề thi (do người ra đề trực tiếp thực hiện)
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Phần A.
Câu.....
Câu.....
Phần B
Câu.....
Câu.....
Cộng
30%
30%
30%
10%

File đính kèm:

  • doccau_truc_kiem_tra_HK.doc