Các xét nghiệm hóa sinh về tuyến giáp Tg, anti Tg, T3, T4, FT3, FT4, TSH, T-Uptake, Anti-TPO
- Tác dụng lên hệ thống thần kinh – cơ:
+ Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương:
Hormon tuyến giáp có tác dụng lên sự phát triển về kích thước, chức năng của não bộ và hệ thần kinh nói chung.
Người nhược năng tuyến giáp có quá trình tư duy chậm chạp. Nếu nhước giáp xảy ra sau khi sinh, hoặc lúc ít tuổi thì dẫn đến trí tuệ phát triển kém, đần độn.
Người ưu năng tuyến giáp thì thần kinh ở trạng thái hưng phấn quá mức, luôn lo lắng, thậm chí bị hoang tưởng. Do thần kinh luôn ở trạng thái hưng phấn nên người ưu năng tuyến giáp rất khó ngủ, vì vậy học rất mệt mỏi. Ngược lại, người nhược năng tuyến giáp lại ngủ nhiều, có thể ngủ 12-14 giờ trong một ngày.
+ Tác dụng lên chức năng cơ:
Tăng nhẹ hormon tuyến giáp làm cho cơ tăng phản ứng, nhưng khi lượng hormon bài tiết quá nhiều, cơ trở nên yếu vì tăng thoái hóa protein của cơ. Người bị suy tuyến giáp, đáp ứng của cơ trở nên chậm, yếu, thời gian giãn cơ rất chậm sau khi co cơ.
làm tăng số lượng và kích thước của ty lạp thể, do đó làm tăng tổng hợp ATP để cung câp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. + Khi nồng độ các hormon tuyến giáp quá cao, các ty lạp thể phồng to sẽ gây ra tình trạng mất cân xứng giữa quá trình oxy hóa và phosphoryl hóa, nên phần lớn năng lượng không được tổng hợp dưới dạng ATP, mà sẽ thải ra dưới dạng nhiệt làm tăng nhiệt độ cơ thể. + Người ta vẫn chưa xác định được với nồng độ hormon tuyến giáp là bao nhiêu thì gây ra tình trạng ngộ độc giáp nêu trên, dĩ nhiêu là còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi cá thể. + Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào: hormon tuyến giáp có tác dụng hoạt hòa men Na+, K+-ATPase, do đó làm tăng vận chuyển ion Na+ và K+ qua màng tế bảo của một số mô. Vì quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng sinh nhiệt, nên người ta cho rằng đây chính là một trong những cơ chế làm tăng mức chuyển hóa cơ thể của hormon tuyến giáp. - Tác dụng lên chuyển hóa glucid: Hormon tuyến giáp tác dụng lên hầu hết các dạng của quá trình chuyển hóa glucid, bao gồm: + Tăng cường thoái hóa glucose ở các tế bào. + Tăng phân giải glycogen thành glucose. + Tăng tân tạo đường từ acid béo và acid amin. + Tăng hấp thu glucose ở ruột. + Tăng bài tiết insulin do đường máu tăng. + Tất cả các tác dụng trên là do hormon tuyến giáp làm tăng hoạt hóa các enzym chuyển hóa glucid trong tế bào. Do những tác dụng trên nên hormon tuyến giáp làm tăng nhẹ nồng độ glucose trong máu. - Tác dụng lên chuyển hóa lipid: Hormon tuyến giáp làm tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ dự trữ, do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong máu, làm tăng oxy hóa acid béo trong tế bào để tạo ra năng lượng. Hormon tuyến giáp làm giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerid ở huyết tương, mặc dù nó làm giảm tăng acid béo tự do. Khi suy chức năng tuyến giáp, nồng độ cholesterol, phospholipid, triglycerid trong huyết tương tăng. Sự giảm nồng độ cholesterol máu là do hormon tuyến giáp làm tăng tốc độ bài xuất cholesterol qua mật, rồi thải ra ngoài theo phân. Mặt khác hormon tuyến giáp làm tăng số lượng các receptor gắn đặc hiệu với lipoprotein tỷ trọng thấp trên tế bào gan, do đó làm tăng quá trình lấy cholesterol ra khỏi máu. Vì vậy, người suy chức năng tuyến giáp kéo dài, gan dự trữ quá nhiều lipid là điều kiện gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. - Tác dụng lên chuyển hóa protein: Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái hóa protein. Trong thời kỳ cơ thể đang phát triển, hormon tuyến giáp có tác dụng tăng tổng hợp protein mạnh hơn do tăng sự sao chép ở nhân tế bào. Khi hormon tuyến giáp gắn với thụ thể thích hợp trên gen của AND, thì các thụ thể được hoạt hóa và khởi đầu quá trình sao chép. Từ đó một số lớn các loại ARN thông tin được tạo thành, sau đó ít phút hay hàng giờ diễn ra quá trình dịch mã ARN ở riboxom của mạng nội bào tương để tạo thành hàng trăm loại protein khác nhau trong tế bào. Đó là các protein enzym, protein cấu trúc, protein vận chuyển. Kết quả là hoạt động của tế bào tăng và cơ thể phát triển. Ngược lại, khi hormon tuyến giáp được bài tiết quá nhiều, thì các kho dự trữ protein bị huy động, phân giải và giải phóng acid amin vào máu, cơ thể bị gầy sút. - Tác dụng lên chuyển hóa vitamin: Vì hormon tuyến giáp làm tăng tổng hợp các protein enzym, mà vitamin lại là thành phần cơ bản để cấu tạo enzym hoặc coenzym, nên khi nồng độ hormon tuyến giáp tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin gây ra thiếu tương đối các loại vitamin. - Tác dụng lên hệ thống tim mạch: + Tác dụng lên mạch máu và lưu lượng tim: Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa trên hầu hết các tế bào, do đó làm tăng mức tiêu thụ oxy, đồng thời tăng giải phóng các sản phẩm chuyển hóa. Những sản phẩm này có tác dụng làm giãn mạch ở hầu hết các mô trong cơ thể, do vậy làm tăng lượng máu đến cơ quan, đặc biệt lượng máu dưới da tăng thì có tác dụng thải nhiệt. Khi lưu lượng máu tới mô tăng thì lưu lượng tim cũng tăng, đôi khi tăng tới 60% so với bình thường, còn khi suy chức năng tuyến giáp thì lưu lượng tim có thể giảm 50%. + Tác dụng lên nhịp tim: Hormon tuyến giáp làm tăng nhịp tim rất rõ rệt. Tác dụng này là do hormon tuyến giáp kích thích trực tiếp lên tim và nó còn tác dụng gián tiếp qua hệ giao cảm, do vậy làm cho tim đập nhanh và mạnh. Theo dõi nhịp tim là chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động bài tiết hormon của tuyến giáp. - Tác dụng lên huyết áp: Dưới tác dụng của hormon tuyến giáp, huyết áp trung bình không thay đổi. Tuy nhiên ở những người bị ưu năng tuyến giáp do tim đập nhanh và mạnh nên huyết áp tâm thu tăng từ 10-15 mmHg, ngược lại tuyết áp tâm trường lại giảm do giãn mạch. - Tác dụng lên hệ thống thần kinh – cơ: + Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: Hormon tuyến giáp có tác dụng lên sự phát triển về kích thước, chức năng của não bộ và hệ thần kinh nói chung. Người nhược năng tuyến giáp có quá trình tư duy chậm chạp. Nếu nhước giáp xảy ra sau khi sinh, hoặc lúc ít tuổi thì dẫn đến trí tuệ phát triển kém, đần độn. Người ưu năng tuyến giáp thì thần kinh ở trạng thái hưng phấn quá mức, luôn lo lắng, thậm chí bị hoang tưởng. Do thần kinh luôn ở trạng thái hưng phấn nên người ưu năng tuyến giáp rất khó ngủ, vì vậy học rất mệt mỏi. Ngược lại, người nhược năng tuyến giáp lại ngủ nhiều, có thể ngủ 12-14 giờ trong một ngày. + Tác dụng lên chức năng cơ: Tăng nhẹ hormon tuyến giáp làm cho cơ tăng phản ứng, nhưng khi lượng hormon bài tiết quá nhiều, cơ trở nên yếu vì tăng thoái hóa protein của cơ. Người bị suy tuyến giáp, đáp ứng của cơ trở nên chậm, yếu, thời gian giãn cơ rất chậm sau khi co cơ. Trong ưu năng tuyến giáp, một dấu hiệu đặc trưng là run cơ nhanh nhưng nhẹ với tần só 10-15 lần/ngày và thời gian phản xả gân- xương rút ngắn. Có hiện tượng này là do sự hoạt hóa quá mức các synap thuộc cung phản xạ điều hòa trương lực cơ ở tủy sống. Khác với kiểu run biên độ lớn trong hội chứng Parkinson, run cơ do tuyến giáp có thể thấy rõ bằng cách đặt một tờ giấy trên các ngón tay và quan sát mức độ rung của tờ giấy. Run là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá mức độ tác dụng của hormon tuyến giáp đối với hệ thần kinh trung ương trong ưu năng tuyến giáp. - Tác dụng lên chức năng sinh dục: Tuyến giáp hoạt động bình thường thì cơ quan sinh dục phát triển và hoạt động bình thường. Ở nam giới thiếu hormon tuyến giáp có thể mất khả năng tình dục hoàn toàn, nhưng hormon tuyến giáp bài tiết quá nhiều lại gây ra bất lực sinh dục. Ở nữ giới thiếu hormon tuyến giáp thường gây rong kinh, đa kinh, nhưng thừa hormon tuyến giáp lại gây ra thiểu kinh hoặc vô kinh và giảm dục tính. - Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: Hormon tuyến giáp làm tăng mức bài tiết của phần lớn các tuyến nội tiết khác. Ví dụ: ưu năng tuyến giáp làm tăng mức chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó cũng làm tăng nhu cầu bài tiết insulin của tuyến tụy. Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa hormon vỏ thượng thận ở gan nên lại làm tăng cơ chế điều hòa ngược để tăng sản xuất ACTH từ tuyến yên và kết quả là vỏ thượng thận tăng bài tiết corticoid. - Một số tác dụng khác: Tác dụng lên hô hấp: vì hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa nên sự sử dụng oxy tăng và tạo ra nhiều CO2. CO2 có tác dụng làm tăng nhịp và độ sâu của hô hấp, thông qua các trung tâm điều hòa hô hấp và các thụ cảm thể hóa học ở động mạch. Hormon tuyến giáp làm tăng phân ly HbO2, do nó làm tăng chuyển hóa glucose nên tạo ra nhiều chất 2,3 DPG. Chất này có tác dụng làm tăng phân ly HbO2 để cung cấp oxy cho mô. Hormon tuyến giáp làm tăng mức bài tiết các dịch tiêu hóa và tăng vận động của đường tiêu hóa, nhu động ruột tăng có thể gây ra tiêu chảy. Do vậy, nếu thiếu hormon tuyến giáp thường táo bón. Tuyến giáp có một tầm quan trọng về sinh lý cũng như bệnh lý, với chức năng chuyển hoá i-ốt để sản xuất ra các hormon giáp trạng là thyroxin (T4) và triithyroxin (T3), có tác dụng quan trọng trong việc chuyển hoá và tăng trưởng của cơ thể, nên thiếu chất đó sinh ra bệnh đần , thừa thì bị Basedow. Tuyến cận giáp cũng là tuyến nội tiết điều hoà ion Ca++ của cơ thể, thiếu kích tố này gây bệnh co cơ và cơn co giật Tetanie (do giảm Ca++ máu) và bệnh thừa vôi ở xương (xương dễ gẫy) vì vậy nếu cần phải cắt tuyến giáp nên để lại tuyến cận giáp. 1.4 Điều hoà bài tiết hormon giáp trạng Nồng độ TSH tuyến yên: TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T3 và T4 còn TRH vùng dưới đồi điều hòa bài tiết TSH. Do vậy nếu TRH tăng thì TSH tăng, T3 và T4 được bài tiết nhiều, ngược lại nếu TRH giảm dẫn đến TSH giảm, T3 và T4 sẽ được tổng hợp ít Hình 3: Điều hòa hormon tuyến giáp + Khi nồng độ iod vô cơ trong tuyến giáp tăng cao sẽ ức chế bài tiết T3 và T4 còn khi nồng độ iod hữu cơ cao dẫn đến giảm thu nhận iod và do đó làm giảm tổng hợp T3 và T4 1.5 Một số trạng thái bất thường chức năng tuyến giáp. Trạng thái ưu năng và bướu giáp Tuyến giáp phát triển to hơn bình thường gọi là bướu giáp, có 2 loại bướu giáp : bướu lành không có ưu năng và bướu độc kèm theo ưu năng giáp trạng. - Bướu lành : gây ra do cung cấp không đầy đủ iod trong thức ăn, tuyến giáp phải tăng sinh để tăng khả năng giữ iod. Dùng iod để điều trị là đủ nhưng thông thường còn dùng cả hormon giáp trạng để bù vào phần thyroxin không được tổng hợp. Bệnh này thường xảy ra ở nơi nước và đất có hàm lượng iod thấp. - Bướu độc : còn gọi là ưu năng giáp trạng. Khác với bướu lành ở chỗ cùng với sự phát triển tuyến giáp có kèm theo bài tiết quá nhiều hormon giáp trạng. Dạng thông thường của ưu năng giáp trạng là bệnh Basedow ( bướu giáp có lồi mắt). Bệnh này, tuyến giáp phát triển có thể lan rộng hoặc có thể khư trú tạo thành nhiều nhân độc. Với các triệu chứng như thần kinh dễ bị kích động, hay cáu gắt, lo âu, mạch nhanh, tay run, lồi mắt, chuyển hoá cơ bản cao, thân nhiệt tăng, khả năng giữ iod của tuyến giáp tăng, TBG tăng... Trạng thái nhược năng tuyến giáp Thiếu hormon tuyến giáp gây ra một số bệnh cảnh lâm sàng phụ thuộc vào mức độ thiếu vào tuổi mắc phải. Nguyên nhân thường là do di truyền không có khả năng tổng hợp hormon tuyến giáp. - Ở trẻ em nếu tuyến giáp không phát triển hoàn toàn hoặc teo tuyến giáp bẩm sinh gây bệnh đần độn. - Ở người lớn trưởng thành suy giáp trạng có tên gọi là bệnh myxedem hay là bệnh phù niêm dịch với các triệu chứng : chuyển hoá cơ bản thấp, thân nhiệt giảm, da dầy và khô, có phù thũng do sự tích luỹ protein ở dịch gian bào làm tăng áp lực keo ở dịch gian bào. Một số triệu chứng khác như protein dịch não tuỷ tăng, cholesterol máu tăng, TBG máu giảm, creatin niệu giảm. Chương II CÁC XÉT NGHIỆM TRONG BỆNH TUYẾN GIÁP 2.1 Xét nghiệm T3 toàn phần T3 (triiodothyronin) được tạo ra bên ngoài tuyến giáp, đặc biệt ở gan bởi phản ứng khử iod. Do đó nồng độ T3 phản ánh tình trạng chức năng của mô ngoại biên hơn là khả năng tiết ra của tuyến giáp Nguyên tắc: Xét nghiệm T3 toàn phần là xét nghiệm miễn dịch 2 bước dựa trên nguyên tắc miễn dịch Vi hạt Hóa phát quang được sử dụng trên hệ thống máy ArchiTect của hãng Abbot Bước 1: mẫu và vi hạt thuận từ phủ anti-T3 được kết hợp với nhau. Sau khi rửa sạch chất kết hợp anti-T3 có đánh dấu acridium được cho vào để tạo hỗn hợp phản ứng. Bước 2: Cho thêm dung dịch Pre-trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả phản ứng hóa phát quang được tạo thành. Sự tương quan giữ nồng độ T3 và độ phát quang được đo trên máy Architech Giá trị bình thường: 1,0 – 3 nmol/l [7], [8] Biện luận: Nồng độ T3 toàn phần tăng trong: + Cường giáp + Có thai + Nhiễm độc giáp do T3 + Ung thư tuyến giáp + Viêm tuyến giáp Nồng độ T3 toàn phần giảm + Đạng bị một bệnh lý cấp tính + Suy giáp + Bệnh lý cấp hoặc mạn tính + Sau cắt tuyến giáp + Bệnh gan, suy thận + Tình trạng đói ăn 2.2 Xét nghiệm T4 toàn phần T4 (Tetraiodtyrosin) được tạo thành ở tuyến giáp. Nguyên tắc: Xét nghiệm T4 toàn phần là xét nghiệm miễn dịch 2 bước dựa trên nguyên tắc miễn dịch Vi hạt Hóa phát quang được sử dụng trên hệ thống máy ArchiTect của hãng Abbot Bước 1: mẫu và vi hạt thuận từ phủ anti-T4 được kết hợp với nhau. Sau khi rửa sạch chất kết hợp anti-T4 có đánh dấu acridium được cho vào để tạo hỗn hợp phản ứng. Bước 2: Cho dung dịch Pre-trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả phản ứng hóa phát quang được tạo thành. Sự tương quan giữ nồng độ T4 và độ phát quang được đo trên máy Architech Giá trị bình thường T4 45,2 - 110 ng/ml hay 58 - 141 nmol/l Tại tuyến giáp iod được bắt giữ và gắn vào các tyrosin của thyroglobulin. Quá trình trên sẽ tạo nên các nhóm chất monoiodtyrosin(MIT) và diiodtyrosin (DIT). Sau đó chúng ghép đôi tạo thành hormol T3 hoặc T4. TSH kích thích sản xuất hormol T3 và T4. Như vậy T4 trong vòng tuần hoàn có nguồn gốc duy nhất do tuyến giáp tiết ra và quá trình này phụ thuộc vào TSH tuyến yên. Hai hormol T3 và T4 sau đó được giải phóng vào tuần hoàn nhờ quá trình thủy phân thyroglobulin Trong máu T4 lưu hành dưới 2 dạng: - Tự do có hoạt tính sinh học chiếm 0,02% T 4 toàn phần - Thể liên kết với protein không có hoạt tính sinh học chiếm 99,98% T4 toàn phần. Ở các mô, một số cơ quan như gan , thận và tuyến yên có khả năng chuyển T4 thành T3 là hormol có hoạt tính sinh học mạnh hơn Nồng độ T4 giảm - Thiểu năng giáp tiên phát - Thiểu năng giáp thứ phát + Suy chức năng vùng dưới đồi + Suy tuyến yên - Giảm nồng độ các protein vận chuyển hormol giáp như giảm albumin máu, hội chứng thận hư Nồng độ T4 tăng - Cường giáp loại T4 nguồn gốc tuyến giáp : Basedow - Dùng quá liều T4 ngoại sinh - Tăng nồng độ các protein vận chuyển hormon giáp như có thai, đa u tủy xương, - Tăng ái lực của albumin với T4 - Bướu giáp đa nhân độc tuyến giáp 2.3 Xét nghiệm FT3 T3 ( triiodothyronin) là hormon tuyến giáp có trọng lượng 651 dalton và có thời gian bán thải trong huyết thanh là 1,5 ngày. T3 tuần hoàn trong máu là dạng hỗn hợp cân bằng giữa hormon dạng tự do và dạng liên kết với protein. T3 liên kết với thyroxine loại gắn với globulin, prealbumin và albumin. Tỷ lệ dạng T3 liên kết với protein là rất lớn nên dạng không liên kết hay ở dạng T3 tự do chiếm 0,2-0,4% T3 toàn phần. Những phần tự do này là hormon tuyến giáp hoạt động sinh lý. T3 dạng tự do thường có nồng độ cao hơn thyroxin tự do (T4 ở dạng tự do) ở bệnh Graves, thỉnh thoảng chỉ có T3 ở dạng tự do tăng trong khoảng 5% nhóm quần thể bị cường giáp. Nồng độ FT4 tăng cao hơn FT3 ở bướu đa nhân độc tuyến giáp và điều trị T4 quá mức. T3 ở dạng tự do có thể quan trọng trong theo dõi bệnh nhân đang điều trị với liệu pháp kháng giáp để tạo T3 giúp chuyển T4 sang T3. T3 ở dạng tự do trong huyết thanh có thể sử dụng đánh giá mức độ nhiễm độc tuyến giáp. Xét nghiệm FT3 là xét nghiệm miễn dịch hai bước để xác định sự hiện diện của T3 tự do trong huyết thanh/huyết tương sử dụng phương pháp miễn dịch hóa phát quang được thực hiện trên máy ArchiTech của hãng Abbot Ở bước một mẫu và anti-T3 được phủ bởi lớp vi hạt được kết hợp với nhau. Sau khi rửa sạch thêm chất đánh dấu có gắn acridium. Bước 2: Cho thêm dung dịch Pre-trigger và trigger được thêm vào hỗn hợp phản ứng. Phản ứng hóa phát quang được hình thành. Sự tương quan giữ nồng độ FT3 và độ phát quang được đo trên máy Architech Ý nghĩa xét nghiệm FT3 Giá trị 2,6 – 6,8 pmol/l FT3 là hormone tuyến giáp, dùng để đánh giá chức năng tuyến giáp, chẩn đoán cường giáp, bệnh rối loạn tuyến giáp. Nồng độ FT3 tăng + Cường giáp + Bướu giáp độc (bệnh Graves-Basedpw) + Viêm giáp cấp, nhược cơ... Nồng độ FT3 giảm + Nhược giáp + Thiểu năng tuyến yên Xét nghiệm FT4 Có khoảng 93% hormon được phóng thích từ giáp là thyroxine (100nmol/24giờ) và chỉ hơn 7% là T3 (10 nmol/24giờ). Sau vài ngày phần lớn T4 bị khử iod để tạo thành T3. Cuối cùng hormon đến và hoạt động trên tổ chức chủ yếu là T3, có độ 35 microgram T3 được tạo nên mỗi ngày nhưng chúng không có hoạt tính và có thể bị phá hủy. Hàm lượng T4 toàn bộ trong huyết tương trong khoảng 50-140 nmol/l và T3 là 1,2-3,4 nmol/l, phần lớn được kết hợp với protein huyết tương. T3,T4 tự do được đo trực tiếp bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ, T4 tự do (FT4) bằng 12 pmol/l, T3 tự do (FT3) là 30pmol/l, đây chính là dạng hoạt động của hormon. T4 là thành phần sinh lý của vòng điều hòa tuyến giáp và có tác động trên chuyển hóa chung. Phần lớn thyroxin toàn phần liên kết với protein vận chuyển. Thyroxin tự do FT4 là thành phần thyroxin có hoạt tính sinh học. Nguyên tắc xét nghiệm: Xét nghiệm FT4 là xét nghiệm miễn dịch hai bước để xác định sự hiện diện của T4 tự do trong huyết thanh/huyết tương sử dụng phương pháp miễn dịch hóa phát quang được thực hiện trên máy ArchiTech của hãng Abbot Bước 1: Mẫu và vi hạt thuận từ phủ anti-FT4 được kết hợp với nhau. Sau khi rửa sạch chất kết hợp anti-FT4 có đánh dấu acridium được cho vào để tạo hỗn hợp phản ứng. Bước 2: Cho dung dịch Pre-trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả phản ứng hóa phát quang được tạo thành. Sự tương quan giữ nồng độ FT4 và độ phát quang được đo trên máy Architech - Các kết quả được xác định dựa trên dung dịch chuẩn. Giá trị bình thường: 12-22 pmol/l(0,93 – 1,7 ng/dl) Định lượng FT4 tự do cũng thích hợp để theo dõi và điều trị ức chế tuyến giáp Xét nghiệm FT4 cho giá trị chính xác ở những bệnh nhân mà T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi thay đổi protein huyết tương hoặc thay đổi vị trí gắn kết protein như phụ nữ mang thai như: - Dùng thuốc như: Adrogen, estrogen, thuốc tránh thai, phenytonin. - Protein huyết tương giảm như suy thận, xơ gan - Nồng độ FT4 Tăng trong: + Cường chức năng tuyến giáp như Basedow, + Sản xuất T4 lạc chỗ + Viêm tuyên giáp + Bướu đa nhân độc vủa tuyến giáp - Nồng độ FT4 giảm trong: + Nhược giáp + Điều trị nhược giáp bằng triiodthyronin Xét nghiệm TSH (Thyroid Stimulating Hormon) - Nguồn gốc và bản chất hóa học: Nguồn gốc: do tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên sản xuất. Bản chất hóa học là một glycoprotein, PTL 28000, có hai chuỗi anpha và beta (chuỗi beta mang đặc tính sinh học). - Tác dụng: + Tác dụng lên tuyến đích là tuyến giáp: + TSH tăng số lượng và kích thước tế bào các nang giáp. Tăng hoạt hóa tế bào nang giáp làm cho chúng trở nên hoạt động mạnh, chuyển tế bào dạng khối (yên nghỉ) thành dạng trụ (bài tiết). Tăng phát triển hệ thống mạch máu ở tuyến giáp. + Tăng khả năng bắt giữ iod của tế bào nang tuyến làm cho nồng độ iod nội bào rất cao (có khi cao tới 8 lần so với bình thường). Tăng khả năng gắn iod và tyrosin để tham gia tổng hợp hormon tuyến giáp. Tăng sự phân giải thyroglobulin (dạng dự trữ hormon giáp trong các nang tuyến) để đưa hormon tuyến giáp vào máu. + Có thể gây lồi mắt vì chất gây lồi mắt (exophthalmos producing substance - EPS) nằm trong cấu trúc TSH. Chất này gây giữ nước ở mô đệm sau nhãn cầu. Có thể sử dụng TSH để làm nghiệm pháp chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến giáp nguyên phát hay thứ phát nhờ định lượng T3, T4 sau khi tiêm TSH vào cơ thể. + Cơ chế tác dụng của TSH lên tế bào nang giáp là thông qua chất truyền tin thứ hai AMP vòng. - Kích thích tuyến giáp bài tiết hormon T3, T4, và điều hòa chuyển hóa theo cơ chế điều hòa ngược. Là xét nghiệm đầu tiên đánh giá tình trạng tuyến giáp của bệnh nhân Nguyên tắc xét ghiệm: Xét nghiệm TSH dựa trên nguyên tắc của phản ứng hóa miễn dịch phát quang được thực hiện trên máy ArchiTech của hãng Abbot Bước 1: mẫu và vi hạt thuận từ phủ anti-TSH được kết hợp với nhau. Sau khi rửa sạch chất kết hợp anti-TSH có đánh dấu acridium được cho vào để tạo hỗn hợp phản ứng. Bước 2: Thêm dung dịch Pre-trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả phản ứng hóa phát quang được tạo thành. Sự tương quan giữ nồng độ TSH và độ phát quang được đo trên máy Architech Ý nghĩa: Xác định nồng độ TSH huyết tương là một xét nghiệm quan trọng về chức năng tuyến giáp. Nồng độ TSH bình thường chứng minh bệnh nhân có Thyroglobulin bình thường Nồng độ TSH tăng được nhận thấy ở nhược giáp thực sự, khi T4 toàn phần và FT4 thấp trong nhược giáp còn bù, khi chế tiết T4 bình thường có thể đạt như là kết quả của tuyến yên hoạt động tăng lên. Nồng độ TSH thấp hay không thể phát hiện được cần phải tìm nguyên nhân và phải làm xét nghiệm lại. Nồng độ TSH không thể phá
File đính kèm:
- Cac_xet_nghiem_ve_tuyen_giap.doc