Bồi dưỡng thường xuyên - Module THCS 13: Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học
Tuy vậy, tính tích cực nhận thức xuất phát không chỉ từ nhu cầu học tập mà còn từ các nhu cầu khác như nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức, thẩm mĩ, nhu cầu quan hệ xã hội. Vì thế, tính tích cực nhận thức chỉ liên hệ với nhu cầu học tập khi nằm trong mối tương quan giữa hoạt động có đối tượng của chủ thể với động cơ của nó – nội dung đối tượng của nhu cầu. Về vấn đề nàyA.N. Leonchiev viết: “Bản thân đối tượng của hoạt động hiện ra trước mắt chủ thể như là đối tượng đáp ứng một nhu cầu này hay một nhu cầu khác của chủ thể. Như vậy là nhu cầu có vai trò kích thích hoạt động và hướng dẫn hoạt động của chủ thế, nhưng chỉ có thể hoàn thành được chức năng với điều kiện là nhu cầu mang tính đối tượng”. Do đó, nếu tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập của học sinh hướng vào đối tượng hoạt động học tập với tư cách là mục đích hoạt động đó thì tính tích cực nhận thức phản ánh mức độ phát triển của nhu cầu học tập. Còn tính tích cực hướng vào đối tượng nhận thức với tư cách chỉ là phương tiện thực hiện mục đích nằm ngoài hoạt động học tập thì tính tích cực đó không phản ánh mức độ phát triển của nhu cầu học tập. Rõ ràng là tính chất của phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung đối tượng thỏa mãn nhu cầu đó và biểu hiện ở mức độ tích cực nhận thức của chủ thể. Như vậy, đối với học sinh, trong cùng một điều kiện và ở cùng một lứa tuổi nhất định, tính tự giác, chủ động, độc lập của chủ thể trong hoạt động học tập được thúc đẩy bởi mục đích ưu thế lĩnh hội tri thức và phương pháp giành lấy tri thức) phản ánh nhu cầu học tập phát triển ở trình độ cao hơn so với hoạt
File đính kèm:
- Module THCS 13.pdf