Bồi dưỡng thường xuyên module 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

CÂU 2:

MINH HỌA DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ:

1. Tích hợp các nội dung thực tế vào bài học

-Các kiến thức vật lí đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kĩ thuật và công nghệ. phục vụ cho cuộc sống con người. Dạy học vật lí chính là dạy một khoa học đã, đang tồn tại và phát triển, một khoa học sống động gắn với môi trường xung quanh. --Do vậy DHVL không thể tách rời thực tiển cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của HS.

-Dạy học vật lí gắn với cuộc sống là một hoạt động thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng với môi trường kinh tế xã hội.

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên module 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y sử dụng kiến thức trong tình huống. DHTH chú trọng tới việc thực hành, sử dụng kiến thúc mà HS đã lĩnh hội được, thay vì chỉ học tập lí thuyết mọi loại kiến thức. Mục tiêu của DHTH là hướng tới việc giáo dục HS thành con người chủ động, sáng tạo, có năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sổng của bản thân sau này.
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Một trong bốn mục tiêu của DHTH là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau của cùng một môn học cũng như của những môn học khác nhau. Sẽ giúp cho HS có năng lục giải quyết các thách thức bất ngờ gặp trong cuộc sống, đòi hỏi người đối mặt phải biết huy động những năng lực đã có không chỉ ở một khía cạnh mà nhiều lĩnh vục khác nhau để giải quyết
Tóm lại, cần:
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp. 
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. 
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. 
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể . Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. 
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học . 
Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giã các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
3. Các nội dung dạy học tích hợp 
- Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục: nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về dân số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. 
- Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, ND để lựa chọn mức độ tích hợp, với bộ môn tích hợp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác ND bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đđ HCM, mức độ hạn chế), tích hợp bộ phận ( chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đđ HCM, mức độ trung bình) đến tích hợp toàn phần ( cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đđ HCM, mức độ cao nhất).
*Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: 
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; 
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. 
*Có bốn quan điểm khác nhau trong việc liên kết, tích hợp các môn học:
- Quan điểm trong “Nội bộ môn học". Theo quan điểm này chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
- Quan điểm “đa môn". Quan điểm này theo định hướng: những tình huống, những “đề tài", nội dung kiến thức nào đó được xem xét, nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau; ví dụ: nghiên cứu giải bài Toán theo quan điểm Toán học, theo quan điểm Vật lí, Sinh học. Quan điểm này, những môn học tiếp tục tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học chưa thực sự được tích hợp.
- Quan điểm “liên môn", trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ví dụ, câu hỏi “Tại sao phải bảo vệ rừng?" chỉ cỏ thể giải thích được dưới ánh sáng của nhiều môn học: Sinh học, Địa lí, Toán học... Ở đây nhấn mạnh đến sự liên kết giữa các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: Các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn", trong đó chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một giả thiết, đọc thông tin, thông báo thông tin, giải một bài toán... Những kĩ năng này gọi là xuyên môn, có thể lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học.
- Trong bốn quan điểm trên, có những mặt mạnh và khó khăn, vì vậy khi áp dụng cần hết sức lưu ý tới những đặc điểm. Tuy nhiên yêu cầu của xã hội và dạy học ngày nay đòi hỏi phải hướng tới hai quan điểm liên môn và xuyên môn. Quan điểm liên môn cho phép việc phối hợp kiến thúc, kĩ năng của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống. Quan điểm xuyên môn cho phép phát triển ở hs những kiến thúc, kĩ năng xuyên môn để có thể áp dụng trong mọi tình huống, giải quyết vấn đề.
4. Phương pháp dạy học tích hợp 
-Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận, toàn phần,...từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. 
-Phương thức tích hợp đưa ra 2 dạng tích hợp cơ bản, mỗi một dạng lại đưa ra 2 cách thức tích hợp, được thể hiện như sau:
Dạng tích hợp thứ nhất đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học (chẳng hạn các vấn đề năng lượng, bảo vệ môi trường...). Dạng tích hợp này vẫn duy trì các môn học riêng rẽ, trong khi các ứng dụng chung được tích hợp vào những thời điểm thích hợp. Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến hiện nay. Các thời điểm thực hiện là:
- Cách thứ nhất: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học trong một bài học hoặc một bài tập tích hợp; có thể đưa ra sơ đồ hóa cách tích hợp này như sau:
Vật lí
Đơn nguyên hoặc bài tập tích hợp
Hóa học
Sinh học
- Cách thứ hai: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện tương đối đều % trong suốt năm học, trong các tình huống thích hợp; Có thể đưa ra sơ đồ hoá:
Vật lí 1
Đơn nguyên hoặc bài tập tích hợp 1
Vật lí 2
Đơn nguyên hoặc bài tập tích hợp 2
Vật lí 3
Đơn nguyên hoặc bài tập tích hợp 3
Hóa học 1
Hóa học 2
Hóa học 3
Sinh học 1
Sinh học 2
Sinh học 3
Với dạng tích hợp thứ nhất này, định hướng vẫn là đa môn (các đơn nguyên tích hợp đòi hỏi sự đóng góp của những môn học khác nhau) và liên môn (chúng ta xuất phát từ một tình huống tích hợp), tuy nhiên vẫn chưa phải là xuyên môn bởi vì các đơn nguyên tích hợp chưa dựa trên sự phát triển các kĩ năng xuyên môn: những ứng dụng vẫn phục vụ cho những môn học khác nhau.
Dạng tích hợp thứ hai: Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau. Dạng tích hợp thứ hai thường dẫn đến phải phối hợp quá trình dạy học của các môn học. Dạng tích họp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học duy nhất. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu xd chương trình và tài liệu học tập phù hợp, thường phức tạp. Có thể nêu lên về nguyên tắc thứ hai cách tích hợp theo hướng này như sau:
- Cách thứ nhất: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp. Theo đó người ta nhóm các nội dung có mục tiêu bổ sung cho nhau thành các đề tài tích hợp, trong khi các môn học vẫn giữ nguyên những mục tiêu riêng; Những giới hạn của cách tiếp cận bằng đề tài tích hợp:
Cũng như mọi ppgd dựa trên sự phát triển các đề tài, cách tiếp cận này không bao giờ đảm bảo rằng học sinh thực sự có khả năng đối phó với một tình huống thực tế.
Cách tiếp cận này chủ yếu có giá trị trong giảng dạy ở tiểu học, ở đó những vấn đề phải xử lí thường là tương đối giới hạn và đều có thể nêu trong những đề tài đơn giản.
Khó có thể tích hợp theo cách này những môn học đòi hỏi những sự phát triển logic móc nối với nhau, như những giáo trình toán học, ngôn ngữ thứ hai, vật lí hoặc hoá học (chủ yếu những giáo trình ở trung học), và trong đỏ không thể có “lỗ hỏng", nghĩa là trong những môn học đó có những giai đoạn logic phải tôn trọng trong quá trình học tập.
Cách tiếp cận này càng khó thục hiện hơn với những môn học trong đó những trường khái niệm rất phức tạp, và mức độ tự do để đề cập các nội dung khác nhau theo cách này hoặc cách khác là giới hạn (chẳng hạn những môn học ở trung học nêu ờ trên).
Những môn học do những chuyên gia giảng dạy (chẳng hạn môn Giáo dục sức khỏe hay môn Đạo đức ở một số nước) cũng rất khó đưa vào cách tiếp cận này.
Cuối cùng cách tiếp cận này chỉ đáng chú ý nếu chúng ta muốn phát triển những kĩ năng xuyên môn thông qua các giáo trình: tìm thông tin, giải các bài toán, phát triển óc phê phán... Nếu như đó là một giới hạn trong phạm vi một môn học, đó cũng là một quan điểm mạnh khi sự phát triển các kĩ năng xuyên môn là cần cho việc giáo dục hs.
- Cách thứ hai: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng ảnh hưởng tích hợp, theo đó các môn học được tích hợp xung quanh những mục tiêu chung. Những mục tiêu chung này gọi là các mục tiêu tích hợp. Dạng tích hợp này có nhiều ưu điểm là nó dạy cho học sinh giải quyết các tình huống phức hợp bằng cách vận dụng kiến thức từ nhiều môn học trong một tình huống lẫn với cuộc sống.
Như vậy, phương pháp chính của cách tích hợp này là tìm những mục tiêu chung cho các môn học, đặt ra mục tiêu tích hợp giữa các môn học, có thể khái quát qua sơ đồ:
Mục tiêu tích hợp này được thục hiện đòi hỏi hs phải tìm cách giải quyết bằng sự phối hợp những kiến thức lĩnh hội từ nhiều môn học khác nhau. Đây là pp điển hình của DHTH bởi vì: Dạng tích hợp này dạy cho hs giải quyết những tình huống phức tạp, vận dụng nhiều môn học. Tích hợp được nhiều kiến thức và kĩ năng của các môn học để đạt được mục tiêu tích hợp cho những môn học đó.
- Việc thực hiện các cách DHTH nêu trên không tránh khỏi những khó khăn khi tích hợp các môn học, bởi vì mỗi môn học cỏ những mục tiêu đặc thù, phuơng pháp học tập bộ môn, cách đánh giá môn học... vì vậy, để lập được kế hoạch DHTH giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình và sgk cấp học, môn học, cách đánh giá kết quả học tập của HS...
- Điều quan trọng nhất cần lưu ý không phải là tích hợp theo cách nào: tích hợp bên trong một môn học, liên môn, quan điểm xuyên môn, tích hợp hoàn toàn hơn giữa các môn học mà quan trọng là phải xác định được mục tiêu tích hợp để làm gì, qua DHTH đó sẽ đạt được mục tiêu gì, và việc tích hợp có phải là cách tốt nhất, hiệu quả nhất hay không. Ngoài ra, một số hình thức khác cũng có thể sử dụng, chẳng hạn như:
- Sử dụng sgk riêng biệt, nhưng có lựa chọn ND để tích hợp các hoạt động liên môn.
- Xây dựng một sổ tài liệu theo đề tài tích hợp trong một học kì.
- Xây dựng một tài liệu tham khảo theo dạng “ngân hàng dữ liệu" cho nhiều môn học
CÂU 2: 
MINH HỌA DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ:
1. Tích hợp các nội dung thực tế vào bài học
-Các kiến thức vật lí đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kĩ thuật và công nghệ... phục vụ cho cuộc sống con người. Dạy học vật lí chính là dạy một khoa học đã, đang tồn tại và phát triển, một khoa học sống động gắn với môi trường xung quanh. --Do vậy DHVL không thể tách rời thực tiển cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của HS. 
-Dạy học vật lí gắn với cuộc sống là một hoạt động thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng với môi trường kinh tế xã hội. Trước hết GV vật lí phải có kiến thức thực tế, am hiểu và có khả nàng phân tích, khái quát chỉ ra các mối liên hệ cần thiết giữa kiến thức vật lí với các ứng dụng trong kĩ thuật, công nghệ sx và đs. Trong quá trình dạy học cần phải sử dụng pp tích hợp các ví dụ minh họa, các sự kiện vật lí kĩ thuật, các thành tựu khoa học trong cuộc sống... vào bài học cho HS hiểu và thấy được mặt thực tế của kiến thúc, thấy được khả năng nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên vì cuộc sống của con người.
-Các kiến thức thực tế được tích hợp trong từng bài học sẽ đảm bảo cho HS có hứng thú học tập, đảm bảo cho quá trình dạy học gắn bó mật thiết với cuộc sống. Nó góp phần phát triển tối đa năng lực của mọi HS, giúp họ định hướng nghề nghiệp, biết cảm thụ cái đẹp và khả năng thích nghĩ nhanh với sự phân công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo. Trong dạy học vật lí người GV cần phải tích hợp nội dung GDMT vào một số bài học để trang bị cho HS những tri thức khoa học về môi trường, kinh nghiệm và kĩ năng bảo vệ môi trường để mọi người đều có hiểu biết, trách nhiệm và nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn.
2. sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, kĩ thuật
-Bài tập có nội dung thục tế đề cập tới những vấn đề liên quan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật. Dĩ nhiên, những vấn đề đó cần được thu hẹp và đơn giản hoá đi rất nhiều so với thực tế. Trong những bài tập có nội dung thực tế, những bài tập mang nội dung kĩ thuật có tác dụng lớn về giáo dục khoa học kĩ thuật và hướng nghiệp.
-Nội dung của bàitập có tính kĩ thuật tổng hợp phải được rút ra từ những hiện tượng thực tế, kĩ thuật và đời sống xã hội. Những số liệu của bài tập phải phù hợp với thực tế. Những bài tập này có giá trị giáo dục rất hiệu quả, đồng thời vận dụng tích hợp hiệu quả sẽ rất cao bởi có thể thực hiện tích hợp các kiến thức đơn lẻ từ nhiều bài, nhiều phần, từ các tình huống trong sản xuất. Tích hợp để giáo dục cho HS nhiều khía cạnh: GD KHKT và hướng nghiệp, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, gd môi trường sẽ phát triển được hứng thú học tập, kĩ năng vận dụng kiến thức và năng lực tư duy của HS.
-Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lí có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn Vật lí ờ trường phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các ND GDMT, có thể nêu ra một số trường hợp như: Khai thác từ nội dung môn học Vật lí; Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: Hoá học, Sinh học... (vì nhiều quá trình hoá học, sinh học... chịu tác động của yếu tố vật lí).
*Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lí:
•Tài nguyên rừng bị suy giảm:
- Trước hết phải làm rõ được vai trò cửa rùng đối với cuộc sống con người:
+Rừng - nguồn gen quý giá (động, thực vật); 
+ Cung cấp lâm thổ sản;
 + Điều hoà lượng nước trên mặt đất; 
 + Rừng - "lá phổi xanh". Dưới góc độ khoa học VL, có thể nêu các quá trình VL như: hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng, dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất...
- Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng góc độ vật lí (chống xói mòn, hạn chế nhà kính)
•Ô nhiễm nước: Vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất các quá trình lí hoá khi nước bị ô nhiễm... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tụ nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước). Suy thái và ô nhiễm đất.
•Ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hoá chất.
•Ô nhiễm tiếng ồn: liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lí như sóng âm. ô nhiễm môi trường do tiếng ồn (tập họp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác nhau, nói cách khác là những âm thanh chói tai) gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ thể sống. Các nguồn ô nhiễm gồm tiếng máy bay, xe cộ, karaoké quá giới hạn cho phép... (âm thanh lớn hơn số dB giới hạn).
•Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng tác hại đến con người và sinh vật.
•Sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ BVMT
•Ô nhiễm phóng xạ: các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân...
*Có thể nêu lên một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường qua tích hợp dạy học bộ môn như sau:
-Phân tích vấn đề môi trường liên quan nội dung môn học;
-Khai thác thực trạng môi trường làm nội dung GDMT;
-Xây dựng bài tập môn học tù thực tế môi trường địa phuơng;
-Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ GDMT;
-Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo...);
-Thực hiện bài học tại thực địa. 
*Các hoạt động của GV khi xác định nội dung GDMT và xây dụng kế hoạch dạy học khai thác GD MT sẽ bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục tiêu dạy học:
Trong đó có các mục tiêu GDMT. Việc nghiên cứu chương trình, nội dung SGK cho phép GV xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho toàn bộ chương trình bộ môn, cho từng phần của môn học, từng chương cũng như từng bài học. Như việc phân tích chương trình, SGK GV có đuợc cái nhìn tổng thể về các đơn vị kiến thức, kĩ năng, thấy được mối liên hệ giữa chúng và để phát hiện các cơ hội tích hợp nội dung GDMT vào từng đơn vị kiến thức một cách hợp lí, từ đó lập kế hoạch khai thác các nội dung GDMT trong suốt quá trình dạy học mà không sa vào tình huống ngẫu nhiên, tuỳ tiện làm quá tải bài học, hoặc trùng lặp, hoặc không đưa ra được các tình huống GD MT thực sự có ý nghĩa thuyết phục. Kết thúc quá trình này GV có thể đưa ra một sơ đồ logic xây dụng kiến thức một cách phù hợp. Việc làm này sẽ cho cái nhìn trực quan về mối liên hệ giữa các kiến thức, cho phép xác định hợp lí các tình huống sử dụng pp và phương tiện dạy học thích hợp. Nó cũng cho phép xác định hợp lí các cơ hội tích hợp nội dung GDMT vào bài học.
Hoạt động 2: xác định các nội dung GDMT cần tích hợp.
Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thúc bộ môn và nội dung GDMT, GV cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung GDMT nào là hợp lí, thời lựợng dành cho nó là bao nhiêu. Theo các nguyên tắc chung về GDMT thì các nội dung môi trường càng gần với kinh nghiệm sống của HS thì càng tốt đặc biệt có ý nghĩa là các nội dung đề cập tới vấn đề môi trường sinh thái của địa phương. Vì vậy, với cùng một nội dung tri thức vật lí trong SGK, song khi dạy cho HS ở các vùng miền khác nhau, GV cần có cách khai thác nội dung GDMT khác nhau. Nói một cách khác, căn cứ vào đối tượng HS khác nhau, GV sẽ	dùng các tình huống tích hợp nội dung GDMT khác nhau.
Hoạt động 3: Lựa chọn và vận dụng các pp và phương tiện dạy học phù hợp: 
-Ở đây, trước hết phải vận dụng các ppdh tích cực. Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất luợng dạy học nói chung, chất luợng GDMT nói riêng, vì vậy trong các bài học có tích hợp các nội dung GDMT gv nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phuơng tiện nghe nhìn, chẳng hạn, sử dụng các video clip (từ 3-5 phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trường và sử dụng hợp lí năng lượng, như: con nước, cối giã gạo nước, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin mặt trời (năng lượng sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông; từ trường Trái đất, năng lượng nguyên tử...
-Để khai thác và cập nhật

File đính kèm:

  • docThu hoạch Module14- tháng 3.doc
Giáo án liên quan