Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9

Câu 1: (2 điểm)

Dựa vào lược đồ “Các hệ thống sông Việt Nam” trong Atlat Địa lí Việt Nam:

a/ Nêu tên các hướng sông chính ở nước ta?

b/ Vì sao phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc ?

Câu 2: ( 6 điểm)

Cho biết những mặt mạnh và mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết.

Câu 3: (5 điểm)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy cho biết:

1. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó.

2. Thuỷ sản là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

a. Hãy trình bày tình hình phát triển của ngành thuỷ sản.

b. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động?

Câu 4: (3điểm)

 

doc77 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B Giáo Dục)
Đáp án
Câu 1: 
1) Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi Bắc Trung Bộ. 
Dãy Trường Sơn Bắc chạy liên tục dọc phía Tây vùng Bắc Trung Bộ từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. (0,5đ)
Nó tác động mạnh đến các yếu tố tự nhiên của vùng.
a, Địa hình
Góp phần hình thành các dạng địa hình của vùng: đồng bằng, ven biển. (0,25đ)
Quy định hướng địa hình: Tây Bắc- Đông Nam. (0,25đ)
Chạy sát biển kết hợp các dãy núi đâm ngang: Đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt manh mún. (0,25đ)
b, Khí hậu
Kết hợp với hoàn lưu khí quyển, bức xạ Mặt Trời tạo nên sự khác biệt trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: (0,25đ)
Vào mùa hè, dãy Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm do gió mùa Tây Nam đem tới tạo hiệu ứng phơn, thời tiết khô nóng. (0,25đ)
Vào mùa đông, kết hợp các dãy núi đâm ngang đón gió mùa Đông Bắc, hội tụ, bão gây mưa lớn vào mùa đông.
Phân hóa khí hậu theo đai cao. (0,25đ)
c, Sông ngòi
Dãy Trường Sơn Bắc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm sông ngòi của vùng, đặc biệt là chiều dài, diện tích lưu vực, hướng chảy và tốc độ dòng chảy. (0,25đ)
Núi chạy sát biển: sông ngắn, dốc, chuyển tiếp nhanh từ miền núi – đồng bằng – ra biển, hàm lượng phù sa ít. (0,25đ)
Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam làm cho hướng sông hầu hết là hướng Tây – Đông. (0,25đ)
Kết hợp với khí hậu, nhịp điệu mùa của sông trùng với mùa khí hậu, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn vào mùa mưa. (0,25đ)
2) Những khó khăn
Vùng núi nhiều tiềm năng nhưng khó khai thác. (0,25đ)
Bắc Trung Bộ gánh chịu hầu hết các loại thiên tai của nước ta: (0,25đ)
Hạn hán vào mùa khô: thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt
Lượng mưa lớn nhưng tập trung vào mưa: lũ lụt.
Thiên tai khác: lở đất, cháy rừng, động đất,...
Đồng bằng nhỏ hẹp, kém màu mỡ. (0,25đ)
Câu 2: 
Sự thay đổi đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm:
Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp ( 25,8% năm 2003) điều đó chứng tỏ hoạt động nông nghiệp ở nước ta vẫn ở vị trí khá cao. (0,5đ)
Quá trình đô thị hoá có sự di dân từ nông thôn ra thành thị. (0,5đ)
Đồng thời với quá trình công nghiệp hoá và sự hình thành các thành phố công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm đổi mới. (0,5đ)
Những vần đề bức xúc tạo nên những sức ép lớn đối với cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị; và các vấn đề xã hội khác. (0,5đ)
Câu 3: 
a) Nhận xét chung
Trong 30 năm, công nghiệp năng lượng phát triển nhanh, do:
Nhu cầu năng lượng ngày càng cao, công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước để phục vụ nhu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế. (1,0đ)
Thế mạnh tài nguyên đã được đẩy mạnh khai thác: thủy điện, than, dầu khí. (0,5đ)
b) Nhận xét cụ thể và giải thích
Than:
1975-1990: Ổn định,1990: Giảm so với 1986 do thị trường cũ thu hẹp, chưa thích ứng với thị trường mới. (1,0đ)
1995-2004: Tăng nhanh do nhu cầu cho các nhà máy nhiệt điện tăng và thị trường xuất khẩu mở rộng. (0,5đ)
Dầu thô: 1986: khai thác tấn dầu đầu tiên. Sản lượng tăng nhanh chóng do đẩy mạnh khai thác dầu trên thềm lục địa phía Nam, số mỏ đưa vào khái thác ngày càng nhiều. (1,0đ)
Điện: Sản lượng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây do việc đưa vào hoạt động của các tổ máy thủy điện Hòa Bình và xây dựng hàng loạt nhà máy điện trên cả nước. (1,0đ)
Câu 4: Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn để phát triển tông hợp kinh tế biển: Vị trí địa lí, tài nguyên biển, kinh tế xã hội. (0,25đ)
a) Vị trí-lãnh thổ
Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia (0,5đ)
Vùng biển Nam Trung Bộ bao gồm thềm lục địa rộng lớn và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa vừa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng vừa có giá trị kinh tế. (0,5đ)
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ấm quanh năm. (0,25đ)
Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng, nuôi trồng thủy hải sản. (0,5đ)
b) Tài nguyên biển
Trữ lượng thủy hải sản phong phú dồi dào với hai ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều loại có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn. (0,5đ)
Nhiều loài đặc sản: yến, tôm hùm, rong biển,... (0,25đ)
Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, các đảo ven bờ có thể khai thác phát triển du lịch. (0,5đ)
Cung cấp lượng muối dồi dào (Sa Huỳnh, Cà Ná). (0,25đ)
Ven biển có một số khoáng sản có thể khai thác ở quy mô công nghiệp như Titan, cát thủy tinh,...(0,5đ)
c) Tiềm năng kinh tế - xã hội
Người dân có truyền thống nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. (0,25đ)
Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật được cải thiện. (0,25đ)
Cơ sở chế biến thủy sản đa dạng: truyền thống, hiện đại (0,25đ)
Tóm lại, vùng có thế mạnh vượt trội về phát triển kinh tế biển bao gồm cả nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển, công nghiệp chế biến thủy sản, khai khoáng,... (0,25đ)
Câu 5:
1) Vẽ biểu đồ 
Kết quả xử lí số liệu (%) (1,0đ)
Năm
Tổng cộng
Chia ra
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1990
100
38,7
22,7
38,6
1996
100
27,8
29,7
42,5
2000
100
24,5
36,7
38,8
2002
100
23,0
38,5
38,5
Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:
Vẽ đẹp khoảng cách hợp lý chia chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trung tung, năm ở trục hoành. (1đ)
Có tên biểu đồ, chú giải (0,5đ)
2) Nhận xét
Có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng Công nghiệp hóa. (0,5đ)
Nhóm nông,lâm nghiệp và thủy sản giảm tỉ trọng. (0,5đ)
Nhóm công nghiệp và xây dựng tăng liên tục (0,5đ)
Nhóm dịch vụ có sự biến động. (0,5đ)
ĐỀ SỐ 9
Câu 1: (4 điểm)
a) Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ 1 là 1/500.000 và bản đồ 2 là 1/1.500.000, em hãy cho biết cùng độ dài 6cm trên từng bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa và so sánh hai khoảng cách ấy?
b) Khoảng cách từ Rạch Giá đến đảo Phú Quốc là 130 km, trên bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai địa diểm đo được 6,5 cm. Hỏi bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 2: (4 điểm)
a) Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào ? Việc tiếp giáp như vậy có những thuận lợi và khó khăn gì?
b) Tại sao việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất
lớn ?
Câu 3: (4 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này". Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.
Câu 4: (5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2005 (%)
Thành phần kinh tế
2000
2005
Nhà nước
9,3
9,5
Ngoài Nhà nước
90,1
88,9
Có vốn đầu tư nước ngoài
0,6
1,6
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2005.
Câu 5: (3 điểm) Em hãy nêu tên các đảo và quần đảo của tỉnh Kiên Giang.
Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9
Câu 1: Tỉ lệ bản đồ:
a) Cách tính khoảng cách thực địa.
Bản đồ 1 khoảng cách là: 500.000 x 6 cm= 3.000.000cm= 30 km (1,0đ)
Bản đồ 2 khoảng cách là: 1.500.000 x 6 cm=9.000.000cm=90 km (1,0đ)
Khoảng cách thực địa của bản đồ 2 lớn hơn bản đồ 1, bản đồ 2 có tỉ lệ nhỏ (1,0đ)
b) Cách tính tỉ lệ.
130 km = 13.000.000 cm : 6,5 cm = 2.000.000
6,5 = 1, 13.000.000 = 2.000.000
Bản đổ có tỉ lệ 1/2.000.000 (1,0đ)
Câu 2:
a) Biển Việt Nam
Biển Việt Nam trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển 8 quốc gia: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Philippin.(1,0đ)
Ảnh hưởng:
Thuận lợi: Giao thương, quan hệ phát triển KT – XH.... (0,5đ)
Khó khăn: nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất đồng về chủ quyền, quyền lợi.... (0,5đ)
b) Vùng biển chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam
Là vì:
Các đảo là tuyến tiền tiêu bảo vệ đất nước.... (0,5đ)
Các đảo là cơ sở để nước ta tiến ra biển trong tương lai... (0,5đ)
Các đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo (0,5đ)
Các đảo là địa bàn để phân bố dân cư... (0,5đ)
Câu 3: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Ý kiến này đúng hoàn toàn. Vì:
Thiệt hại của lũ:
Với nông nghiệp: Gây ngập úng các đồng lúa chưa thu hoạch... (0,5đ)
Với thủy sản: Vỡ bè, tràn ao... (0,5đ)
Với đời sống: đi lại, sinh hoạt khó khăn, dịch bệnh phát triển... (0,5đ)
Nguồn lợi do lũ mang lại:
Bồi đắp phù sa màu mỡ; (0,5đ)
Nước ngọt để tháo chua rửa mặn; (0,5đ)
Cung cấp nguồn tôm cá theo lũ; (0,5đ)
Làm nhà bè nuôi trồng thủy sản sống chung với lũ (0,5đ)
Câu 4: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.
a) Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005:
Xử lí bảng: Từ tỉ lệ % chuyển sang độ(0) góc ở tâm. (1,0đ)
Tên biểu đồ, vẽ đúng, đủ, đẹp. (1,0đ)
b) Nhận xét:
Có sự khác nhau trong cơ cấu TPKT: Cao nhất ở KV ngoài NN, thấp nhất thấp nhất ở KV có vốn ĐTNN, (1,0đ)
Có sự chuyển dịch: Lao động ở KV NN tăng nhẹ, KV ngoài NN giảm nhẹ, khu vực có vốn ĐTNN tăng nhanh. (1,0đ)
Chứng tỏ nước ta có sự chuyển dịch Cơ cấu TPKT theo kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ nước ngoài để phát triển, chủ động hòa nhập. (1,0đ)
Câu 5: Địa lí Kiên Giang.
Các đảo và quần đảo của Kiên Giang:
Đảo Phú Quốc và quần đảo An Thới (0,5đ)
Quần đảo Thổ Chu (0,5đ)
Quần đảo Nam Du (0,5đ)
Quần đảo Bà Lụa (0,5đ)
Quần đảo Hải Tặc (0,5đ)
Hòn Tre, Hòn Nghệ, Hòn Lại Sơn. (0,5đ)
ĐỀ SỐ 10
Câu 1 (1 điểm):
Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?
Câu 2 (3,5 điểm):
1. Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở Việt Nam (đơn vị %).
Nhóm tuổi
Năm 1979
Năm 1989
Năm 1999
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0-14
15-59
60 trở lên
21,8
23,8
2,9
20,7
26,6
4,2
20,1
25,6
3,0
18,9
28,2
4,2
17,4
28,4
3,4
16,1
30,0
4,7
a. Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ của nước ta thời kì 1979-1989.
b. Tính tỉ số giới tính của dân số nước ta năm 1979, 1989, 1999.
c. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các năm 1979, 1989, 1999.
Câu 3 (2,5 điểm):
Hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải nước ta? Hãy cho biết tình trạng đường bộ nước ta hiện nay như thế nào?
Câu 4 (1,5 điểm):
Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Câu 5 (1,5 điểm):
Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta
(đơn vị: %)
Nhóm hàng
1995
1999
2000
2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25.3
31.3
37.2
36.l
Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp
28.5
36.8
33.8
41.0
Hàng nông, lâm, thuỷ sản
46.2
31.9
29.0
22.9
Từ bảng số liệu trên em hãy:
Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta.
Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất để vẽ và giải thích tại sao có sự lựa chọn này.
Đáp án
Câu 1. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?
Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt Trời.
Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, tạo nên các mùa.
Sự thay đổi mùa có tác động đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người
Làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo từng mùa và sản xuất theo thời vụ.
Sự thay đổi của thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe con người. 
Câu 2.
a. Nhận xét tỉ lệ dân số nam nữ thời kì 1979-1999: (đơn vị %)
Năm 1979
Năm 1989
Năm 1999
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
48,5
51,5
48,7
51,3
49,2
50,8
Tỉ lệ dân số nam có xu hướng tăng dần. Dẫn chứng.
Tỉ lệ dân số nữ có xu hướng giảm dần. Dẫn chứng.
b. Tính tỉ số giới tính của các năm (số nam so với 100 nữ):
Dựa vào bảng số liệu ta thấy năm 1979 (tính theo tổng số 100%) thì nam chiếm 48,5%, còn 51,5% là nữ.
Vậy 100 nữ có: 100 x 48,5 / 51,5 = 94,2 (nam)
Năm 1979
Năm 1989
Năm 1999
94,2%
(94,2 nam/100 nữ)
94,9%
(94,9 nam/100 nữ)
96,9%
(96,9 nam/100 nữ)
c. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: (đơn vị %)
Nhóm tuổi
Năm 1979
Năm 1989
Năm 1999
0-14
15-59
60 trở lên
42,5
50,4
7,1
39,0
53,8
7,2
33,5
58,4
8,1
Vẽ biểu đồ tròn: ba vòng tròn cho ba năm. Bán kính r bằng nhau hoặc r79< r89< r99
Yêu cầu: có chú giải, tên biểu đồ, chính xác. 
Câu 3.
* Thuận lợi:
Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á, giáp biển có điều kiện thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và các nước trên thế giới.
Phần đất liền nước ta kéo dài theo hướng Bắc-Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển dài trên 3260km, nên việc giao thông giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam khá dễ dàng.
* Khó khăn:
Hình thể nước ta hẹp ở miền Trung có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông-Tây có phần trở ngại.
Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường sá, cầu cống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của.
Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều tiền của Nhà nước và nhân dân.
* Tình trạng đường bộ nước ta hiện nay:
Hiện nay nước ta có gần 205.000km đường bộ trong đó có hơn 15.000km quốc lộ.
Vận tải đường bộ chuyên chở nhiều hàng hóa, hành khách nhất và được đầu tư nhiều nhất trong những năm gần đây.
Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp như quốc lộ 1A, quốc lộ 18 quốc lộ 5, ...
Các đường đèo cao, nguy hiểm trên quốc lộ 1 được làm thêm đường hầm xuyên núi như đường hầm Hải Vân, đường hầm Hoành Sơn và dự án đường Hồ Chí Minh đã được hoàn thành.
Nhiều phà lớn được thay bằng cầu, nhiều cầu mới được xây dựng giúp giao thông được thông suốt mau chóng. 
Câu 4.
* Thuận lợi:
Đối với ngành khai thác thủy sản:
Khai thác thủy sản nước ngọt: Trong các sông, suối, ao, hồ.
Khai thác thủy sản nước lợ, nước mặn: Nước ta có nhiều bãi tôm, bãi cá. Đặc biệt là có 4 ngư trường trọng điểm như:
Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang
Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh.
Quần đảo Hoàng Sa – quần đảo Trường Sa.
Đối với ngành nuôi trồng thủy sản:
Nước ta có các bãi chiều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn: Thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Các vùng biển ven các đảo, vũng vịnh thuận lợi cho nuôi thủy sản nước mặn.
Nước ta có nhiều sông suối, ao, hồ có thể nuôi tôm, cá nước ngọt.
* Khó khăn:
Biển động trong mùa mưa bão.
Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm ở nhiều vùng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư còn thiếu nhiều...
Câu 5.
1. Các dạng biểu đồ có thể vẽ được:
Biểu đồ miền
Biểu đồ hình tròn
Biểu đồ cột chồng
Biểu đồ cột ghép
Biểu đồ hình vuông
2. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất và giải thích
Biểu đồ miền
Giải thích: vì chuỗi số liệu là nhiều năm và phù hợp nhất.
3. Nhận xét:
Từ năm 1995 đến 2005 cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng:
Tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (dẫn chứng) .
ĐỀ SỐ 11
Câu I. (2,5 điểm)
1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân hóa nhiệt độ ở nước ta và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.
2. Trình bày khái quát các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội theo yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Câu II. (2,0 điểm)
1. Cho đoạn thông tin sau:
"Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi".
(Sách giáo khoa Địa lí 9 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012)
Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.
2. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta?
Câu III. (2,5 điểm)
1. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
2. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước?
3. Tây Nguyên là vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp so với các vùng khác trong cả nước. Hiện nay những ngành công nghiệp nào được phát triển mạnh ở đây? Tại sao?
Câu IV. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2012 (đơn vị: nghìn tỉ đồng)
2000
2005
2008
2010
2012
Tổng số
441,7
914,0
1.616,1
2.157,8
3.245,4
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
108,4
176,4
329,9
407,7
638,4
Công nghiệp xây dựng
162,2
348,5
599,2
824,9
1.253,5
Dịch vụ
171,1
389,1
687,0
925,2
1.353,5
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng sản phẩm trong nước của tổng số và các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.
Đáp án
Câu I:
1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân hóa nhiệt độ ở nước ta và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.
Phân hoá Bắc - Nam: miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam (dẫn chứng) do càng vào Nam càng gần xích đạo nên có nền nhiệt cao hơn. (0,25đ)
Phân hoá theo độ cao: ở một số khu vực địa hình cao có nền nhiệt thấp hơn những khu vực có địa hình thấp (dẫn chứng) do càng lên cao nhiệt độ càng giảm. (0,25đ)
Theo mùa:
Nhiệt độ trung bình tháng I có sự chênh lệch lớn giữa miền Bắc và miền Nam (dẫn chứng) do lúc này ở miền Bắc là mùa đông còn miền Nam là mùa khô. (0,25đ)
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao (dẫn chứng) và ít có sự chênh lệch giữa các vùng, miền do lúc này là vào mùa hè. (0,25đ)
2. Trình bày khái quát các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội theo yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
* Các nhân tố đầu vào:
Khoáng sản: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại và vật liệu xây dựng. (0,25đ)
Thủy năng của sông suối; tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển. (0,25đ)
Dân cư và lao động. (0,25đ)
Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. (0,25đ)
* Các nhân tố đầu ra: Thị trường trong và ngoài nước. (0,25đ)
* Nhân tố chính sách tác động đến cả đầu vào và đầu ra vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. (0,25đ)
Câu II:
1. Cho đoạn thông tin sau:
"Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi".
Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.
Việt Nam là nước đông dân (dẫn chứng). (0,25đ)
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (dẫn chứng). (0,25đ)
Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa (dẫn chứng). (0,25đ)
Cơ cấu dân số theo giới thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ nam, giảm tỉ lệ nữ. (0,25đ)
2. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta?
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ:
Theo ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động. (0,25đ)
Theo lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động,... (0,25đ)
* Ảnh hưởng đến vấn đề việc làm:
Đa dạng hoá kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ nhất là những ngành cần nhiều lao động tạo ra việc làm mới cho người lao động. (0,25đ)
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động. (0,25đ)
Câu III:
1. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng

File đính kèm:

  • docBo de thi HSG_12678602.doc
Giáo án liên quan