Biên soạn câu hỏi môn: Giáo dục công dân lớp 6

Học sinh cần phải làm gì để xác định được mục đích học tập?

Đáp án:

*Học sinh cần:

-Xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân

-Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã đề ra.

-Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập.

Câu2. Phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai?

- Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau.

-Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (VD: số điểm) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức; chỉ nghĩ đến lợi ích tương lai của bản thân (Vd: để có nhiều tiền)

 

doc26 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Biên soạn câu hỏi môn: Giáo dục công dân lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u. Dù trong quá trình giao tiếp không vừa lòng nhau thì cũng phải ứng xử như thế nào để chứng tỏ mình là người có văn hóa. 
Câu 5
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 6 phút
+ Nội dung câu hỏi: Tình huống:
Tan học Mai và Hòa đang trê đường học về nhà thì có một cụ già trông gầy yếu tiến lại hỏi thăm đường. Mai định trả lời cụ thì Hòa ngăn lại:
- Kệ cụ ấy , mình phải đi nhanh về kẻo muộn, thời gian đâu mà giúp mấy người già không quen biết!
 Hòa quay sang cụ già nói:
- Này cụ già, cụ đi hỏi người khác, tụi cháu không có thì giờ đâu. 
Câu hỏi
Em có nhận xét gì về hành vi của bạn Hòa trong tình huống trên ?
 Nếu em là Mai, em sẽ xó cách ứng xử như thế nào ?
+ Đáp án : 
a. Hành vi của Hòa trong tình huống trên thể hiện thiếu lễ độ. 
b. Nếu là Mai, em sẽ ân cần chỉ đường cho cụ già và khuyên Hòa không nên có thái độ như vậy mà cần phải biết tôn trọng, lễ phép và giúp đỡ người già khi gặp khó khăn.
Bài 4: Tôn trọng kỉ luật (Tiết 6)
Câu 1
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi: Thế nào là tôn trọng kỉ luật ? Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là gì ?
+ Đáp án :
- Tôn trọng kỉ luật là biêt tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
- Biểu hiện: Là sự tự giác, chấp hành mọi sự phân công của tập thể, chấp hành những quy định chung dù người đó là ai.
Câu 2
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 6 phút
+ Nội dung câu hỏi: Theo em việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào ?
+ Đáp án : Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật:
- Giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương từ đó sẽ ổn định và phát triển
- Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn đảm bảo lợi ích của bản thân và giúp xã hội tiến bộ.
Câu 3
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi: Hãy nêu một khẩu hiệu có nội dung nhắc nhở mọi người nghiêm chỉnh châp hành pháp luật
+ Đáp án : ‘‘Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Câu 4
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Kỷ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
+ Đáp án :
- Không tán thành ý kiến đó 
- Giải thích: Kỷ luật không làm cho con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỷ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những quy định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. 
Câu 5
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi: Nêu 3 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về tính kỉ luật
+ Đáp án :
- Tục ngữ:
 + Phép vua thua lệ làng
 + Nhập gia tùy tục
- Ca dao: Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
 Cho nên bề dưới lập đường mây mưa 
Bài 4: Biết ơn (Tiết 7)
Câu 1
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi: 
Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là biết ơn:
Biết ơn là sự bày tỏ thái độ........................., tình cảm và những....................................đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã................................mình, với những người....................................với dân tộc, với đất nước.
+ Đáp án : Điền vào chỗ trống theo thứ tự sau: trân trọng; việc làm; giúp đỡ; có công.
Câu 2
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4 phút
+ Nội dung câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của lòng biết ơn?
+ Đáp án :
- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta
- Biết ơn làm đẹp nhân cách con ngựời góp phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con ngựời.
Câu 3
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút
+ Nội dung câu hỏi: Nêu những việc làm của em thể hiện lòng biết ơn?
+ Đáp án : Những việc làm thể hiện lòng biết ơn như:
Tặng hoa mẹ nhân ngày 8/3
Thăm thầy cô giáo nhân ngày 20/11
Thắp hương, đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sỹ
 - Đóng góp giúp đỡ các bạn con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng...
Câu 4
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 15 phút
+ Nội dung câu hỏi: Là học sinh, chúng ta cần phải biết ơn ai ? Vì sao?
+ Đáp án : Là học sinh chúng ta cần phải :
- Biết ơn ông bà, cha mẹ - những người đã sinh thành và nuôi dưỡng ta
- Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta
- Biết ơn các anh hùng liệt sỹ - Những người đã góp công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đem lại cuộc sống hòa bình ngày nay
- Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong những lúc khó khăn- Những người đã mang đến cho ta những điều tốt lành
- Biết ơn các nước anh em, bầu bạn quốc tế đã giúp đỡ ta về vật chất lẫn tinh thần để bảo vệ và xây dựng đất nước.
Câu 5
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi: Tình huống:
 Nhóm học sinh lớp 6 Nhung, Quyên, Cúc, Liễu rất thân thiết với nhau. Nhân ngày 20 tháng 11 năm nay, Nhung rủ cả nhóm cúng đến thăm cô giáo đã dạy từ lớp 5. Quyên và Liễu chưa kịp nói gì thì Cúc đã nói ngay: ‘‘Thôi, việc gì phải đến! Năm nay bọn mình có cô chủ nhiệm mới rồi, cô giáo cũ thì quên đi cũng được!”
Em có đồng ý với ý kiến của Cúc không ? Vì sao ?
Theo em học sinh có cần phải biết ơn các thầy cô giáo cũ của mình không ? Tại sao ?
+ Đáp án :
- Không đồng ý với ý kiến của Cúc. Bởi vì ý kiến đó thể hiện không có lòng biết ơn của học sinh đối với cô giáo cũ đã dạy mình.
- Học sinh cần phải biết ơn các thầy cô giáo cũ của mình. Bởi vì các thầy cô giáo cũ đã có công dạy dỗ chúng ta, giúp chúng ta có kiến thức, có đạo đức để làm nền tảng tiếp tục tiếp thu những kiến thức mới...
Tiết 8
Chủ đề: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN.
Câu hỏi:1
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Thiên nhiên là gì?
Đáp án
Là những gì tồn tại xung quanh ta, mà không phải do ta tạo ra là đất trời không khí, động thực vật.
Câu hỏi: 2
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Thiên nhiên có vai trò gì?
Đáp án
Rất cần cho sự sống là yếu tố quan trọng phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người.
Câu hỏi: 3
+ Mức độ: Thông hiểu.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
 Học sinh phải có trách nhiệm gì với thiên nhiên?
Đáp án
Bảo vệ gần gũi, sống hòa hợp yêu quý giữ gìn, phê phán lên án những hành vi phá hoại thiên nhiên.
Câu hỏi: 4
+ Mức độ: Thông hiểu.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút.
+ Nội dung câu hỏi: 
Em có suy nghĩ gì trước cảnh đẹp thiên nhiên ?
Đáp án
Rung động yêu mến tự hào cùng chung sức với mọi người gìn giữ bảo vệ thiên nhiên.
Câu hỏi: 5
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời:10 phút.
+ Nội dung câu hỏi: 
Quê em có cảnh đẹp thên nhiên nào?em nghĩ gì về cảnh đó?
Đáp án
- Khu di tịhs lịch sử Pác Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo, Thác Bản Dốc.
- bẢo vệ tuyên truyền mọi người hiểu giá trị của nó.
	Tiết 11	Chủ đề: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI.
Câu hỏi: 1
+ Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Thế nào là sống chan hòa?
Đáp án
- Là sống vui vẻ hòa nhập với mọi người, sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích.
Câu hỏi: 2
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Sống chan hòa có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án
-Được mọi người quan tâm giúp đỡ,góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 
Câu hỏi: 3
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi: 
Em rèn luyện cách sống chan hòa như thế nào
Đáp án
-Thành thật thương yêu tôn trọng bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau trách vụ lợi ích kỷ bảo tre khuyết điểm .
Câu hỏi: 4
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Tại sao sống chan hòa lại rất cần trong cuộc sống xã hội.
Đáp án
- Làm cho cuộc sống tốt đẹp giữa con người có tình cảm gần gũi yêu thương biết sẻ chia vui buồn.
Câu hỏi: 5
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
 Trái với sống chan hòa là sống thế nào 
Đáp án
- Là sống thu mình chánh né mọi người không biết chia sẻ cảm thông sống ích kỷ vụ lợi và che giấu khuyết điểm.
Tuần 12	Chủ đề: LỊCH SỰ TẾ NHỊ
Câu hỏi: 1
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
 Thế nào là lịch sự tế nhị ?
Đáp án
Lịch sự là hành vi giao tiếp chuẩn mực xã hội thể hiện truyền thống đạo đức dân tộc.
- Tế nhị là ứng xử khéo léo có văn hóa
Câu hỏi: 2
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Sống lịch sự tế nhị có ý nghĩa gì ? 
Đáp án
Hiểu phép tắc chung của xã hội biết tôn trọng mọi người là lỗi sống truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
Câu hỏi: 3
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi: 
Theo em cần rèn luyện đức tính lịch sự tế nhị như thế nào?
Đáp án
Biết ứng xử kiểm soát mình khi giao tiếp điều chỉnh mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Câu hỏi: 4
+ Mức độ: Thông hiểu.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Vì sao phải sống lịch sự tế nhị
Đáp án
Sống lịch sự tế nhị sẽ làm tốt đẹp mỗi quan hệ giữa mọi nguwowiflamf cho cuộc sống vui tươi lành mạnh
Câu hỏi: 5
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Em hãy kể ra một vài biểu hiện mà em cho là lịch sự tế nhị ?
Đáp án
Xin lỗi khi va phải bạn
Không nói tục khi giao tiếp
Từ tốn lịch sự với các bạn và người lớn
Tiết
Mức độ
 Nội dung câu hỏi và đáp án
Điểm
Tuần
13
Bài 10
TÍCH 
CỰC
TỰ
GIÁC TRONG
HOẠT
ĐỘNG TẬP
THỂ
VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Nhận biết
Câu 1.Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
Đáp án:
- Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhử , giám sát.
Câu 2.Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có lợi gì?
Đáp án:
Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rnf luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân, đồng thời thông qua hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.
2điểm
2 điểm
Thông
 hiểu
Câu 1.Hãy nêu những biểu hiện cuả tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Đáp án:
-Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công công
- Tham gia văn nghệ , thể dục, thao nhà trường.
- Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai
-Tham gia câu lạc bộ học tập
- Nhận chăm sóc vườn hoa cây cảnh
- Tự giác tham gia các hoạt động của lớp
- Tham gia đội tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội....
 Câu2. Có ý kiến cho rằng: Kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do.
 Em có tán thành ý kiến đó không? vì sao?
Đáp án:
-Không tán thành ý kiến đó. (0,5 điểm)
Giải thích: Kỉ luật không làm cho con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những qui định chung, không ai bị ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. (1,5 điểm)
2 điểm
2 điểm
Vận 
dụng
Liên là học sinh giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. 
a/ Em hãy nhận xét hành vi của Liên.
b/ Nếu là bạn Liên em sẽ làm gì ?
Đáp án:
a/ Nhận xét (1 điểm)
- Hành vi của Liên là không đúng, là ích kỷ.
-Bổn phận của mồi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân.
b/ Nếu là bạn của Liên em sẽ: (1 điểm)
- Khuyên Liên nên tham gia các hoạt động của lớp của trường.
- Giải thích để Liên hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động tập thể... 
2 điểm
Tiết 14
Bài 11
MỤC
ĐÍCH
HỌC1
TẬP
CỦA
HỌC
SINH
Nhận
biết
Câu 1.Mục đích học tập của học sinh là gì?
Đáp án:
* Mục đích học tập của hs: 
- Mục đích trước mắt : học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; phát triển toàn diện
-Tương lai: Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc
Câu 2. Mục đích học tập của học sinh có ý nghĩa gì?
Đáp án:
-Xác định đúng đắn mục đích học tập đúng đắn giúp con người biết luôn cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
2 điểm
1 điểm
Thông
hiểu
Học sinh cần phải làm gì để xác định được mục đích học tập?
Đáp án:
*Học sinh cần:
-Xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân
-Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã đề ra.
-Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập.
Câu2. Phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai?
- Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau.
-Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (VD: số điểm) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức; chỉ nghĩ đến lợi ích tương lai của bản thân (Vd: để có nhiều tiền)
2 điểm
2điểm
Vận 
dụng
Câu1.Để thực hiện mục đích học tập, em thấy bản thân đã thực hiện được tốt những điều gì? Em hãy kể về một tấm gương trong lớp, trường hoặc ở địa phương mà theo em đã xác định mục đích học tập đúng đán.
Đáp án:
+ Quyết tâm vượt khó
+ Có kế hoạch
+ Giúp đỡ bạn học yếu
+Đọc thêm sách.
+ Học tập mọi người
+ Tranh thủ thời gian học tập
+ Dổi mới phương pháp học tập
+ Vận dụng điều đã học vào thực tế.
- Hs kẻ được một tấm gương trong lớp, trường, hoặc ở địa phương dã xác định đúng đắn mục đích học tập nên kết quả đạt học tập đạt cao. 
. Tên chủ đề: Bài 15 tiết 26.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
1.Câu hỏi 1
+ Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian: ( 4 phút )
+Nội dung câu hỏi: Em hãy nêu cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào?
2. Đáp án
Là một quần đảo hoang vắng, rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước, bỏ hoang, trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học.
1.Câu hỏi 2
+ Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian: ( 3 phút )
+Nội dung câu hỏi: Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở đảo Cô Tô là gì?
2. Đáp án
Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, huyện thành lập Ban đại diện cha mẹ hs của các trường, đến từng nhà vận động các gia đình cho con em đến trường học.
1.Câu hỏi 3
+ Mức độ: Vận dung
+Dự kiến thời gian: ( 3 phút )
+Nội dung câu hỏi : Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em đến trường học tập.
2. Đáp án
 Gia đình, nhà trường và xã hội kết hợp với nhau để giáo dục, giúp đỡ, động viên trẻ em đến trường học tập.
1.Câu hỏi 4
+ Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian: ( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi : Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào?
2. Đáp án
Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học chúng ta mới có kiến thức có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia dình và xã hội.
1.Câu hỏi 5
+ Mức độ: vận dụng
+Dự kiến thời gian: ( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi: Em có kế hoạch như thế nào cho việc học tập của bản thân?
2. Đáp án
Có thời gian biểu cụ thể, tự giác, chăm chỉ,...
Tên chủ đề:Tiết 28 bài 16 - QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM. 
1.Câu hỏi 1
+ Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian: ( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi: Theo em đối với mỗi con người thì những gì là quý nhất?
2. Đáp án
Tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm là quý nhất.
1.Câu hỏi 2
+ Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian: ( 3 phút )
+Nội dung câu hỏi: Nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về Tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người mà em biết.
2. Đáp án
Gây gổ, đánh bạn, nói xấu, dựng chuyện cho bạn,...
1.Câu hỏi 3
+ Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian: ( 3 phút )
+Nội dung câu hỏi :Tuấn và Hải ở cạnh nhà nahu. Do nghi ngờ Hải nói xấu minh, Tuấn đã chửi Hải và rủ cả anh trai dánh Hải. Theo em Tuấn đã vi phạm quyền gì theo quy định của pháp luật?
2. Đáp án
 Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, thân thể.
1.Câu hỏi 4
+ Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian:( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm được pháp luật quy định như thế nào?
2. Đáp án
Không ai được xâm phạm đến thân thể người khác; việc bắt giữ phải theo đúng quy định của pháp luật. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
1.Câu hỏi 5
+ Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian:( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi: Khi thân thể bị người khác bị xâm phạm thì em phải làm gì?
2. Đáp án
Phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.
Tên chủ đề:Tiết 29 bài 16 - QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM. 
1.Câu hỏi 1
+ Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian:( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể,...?
2.Đáp án
- Là quyền cơ bản của công dân; 
- Quyền đó gắn liền với mỗi con người.
- Là quyền cơ bản nhất của công dân.
1.Câu hỏi 2
+ Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian:( 3 phút )
+Nội dung câu hỏi: Những ai thì có quyền bắt giữ giam người?
2.Đáp án
 TAND; VKSND; Trưởng CAH trở lên, Chủ tịch UBND xã.
1.Câu hỏi 3
+ Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian:( 3 phút )
+Nội dung câu hỏi :Em hiểu bảo hộ là gì?
2. Đáp án
 Bảo hộ là che chở bảo vệ..
1.Câu hỏi 4
+ Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian:( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi : Nêu trách nhiệm của công dân hs đối với quyền bảo hộ về thân thể,..
2. Đáp án
- Biết tôn trọng thân thể tính mạng của người khác; biết tự bảo vệ quyền của mình .
1.Câu hỏi 5
+ Mức độ: Vận dụng
+Dự kiến thời gian:( 2 phút )
+Nội dung câu hỏi :Học qua bài quyền được pháp luật...nhân phẩm em rút ra bài học gì cho bản thân?
2. Đáp án
- Biết bảo vệ quyền cảu mình, tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phảm của người khác. 
 - Tố cáo, phê phán các hành vi sai trái pháp luật.
Tiết 30: Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Câu 1
Mức độ nhận thức: Nhận biết
Chuẩn kiến thức, kĩ năng: Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Thời gian trả lời: 05 phút
Số điểm: 2,0 điểm
Em hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Đáp án: Công dân được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Câu 2
Mức độ nhận thức: Nhận biết
Chuẩn kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân
Thời gian trả lời: 03 phút
Số điểm: 2,0 điểm
Những hành vi sau đây hành vi nào vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?
A. Khám xét trái pháp luật về chỗ ở của người khách. 
B. Đuổi trái pháp luật ra khỏi chỗ ở của họ
C.Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà hoặc pháp luật cho phép
D. Tự ý đập phá chỗ ở của người khác
Đáp án: Cả 4 hành vi trên
Câu 3
Mức độ nhận thức: thông hiểu
Chuẩn kiến thức, kĩ năng: Hiểu biết quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để đưa cách ứng xử phù hợp
Thời gian trả lời: 05 phút
Số điểm: 2,0 điểm
Tình huống: Em đến nhà bạn mượn truyện, đến nơi thấy nhà bạn cửa không khóa em có tự tiện vào nhà không?
Đáp án: Sau khi học bài “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân” em hiểu bản thân không tự tiện vào nhà người khác khi không có chủ ở nhà
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để đưa cách ứng xử phù hợp
Câu 4
Mức độ nhận thức: Vận dụng thấp
Chuẩn kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân” để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình 
Thời gian trả lời: 05 phút
Số điểm: 2,0 điểm
Khi bị người khác xâm phạm về chỗ ở của

File đính kèm:

  • docGDCD lop6 theo thứ tự.doc