Biện pháp dạy học theo nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn lớp 9A1 trường THCS Bổ Túc

B Cách tổ chức dạy học theo nhóm:

 b.1. Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ dạy học văn:

 Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi đối tượng học sinh chủ động tích cực học tập, một vấn đề đưa ra phải tác động tới nhiều đối tượng học sinh, phải có nhiều học sinh được suy nghĩ và trình bày điều mình nghĩ. Chính vì vậy trong một tiết học, giáo viên cần suy nghĩ để chọn phần nào, câu hỏi nào dành cho việc hoạt động nhóm, không nên quá lạm dụng hình thức này sẽ dẫn đến nhàm chán, rơi vào bệnh hình thức, học sinh hoạt động nhóm chỉ là hình thức, không có hiệu quả. Giáo viên cần phải xác định hình thức nhóm.

 b2. Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:

- Chia nhóm theo số lượng: Quy mô nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao cần đến ít hay nhiều người.

+ Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau.

+ Nhóm lớn: nhóm theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp dạy học theo nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn lớp 9A1 trường THCS Bổ Túc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS BỔ TÚC
TỔ XÃ HỘI
CHUYÊN ĐỀ 1
 BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9A1 TRƯỜNG THCS BỔ TÚC.
 I . ÑAËTVAÁNÑEÀ
 1.Lyù do choïn chuyeân ñeà
333
 Những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn Văn không nhiều. Không ít ý kiến cho rằng, sở dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn hay, một lời thơ đẹp. Qua thực tế, ta nhận thấy đa số học sinh rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống. Một phần do chính các em nhưng một phần cũng là do thiếu chất văn trong giờ học văn.Hay nói cách khác là chưa tạo được những giờ học thực sự hứng thú lôi cuốn học sinh.
     Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ máy móc và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách tham khảo, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi khác đi so với sách giáo khoa là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng.
     Nắm được nhược điểm đó của học sinh nên chúng tôi đã thống nhaát yù kieán choïn chuyeân ñeà “Biện pháp dạy học theo nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn lôùp 9A1 - Tröôøng THCS Boå Tuùc”.
 2. Muïc ñích.
- Ñeå phát huy vai trò tích cực, chủ đđộng, sáng tạo cho học sinh trong quaù trình tieáp nhaän kieán thöùc. 
- Nhaèm naâng cao chaát löôïng giaûng daïy boä môn Ngữ văn, đặc biệt là phần đọc hiểu văn bản.
II .THÖÏC TRAÏNG
Thuaän lôïi: 
 - Giaùo vieân ñöôïc ñaøo taïo ñuùng trình ñoä chuyeân moân
 - Giaùo vieân soaïn vaø giaûng theo ñuùng chuaån kieán thöùc kyõ naêng, luoân ñoåi môùi phöông phaùp daïy hoïc, thuû thuaät daïy hoïc.
 - Giaùo vieân tích cöïc söû duïng caùc phöông tieän daïy hoïc, ñoà duøng daïy hoïc khi leân lôùp.
 - Hoïc sinh coù ñaày ñuû saùch giaùo khoa, taäp, vở baøi taäp.
Khoù khaên:
 - Khaû naêng ñoïc hieåu cuûa hoïc sinh coøn quaù thaáp.
 - Hoïc sinh chöa nhaän thöùc ñöôïc taàm quan troïng cuûa boä moân, coøn lô laø, thuï ñoäng trong vieäc hoïc.
 - Taøi lieäu tham khaûo coøn quaù ít, do laø ñòa baøn xa caùc khu vöïc trung taâm nhö: thö vieän, nhaø saùch lôùn
 III .NOÄI DUNG
 1.Cô sôû lyù luaän.
 - Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông,chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý tức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đồng thời, nó còn rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ, cho nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốm đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.
 - Ña soá hoïc sinh lôùp 9A1 coù taâm lí chung laø khoâng thích moân vaên ñaëc bieät laø phaân moân văn học. Bởi vì nó bắt các em phải đọc,suy nghĩ để tìm ra các câu trả lời.Ñoái vôùi hoïc sinh khaù gioûi chæ caàn hoïc thuoäc baøi vaø hoaøn chænh caùc caâu hoûi trong vôû baøi taäp laø ñủ. Còn học sinh trung bình, yếu mượn tập của bạn chép đôi ba dòng để đối phó.
 - Nhìn chung nhu caàu veà hoïc taäp, tìm toøi, saùng taïo cuûa hoïc sinh trong lôùp 9A1 chöa coù neân caùc em thieáu tính tích cöïc hoaït ñoäng trong giôø học văn bản Vì theá caàn phaùt huy tính tích cöïc hoaït ñoäng theo nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản ñeå mang laïi hieäu quaû toái öu nhaát.
 2.Một số giải pháp thöïc hieän:
 A/ Một số hình thức tổ chức nhóm và việc quản lý nhóm học tập:
 a1. Đối với giáo viên:
 * Cần nắm vững quy trình tổ chức dạy học theo nhóm:
+ Bước 1: Thành lập nhóm.
     Cách hình thành nhóm học sinh ở đây cần phải rất linh hoạt. Tuỳ thuộc vào từng tiết học, phạm vi của vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng đơn vị nhóm có cơ cấu khác nhau. Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lí, giới tính và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là đôn đốc các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày; vị trí này không nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung của cả nhóm.
+ Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm.
     Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh cùng trao đổi, tìm tòi, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh ... có liên quan đến văn bản . Đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản đó (khuyến khích học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình).
+ Bước 3: Kiểm tra quá trình thảo luận của học sinh.
     Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian. Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một cá nhân làm việc. Mặt khác, thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học sinh, hướng vấn đề thảo luận đi vào trọng tâm.
+ Bước 4: Báo cáo kết quả:
     Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến.
+ Bước 5: Kết luận vấn đề:
     Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc.
 Cho điểm đối với nhóm có kết quả tốt nhất.
b. Quản lí nhóm học tập:
     Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm. Trong quá trình thiết kế giáo án,  giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống.
 a. 2. Đối với học sinh:
     - Trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.
    - Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể (phân công nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày... phải có sự thay đổi, luân phiên nhau). Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân công mỗi thành viên phụ trách một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng phần cấu trúc trình bày của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với môi trường tập thể - lớp học, học sinh phải luôn hướng đến thái độ hợp tác, trao đổi tích cực.
 B Cách tổ chức dạy học theo nhóm:
 b.1. Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ dạy học văn:
     Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi đối tượng học sinh chủ động tích cực học tập, một vấn đề đưa ra phải tác động tới nhiều đối tượng học sinh, phải có nhiều học sinh được suy nghĩ và trình bày điều mình nghĩ. Chính vì vậy trong một tiết học, giáo viên cần suy nghĩ để chọn phần nào, câu hỏi nào dành cho việc hoạt động nhóm, không nên quá lạm dụng hình thức này sẽ dẫn đến nhàm chán, rơi vào bệnh hình thức, học sinh hoạt động nhóm chỉ là hình thức, không có hiệu quả. Giáo viên cần phải xác định hình thức nhóm.
 b2. Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:
- Chia nhóm theo số lượng: Quy mô nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao cần đến ít hay nhiều người.
+ Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau.
+ Nhóm lớn: nhóm theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới.
- Chia nhóm theo tính chất:
+ Nhóm ngẫu nhiên: được chia theo một cách ngẫu nhiên, không tính đến đặc điểm của người trong nhóm.             
+ Nhóm hỗn hợp: gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau (thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc.
+ Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa chọn bạn cùng sở thích, có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó tạo thành một nhóm. (Giáo viên thường giao việc cho học sinh thực hiện ở nhà)
     Tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi kiến thức bài học, của vấn đề giáo viên đưa ra, vấn đề được chọn để nhóm làm việc nên hướng tới mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần đạt và quy định thời gian làm việc.
  Nếu vấn đề nhỏ thì chỉ thảo luận trong nhóm nhỏ khoảng 2-3 học sinh (theo từng cặp hoặc theo một bàn học) trong thời gian ngắn.
 * VD: Thảo luận về cách dùng một từ, ngữ: Em hiểu “giọt long lanh rơi” là gì ? Tại sao tác giả không viết cụ thể ra ? (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - sách Ngữ Văn 9).
 + Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhanh, có thể không ghi ra giấy; - Giáo viên gọi 1 đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
 + Giáo viên đúc kết ghi bảng.
   -  Nếu vấn đề được thảo luận liên quan đến kiến thức toàn bài thì nhóm có số lượng thành viên và thời gian nhiều hơn (theo 1 hoặc 2 bàn học)
 * Ví dụ: Văn bản “Sang thu” (Hữu Thỉnh - Ngữ văn 9): - Nêu ý nghĩa 2 câu thơ cuối. Theo em đây có phải là 2 câu thơ hay nhất trong bài không ?
 + Giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận: có thể ghi nội dung ra giấy để trình bày, các nhóm khác nhận xét.
 + Giáo viên đúc kết nhận xét.
    Tổ chức hoạt động nhóm sử dụng phiếu học tập:
     Phiếu học tập là một trong những công cụ nhằm tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, kĩ năng, nhiều đối tượng và chữa những lỗi cơ bản, phổ biến. Mỗi phiếu học tập, giáo viên có thể giao câu hỏi cho học sinh, nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề. Điều quan trọng là qua công tác độc lập với phiếu học tập, học sinh được phát triển kĩ năng tư duy, làm tăng hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực.
PHIẾU HỌC TẬP
- Tên học sinh trong nhóm: ..............................
- Nội dung thảo luận: .......................................
- Phần trả lời:....................................................
+ Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức vừa học:
* Nhóm tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận: Nếu vấn đề đã được chuẩn bị trước thì nhóm có thể hội ý nhanh để có được sự thống nhất cuối cùng. Nếu là vấn đề mới, nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận trong thời gian quy định cụ thể của giáo viên. Nhóm trưởng điều hành quá trình làm việc của nhóm, cùng nhóm xây dựng đề cương trình bày.
* Nhóm trình bày vấn đề: Trong thời gian quy định, nếu nhóm nào đã hoàn thành trước, giáo viên có thể ưu tiên để nhóm trình bày. Sau đó có thể gọi bất kì nhóm nào lên trình bày tiếp theo. Một thành viên đại diện nhóm trình bày bài viết của nhóm phải kết hợp hài hoà giữa kiến thức và phong cách trình bày, đảm bảo đúng thời gian.
* Đóng góp ý kiến: Sau phần trình bày của nhóm, tất cả các thành viên của lớp có quyền đặt câu hỏi phát vấn và nhận xét nhóm bạn. Giáo viên cần khuyến khích bằng hình thức thưởng điểm cho những học sinh có những câu hỏi hay và đáp án chính xác;
- Giáo viên đưa đáp án (ở màn hình, ở bảng phụ...) để học sinh đối chiếu;
- Giáo viên đúc kết vấn đề và nhận xét chung.
* Đánh giá cho điểm: Giáo viên thu phiếu học tập, đánh giá cho điểm với các yêu cầu:
+ Kiến thức đầy đủ, khoa học; có liên hệ, mở rộng.
+ Phong cách trình bày.
+ Thời gian.
     Qua các bước trên giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ để học sinh tiếp tục phát huy tinh thần học tập, thấy được thiếu sót, rút kinh nghiệm, định hướng để hoạt động lần sau đạt kết quả cao hơn.
       Thảo luận nhóm với chủ đề cho trước:
     Nhóm có thời gian chuẩn bị trước ở nhà (giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm ở tiết trước). Thường là những kiến thức liên quan đến tác giả, phần khái quát văn học, tìm hiểu một tác phẩm văn học... để tiết kiệm được thời gian ở lớp. Điều này phải tuỳ từng trường hợp cụ thể.
     Cách thảo luận nhóm với chủ đề cho trước là phân chia theo nhóm tình bạn, nhóm kinh nghiệm (chỉ là cách gọi tên, đó có thể là nhóm đã được chia để học ở nhà theo địa bàn dân cư). Giáo viên thông báo số lượng người trong nhóm và cùng nhau sưu tầm, tìm hiểu đề tài mà giáo viên đã giao cho nhóm.
Ví dụ: Trước khi học đến tác phẩm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du - Ngữ văn 9), giáo viên định hướng giao việc cho học sinh về nhà sưu tầm và tìm hiểu các vấn đề:
+ Tiểu sử, thân thế của Nguyễn Du;
+ Sự nghiệp sáng tác.
VI. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài. Giáo viên phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
     Việc dạy học theo nhóm trong giảng dạy Ngữ văn nói chung, trong giờ đọc hiểu văn bản nói riêng là một cách thức để thực hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra, tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có ở mỗi học sinh.
     Học tập thông qua hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt bởi nó phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể. Từ đó thể hiện tinh thần dạy học tích cực góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp - một yêu cầu mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
 Suối Dây, ngày 1 tháng 10 năm 2015
Tổ trưởng Người viết
 .y
 Lưu Đình Sĩ Phan Thị Mỹ Duyên

File đính kèm:

  • docchuyen_de.doc