Bí quyết để viết thành công một bài văn nghị luận xã hội

- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? )

- Dùng dẫn chứng để chứng minh. Dẫn chứng đó có thể lấy từ sách báo, các phương tiện truyền thông mà bạn đã xem qua, nghe qua, hoặc từ chính trong cuộc sống hàng ngày. Với đề “sống trong đời sống cần có những tấm lòng”, cần đưa dẫn chững về các tấm gương nhà tài trợ tiêu biểu, những người làm những công việc thầm lặng có ích trong xa hội Bên cạnh đó chỉ ra một số dẫn chứng đi ngược lại với đạo lí( biểu hiện của sự tiêu cực để đối chiếu). Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.

 

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết để viết thành công một bài văn nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÍ QUYẾT ĐỂ VIẾT THÀNH CÔNG MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Trong giáo dục hiện đại, học sinh được xem là nhân tố tích cực, chủ động. Đối với môn Ngữ Văn, vai trò tích cực chủ động của học sinh thể hiện ở việc nắm bắt và giải quyết vấn đề. Vì thế, trong qúa trình kiểm tra đánh giá, có những dạng bài văn nghị luận xã hội, đòi hỏi các em phải nhạy bén, có vốn sống và thật sự chủ động thì mới có thể viết tốt bài luận.
Về hình thức của một bài văn nghị luận, cần có bố cục ba phần rõ ràng. Mỗi luận điểm, mỗi ý cần được trình bày dưới dạng một đoạn văn. Bởi nhìn vào hình thức của bài văn là người chấm bài đã có thể hình dung được tư duy vủa người viết thể hiện như thế nào trong bài văn ấy.
Đối với kiểu đề nghị luận về một hiện tượng đời sống hay nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, muốn viết đúng hướng, đầu tiên các em cần xác định được yêu cầu của đề bài, trả lời cho câu hỏi : vấn đề cần phải bàn luận là gì? Có xác định đũng vấn đề thì bài luận mới không bị lệch hướng và lan man.
Ví dụ : “Tuần qua, dư luận xôn xao về sự việc Hào Anh (cậu bé bị chủ nhà ngược đãi dã man và được các nhà hảo tâm tài trợ tiền cho xây nhà). Sau khi có nhà mới, đã đuổi mẹ và cha dượng ra đường. Sau đó Hào Anh đã công khai nhận lỗi. Có nhiều ý kiến của dư luận cho rằng cha dượng của Hào Anh đã lợi dụng em.
Từ sự việc trên, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tình yêu thương và sự cảm thông của con người trong xã hội?
( Đề bài tập làm văn số 1, trường THPT Trần Nhân Tông, tp Hồ Chí Minh)
Với đề bài này, trọng tâm yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình về sự cảm thông và yêu thương, dựa trên câu chuyện của cậu bé Hào Anh.
Sau khi xác định được yêu cầu của đề, các em cần lựa chọn thoa tác lập luận cho phù hợp: có thể là chứng minh, giaỉ thích, bình luận; dự định triển khai bài văn thanh bao nhiêu ý, bao nhiêu đoạn để khi bắt tay vào viết, sẽ không bị lặp, không rối, tránh tình trạng thừa ý hay thiếu ý.
A, KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội). Chẳng hạn một số đề sau đây:
Đề 1 : Nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Hãy nêu ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên.
Đề 2 : Anh (Chị) hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?”.
Muốn làm tốt những kiểu đề dạng như thế, trước hết cần xác định được vấn đề tư tưởng, đạo lí đó là gì? (quan niệm về lí tưởng, về lòng tốt, hạnh phúc), vấn đề đó có mới mẻ không? Có được nhiều đối tượng quan tâm không? Khẳng định quan niệm tư tưởng đó là đúng, sai hay có tính hai mặt?
 cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có) Với đề số 1, cần giải thích lí tưởng là gì? Với đề 2, như thế nào là “tấm lòng”
- Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...). ý nghĩa chung thường là khuyên răn, nhắc nhở hoặc ca ngợi, lên án
- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? )
- Dùng dẫn chứng để chứng minh. Dẫn chứng đó có thể lấy từ sách báo, các phương tiện truyền thông mà bạn đã xem qua, nghe qua, hoặc từ chính trong cuộc sống hàng ngày. Với đề “sống trong đời sống cần có những tấm lòng”, cần đưa dẫn chững về các tấm gương nhà tài trợ tiêu biểu, những người làm những công việc thầm lặng có ích trong xa hội  Bên cạnh đó chỉ ra một số dẫn chứng đi ngược lại với đạo lí( biểu hiện của sự tiêu cực để đối chiếu). Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
- Bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác, đưa ra dẫn chứng minh họa, chẳng hạn, ở thời đại nào và đối với bất cứ ai, thì lí tưởng là rất cần thiết. nếu không có lí tưởng thì như thế nào? ( dẫn chứng về một số bạn trẻ có lối sống không lành mạnh)
- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: liên hệ với bản thân bạn và mọi người xung quanh, đã làm và chưa làm được gì, phê phán những cá nhân, tổ chắc đi ngược lại sự đúng đắn và tích cực của tư tưởng đạo lí ấy
 Mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
B. KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ...). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê
Đề 1 “Như một thứ a xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay (đề thi ĐH khối C, năm 2010)
Đề 2 :“Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người (đề thi ĐH, khối D, năm 2010)
Đề 3 : Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích – một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Có thể so sánh liên hệ với trường và lớp anh/ chị đang theo học.
Để làm tốt kiểu bài này, trước hết cần xác đinh được hiện tượng nêu ra, hiện tương này có phổ biến hay không, nó tác động đến con người và xã hội như thế nào? Các hiện tượng nhức nhối như : bệnh vô cảm, bệnh thành tích, tham nhũng, đạo đức giả hiện nay đang là vấn đề bức thiết của xã hội.
Xác đinh rõ đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực.
Giải thích các thuật ngữ liên quan: như thế nào là vô cảm, đạo đức giả, bệnh thành tích Nêu những biểu hiện cảu hiện tượng đó trõng xã hội, chỉ ra nguyên nhân và hậu quả ( tham khảo dẫn chứng qua sách báo, phương tiện truyền thông và từ thực tế cuộc sống xung quanh bạn)
Trình bày quan điểm của bản thân, thấy như thế nào trước sự việc, hiện tượng đó, cần phải có giải pháp gì? Đưa ra lời khuyên và phương án giải quyết
Mở rộng vấn đề nghị luận
Lưu ý: Dẫn chứng được chọn để đưa vào bài luận phải là những dẫn chứng tiêu biểu, được số đông chú ý, bám vào đó để phân tích, không nên đưa nhiều chi tiết nhỏ, vụn vặt, dẫn chứng qua nhiều hoặc quá ít. Nếu quá nhiều thì sẽ mất thời gian, làm cho bài viết bị loãng, nếu dẫn chứng quá nghèo nàn thì bài viết không đủ sức thuyết phục
Cần chú ý lập luận chặt chẽ, các ý diễn đạt sáng sủa, có tính liên kết. Yếu tố thuyết phục người đọc, người nghe quyết định dấu ấn của một bài nghị luận.
Chúc các em thành công!

File đính kèm:

  • docxgiup_hoc_sinh_lam_tot_bai_van_nghi_luan_xa_hoi_20150725_040447.docx