Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em - Năm học 2015-2016 - Trần Văn Huấn

Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT.

1. Khổ 1: Lời giã biệt và giãi bày một tình yêu vô vọng.

GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bốn câu đầu.

GV hỏi: Phân tích tác dụng nghệ thuật của câu Tôi yêu em mở đầu bài thơ. Tại sao người dịch không dịch: anh yêu em cho tình cảm thêm thắm thiết? Hoặc ngược lại tôi yêu cô, thể hiện mức độ thân thiết còn hạn chế hoặc sự rụt rè của chàng trai?

GV dẫn: Nếu đối sánh với nguyên tác , sẽ thấy tác giả không làm rõ thời quá khứ(đã yêu), cũng chưa làm rõ sắc thái trang trọng của nhân vật trữ tình với đối tượng. Mặt khác, dịch tôi yêu em chứng tỏ người dịch rất có dụng ý, rất hiểu tâm thế và cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong lời từ biệt đơn phương này. Nếu dùng: anh thì chưa được phép, chưa dám, chưa thể. Nhưng không thể dùng cô, hay nàng, vì hoặc xa cách quá, hoặc không trực tiếp.

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em - Năm học 2015-2016 - Trần Văn Huấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tuần 26
Ngày soạn: 24/02/2016
Tên bài dạy: TÔI YÊU EM
Tiết PPCT:
Kiểm tra sĩ số: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Số
HS có mặt
Tên
HS vắng (P-KP)
Điểm kiểm tra
bài cũ của HS
Ghi chú
29/02/2016
11A2
28
28
Không có
Nguyễn Thị Hồng Thắm (Nợ)
TÔI YÊU EM
- A. Puskin - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Hiểu được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình.
- Cảm nhận vẻ đẹp trong tình yêu chân thành, đắm say, thủy chung và cao thượng, vị tha của chủ thể trữ tình.
- Cảm xúc phức tạp, tinh tế của nhân vật trữ tình trong quan hệ nhiều chiều giữa lí trí và tình cảm, vị kỉ và vị tha... qua đó cảm nhận được xu hướng vươn tới cái cao cả của một tình yêu chân thành, đắm say. Chính vẻ đẹp tâm hồn đó làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Phân tích được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình.
- Rèn luyện kĩ năng đọc tác phẩm: nghệ thuật biểu hiện tâm trạng bằng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu thay đổi chân thực.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC.
1. Giáo viên.
- Chương trình giảng dạy: cơ bản
- Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh với các bản dịch thơ. Sử dụng phương pháp gợi mở, phân tích, bình giảng để làm rõ: chiều sâu của tư duy, cường độ cảm xúc và vẻ đẹp của trật tự ngôn từ.
- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập hai, sách giáo viên và sách thiết kế bài giảng ngữ văn lớp 11 tập 2, và một số tài liệu tham khảo khác. Ảnh chân dung phóng to của Puskin và tuyển tập thơ của ông.
- Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Vấn đáp nhanh; trình bày trước lớp, đọc thơ...
2. Học sinh.
- Sách giáo khoa và bài chuẩn bị ở nhà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Tổ chức kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi kiểm tra: 
Đọc thuộc lòng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính. Trình bày nội dung chính của bài thơ.
Đáp án: Nội dung chính bài thơ:
Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, bài thơ đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm thiết tha. Nhân vật trữ tình bước vào ngưỡng của tình yêu và trải qua bao cung bậc cảm xúc nhưng điều mong mỏi sâu xa nhất vẫn là tình yêu trọn vẹn.
Tương tư là trạng thái gì của tâm hồn? Cách thể hiện của Nguyễn Bính đạm đà chân quê. Điều này thể hiện trong bài thơ Tương Tư như thế nào?
Đáp án:
Tương tư”, một cảm xúc, một căn bệnh khó lòng mà tránh khỏi của những người đang yêu, đặc biệt là những buổi đầu, những khi mà tình yêu còn e ấp trên môi, chưa dám tỏ bày. “Tương tư” thường được hiểu là tâm trạng nhớ nhung, mong ngóng của đôi trai gái khi yêu, nhưng trong thực tế, diễn biến tâm trạng này chỉ xảy ra ở một phía.
Thể hiện trong bài thơ tương tư:
Nói chuyện tương tư, nhưng là tương tư từ một phía, giọng điệu có vẻ hờn giận trách móc. Thực ra lời trách thể hiện tình cảm tha thiết của người tương tư. Trong lời trách có xuất hiện những hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Nhấn mạnh nỗi tương tư và sự chờ đợi, mong ngóng của người tương tư. Trong sự mong ngóng ấy có dự cảm về sự chông chênh của mối tình. Chú ý cách sử dụng cặp hình ảnh “hoa khuê các – bướm giang hồ”.
Mượn chuyện trầu cau để nói chuyện đôi lứa. Ước mong và cũng là lời thổ lộ tình cảm rất dễ thương. Câu hỏi kết thúc đau đáu một niềm mong ước, nó làm tăng thêm sự da diết của tâm trạng và sự nồng nàn của cảm xúc.
2. Giới thiệu bài mới.
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mặt trời thi ca Nga từng tơ vương không ít mối tình đơn phương éo le và thất vọng. Nhưng đó lại là một trong những cảm hứng sáng tác, để ra đời những bài thơ tuyệt tác. Tôi yêu em được khơi nguồn từ một tình yêu như thế. Bài thơ được dịch ra tiếng Việt từ năm 1960 qua bản dịch của Thúy Toàn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ.
3. Triển khai bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM.
HS đọc Tiểu dẫn – SGK tr.59
GV hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Puskin.
GV nhấn mạnh và bổ sung:
Vai trò và vị trí không ai thay thế nổi của Puskin trong lịch sử văn học Nga về vai trò mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX.
Đóng góp nhiều mặt, nhiều thể loại của Puskin vào văn học Nga nhưng cống hiến vĩ đại nhất vẫn là thơ trữ tình.
Nội dung bao quát: thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga, bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX.
Đóng góp về hình thức nghệ thuật, xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.
GV hỏi: Dựa vào sách giáo khoa, em hãy giới thiệu vắn tắt về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
Lưu ý: Giọng đọc phù hợp với bài thơ trữ tình điệu nói. Cụ thể: câu 1 – 2 chậm, ngập ngừng, câu 3 – 4 mạnh, dứt khoát, câu 5 – 6 day dứt, buồn đau, câu 7 – 8 mong ước thiết tha mà điềm tĩnh.
GV hỏi: Sau khi đọc xong bài thơ, nhận xét về thể thơ của bài thơ.
GV dẫn: Lưu ý về số tiếng trong câu, và số câu trong toàn thể bài thơ. Sau đó GVchốt ý và chuyển sang phần tiếp.
GV chuyển ý và đặt câu hỏi: Bài thơ được làm theo thể tám tiếng – thể thơ truyền thống của dân tộc Nga. Dựa vào nội dung truyền đạt của tác giả , hãy chia bố cục của bài thơ.
GV chuyển ý: Thông qua việc tìm hiểu và tác giả, tác phẩm sau đây chúng ta sẽ chuyển sang phần đọc hiểu chi tiết để tìm hiểu được các trạng thái cung bậc cảm xúc của nhà thơ trong tình yêu của mình.
Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT.
1. Khổ 1: Lời giã biệt và giãi bày một tình yêu vô vọng.
GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bốn câu đầu.
GV hỏi: Phân tích tác dụng nghệ thuật của câu Tôi yêu em mở đầu bài thơ. Tại sao người dịch không dịch: anh yêu em cho tình cảm thêm thắm thiết? Hoặc ngược lại tôi yêu cô, thể hiện mức độ thân thiết còn hạn chế hoặc sự rụt rè của chàng trai?
GV dẫn: Nếu đối sánh với nguyên tác , sẽ thấy tác giả không làm rõ thời quá khứ(đã yêu), cũng chưa làm rõ sắc thái trang trọng của nhân vật trữ tình với đối tượng. Mặt khác, dịch tôi yêu em chứng tỏ người dịch rất có dụng ý, rất hiểu tâm thế và cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong lời từ biệt đơn phương này. Nếu dùng: anh thì chưa được phép, chưa dám, chưa thể. Nhưng không thể dùng cô, hay nàng, vì hoặc xa cách quá, hoặc không trực tiếp.
GV hỏi: Dấu hai chấm được đặt sau từ em có dụng ý gì?
GV dẫn: Trong nguyên tác, sau từ em là dấu hai chấm. Thật tinh tế khi tác giả hiểu rằng tình yêu nảy sinh trong chủ thể trữ tình, thuộc về chủ thể, nhưng đồng thời tình yêu cũng có sinh mệnh riêng. Nhân vật trữ tình đã cảm nghiệm, suy ngẫm về tình yêu của mình như vừa là một phần trong anh vừa như một cái gì đó độc lập tương đối.
GV hỏi: Các từ: có thể, chưa hẳn bộc lộ tâm trạng gì?
GV bổ sung: Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hẳn”. Tình yêu của tôi dành cho em là tình yêu say mê, âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của cảm xúc vững bền và một trái tim thủy chung, khác hoàn toàn với những đam mê bộc phát nhất thời.
GV hỏi: Đối lập với các từ (có thể, chưa hẳn) là các từ (nhưng, không, không thể) việc sử dụng từ ngữ như thế có dụng ý gì?
GV bổ sung: Tình cảm nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu thật chân thành mãnh liệt mâu thuẫn lí trí chế ngự tình yêu để người mình yêu được thanh thản không phải “ bận lòng”, “ u hoài”. Chàng trai thấu hiểu và sẵn sàng hi sinh cho người mình yêu. Giọng điệu hai câu thơ: mạnh mẽ và dứt khoát.
Từ nhưng tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc. Vừa mới phân vân, dùng dằng, day dứt về tình yêu chưa tắt hẳn thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng tình yêu vẫn còn mạnh, hăm hở và say đắm.
à Đó là sự kìm nén, dằn lòng, tự vượt mình, đấu tranh với chính mình. 
Xem yêu như hành vi trao tặng, làm cho người mình yêu hạnh phúc, quan trọng hơn là được yêu được đón nhận, sở hưu về mình, cho sự thụ hưởng của mình.
GV hỏi: Nêu nhận xét về hai câu 3 – 4?
GV bổ sung: Rõ ràng, đó không chỉ là lời từ giã một mối tình, đưa nó trở thành kỉ niệm mà còn là lời bày tỏ và khẳng định của một tâm hồn chân thực và đầy lòng vị tha.
GV yêu cầu HS chốt lại vấn đề ở khổ thơ thứ nhất về nội dung. GV tóm lược và trình bày ý chính?
GV chuyển ý: Tâm trạng và diễn biến của nhân vật xưng tôi sẽ thay đổi và chuyển biến thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp khổ 2 để có cảm nhận rõ hơn.
2. Khổ 2: Lời giãi bày tiếp và lời nguyện cầu cho em.
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ 2.
GV hỏi: Điệp ngữ tôi yêu em có tác dụng gì?
GV bổ sung: Điệp ngữ tôi yêu em có tác dụng không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác.
GV hỏi: Hai câu 5 – 6 thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình qua các từ ( “âm thầm”, “ không hi vọng”, “rụt rè” “hậm hực lòng ghen”)?
GV bổ sung: Nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò hậm hực, vì hờn ghen...vì thất vọng, vì không được đáp đền, đón đợi. Đó là sự tự trách mình yếu đuối, ghen tuông. Bao thời gian trôi qua vẫn đeo đẳng mối tình si một phía.
“ Hậm hực lòng ghen”: Một trạng thái tình cảm thường thấy ở bất cứ ai khi đang yêu. Puskin gọi ghen tuông là “ nỗi buồn đen tối làm mụ mẫm đầu óc”. Lòng ghen là một thứ gia vị cần có trong tình yêu. Nó làm cho tình yêu có thêm nhiều màu sắc và thú vị hơn. Tuy nhiên nếu như ghen tuông mù quáng và không có giới hạn thì sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho tình yêu. Nó làm cho con người mất bình tĩnh và không thể phân biệt đúng-sai, dễ dẫn tới bi quan và tuyệt vọng. Cuối cùng vì ghen tuông quá mức mà người ta có thể làm những điều không tốt đối với chính người mình yêu, dẫn tới sự tan rã trong tình yêu.
GV hỏi: Kiểu kết cấu: Lúc ... khi thì...
Có tác dụng gì trong diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi?
GV chuyển tiếp và đặt câu hỏi: Qua hai câu thơ trên, trình bày tâm trạng của nhân vật tôi?(nhịp thơ, cách ngắt dòng)
GV hỏi: Cụm từ “ tôi yêu em” được lặp lại lần thứ 3 nhằm khẳng định tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
GV đặt câu hỏi: Tình cảm của nhân vật trữ tình tôi được biểu hiện như thế nào qua các từ: chân thành đằm thắm.
GV bổ sung: Tình yêu trong nhân vật trữ tình vẫn còn: chân thành, đằm thắm tuy vậy trở lại thời gian hiện tại để chuẩn bị hướng tới tương lai. Giữ lại tất cả những gì là sầu đau, day dứt, tuyệt vọng để dâng lên người thiếu nữ mà anh tôn thờ, say đắm tất cả những gì chân thành nhất, thủy chung, đắm say nhất, đẹp nhất.
GV hỏi: Trong câu 8, đó là lời cầu chúc của nhân vật trữ tình, điều ấy thể hiện gì về con người của nhân vật xưng tôi?
GV dẫn: Dù tôi không được yêu em, nhưng từ đáy lòng tôi vẫn cầu mong cho em được một người nào khác yêu em cũng chân thành, thủy chung và đằm thắm như tôi đã yêu em. Vượt lên sự ích kỉ thường gặp trong tình yêu, thậm chí, không yêu được thì đạp đổ thù hận... anh lại có thể gửi gắm vào người thứ ba tất cả tình cảm nâng niu mà anh đã từng dành cho cô gái với mong ước nàng được hạnh phúc.
GV hỏi: Sự so sánh trong nhân vật tôi và người tình thể hiện mong ước gì ở nhân vật xưng tôi?
GV dẫn: Tôi yêu em chân thành đằm thắm, không nghi ngại, dù không được đáp trả tình yêu với sự mong đợi nhưng một người nào đó thay thế tôi ước gì họ cũng yêu em như tôi thế là tôi hạnh phúc.
Hoạt động 3: TỔNG KẾT.
GV hỏi:
Em có nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và chốt ý chính.
Hoạt động 4: LIÊN HỆ THỰC TẾ.
Trong cuộc sống ngày nay, một số bộ phận thanh niên có ứng xử chưa được văn hóa trong tình yêu (tung hình ảnh của người yêu cũ lên mạng, đòi lại quà đã tặng cho người yêu cũ, tìm mọi cách để có được người mình yêu). Suy nghĩ của em như thế nào về những hành động này?
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Tác giả.
a. Cuộc đời:
A-lếch-xan-đrơ Xéc- ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837).
Puskin là “ Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A. Đô-brô-liu-bốp).
b. Sự nghiệp: 
Là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình, là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết, trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn xuất sắc.
2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác.
Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi gợi cảm xúc từ mối tình không thành của tác giả với Ô-lê-nhi-na(con gái của A.N.Ô-lê-nhin.
b. Thể thơ.
Thể thơ truyền thống của dân tộc Nga.
c. Bố cục.
Bài thơ chia thành hai phần:
+ Phần 1: Bốn câu đầu – Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương không thành.
+ Phần 2: Bốn câu cuối – Lời giãi bày tiếp và lời nguyện cầu cho em.
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT.
1. Khổ 1: Lời giã biệt và giãi bày về một tình yêu vô vọng.
a. Câu 1 – 2.
Mở đầu bằng 3 từ: tôi yêu em... ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, bày tỏ tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Cách xưng hô: “tôi”- “em” trang trọng, có phần xa cách.
Dấu: “:” => tôi và tình yêu là 2 chủ thể hoàn toàn khác, tình yêu vừa là một phần trong tôi vừa là một cái gì độc lập tương đối.
“Có thể”: thể hiện tình yêu vẫn còn rạo rực, cháy bỏng như thưở ban đầu. “Chưa hẳn”: phủ định để khẳng định tình yêu vẫn còn da diết, dai dẳng.
Hai dòng đầu: Tình yêu của nhân vật Tôi được thể hiện một cách tự nhiên và chân thành.
b. Câu 3 – 4.
“Nhưng”: thể hiện mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí của chàng trai. 
“Không”: quyết định dứt khoát, tự nguyện rút lui vì tôn trọng tình cảm của người mình yêu, không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Hai câu 3 – 4 như lời hứa, lời thề trang nghiêm, dứt khoát.
Bốn câu thơ đầu cho thấy vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình đang dần được hé lộ, chàng trai có tình yêu trung thực, chân thành và biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.
2. Khổ 2: Lời giãi bày tiếp và lời nguyện cầu cho em.
a. Câu 5 – 6.
Điệp khúc “ tôi yêu em”: khẳng định một tình yêu nồng nhiệt, chân thành và giản dị đến cảm động.
Từ ngữ: “âm thầm”, “ không hi vọng”, “rụt rè” “hậm hực lòng ghen”: cho thấy rất nhiều cung bậc cảm xúc xuất hiện trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Kết cấu: lúc...khi thì...diễn tả sự yếu mềm mà cháy bỏng, cuồng nhiệt vì yêu mà mụ người, khốn khổ.
Nhịp thơ nhanh, nhiều cách ngắt (3/2/3, 3/3/2,đã diễn tả thành công bi kịch tuyệt vọng giữa lý trí và tình cảm của nhân vật trữ tình.
b. Câu 7 – 8.
Điệp ngữ tôi yêu em nhấn mạnh, khẳng định tình cảm và chuyển hướng cảm xúc.
“Chân thành, đằm thắm”: là hai phẩm chất, hai tiêu chuẩn của một tình yêu đẹp.
Lời cầu chúc: thành tâm cầu chúc cho người mình yêu sẽ gặp được một người yêu tốt.
Sự so sánh: “tôi” và “ người tình” thể hiện nhân cách cao thượng của nhân vật “ tôi” mong muốn người khác cũng sẽ yêu em với tất cả tình cảm nâng niu và trân trọng.
III. TỔNG KẾT.
Nghệ thuật
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà tinh tế
Nội dung: 
Thấm đượm nỗi buồn về một tình yêu đơn phương nhưng nỗi buồn đó xuất phát từ tâm hồn trong sáng với một tình yêu chân thành và cao thượng.
4. Củng cố.
HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Tôi yêu em là một trong những bài thơ nổi tiếng của Pu-skin được khơi nguồn từ mối tình đầu của nhà thơ với ai?
A.A.A.Ô-lê-nhi-na. ( con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga )
 B.A.A.Ô-lê-ni-na. (con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tích viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga )
C.A.A.Ô-lê-ni-nha. (con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga)
D.A-A.Ô-lê-nhi-nha. (con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga)
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ Tôi yêu em là gì?
A.Diễn tả tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của nhân vật trữ tình khi tình yêu cho đi không được đáp trả.
B.Thể hiện tình yêu chân thành, vị tha và cao thượng của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu.
 C.Thể hiện nỗi buồn của một tình yêu đơn phương nhưng nỗi buồn đó xuất phát từ tâm hồn trong sáng với một tình yêu chân thành và cao thượng.
D.Tình yêu bình dị, trong sáng của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu.
5. Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Nắm nội dung kiến thức của bài.
- Học thuộc bài thơ và kiến thức trong tâm. 
- Soạn bài: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt.
D. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docxTuan_26_Toi_yeu_em.docx