Bảng hệ thống hoá kiến thức Ngữ văn 9

Làng- Kim Lân

(Nhân vật ông Hai) * Ông Hai là người nông dân cần cù chất phác, tình tình xởi lởi, vui chuyện: Ông hay lam hay làm, hay kể về làng

* Là người yêu làng thiết tha, mặn mà, sâu sắc gắn với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến.

+ Tự hào, hãnh diện về làng: thường xuyên khoe làng cho đỡ nhớ, thường xuyên quan tâm đến làng, nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em.

+ Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của cụ Hồ, không muốn rời làng đi tản cư.

+ Oán giận, đau khổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: bẽ bàng, đau đớn; ông xấu hổ, tủi thân, lúc nào cũng lo lắng, chột dạ, nơm nớp; thù làng; trò chuyện với đứa con nhỏ vợi bớt nỗi khổ đau, trút gánh nặng mặc cảm và để thổ lộ tình yêu cách mạng.

+ Vui mừng phấn khởi khi nghe tin làng được minh oan: mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con; lật đật sang nhà ông Thứ, đi lên nhà trên, bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe nhà ông bị đốt, làng ông bị cháy-> thà mất mát, hi sinh để đánh đổi danh dự cho làng.

 -> Ông hai tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân Việt Nam yêu làng, tình yêu ấy gắn bó và thống nhất với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

doc37 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3993 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bảng hệ thống hoá kiến thức Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tháng tuổi thơ ở với bà và tình cảm ấm áp của bà với lòng biết ơn... 
14
ánh trăng (Nguyễn Duy)
* Hình ảnh vầng trăng trong cảm xúc của tác giả.
- Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, một vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của vũ trụ.
- Trăng là người bạn tri kỉ của thời thơ ấu và những ngày chiến đấu ở rừng 
- Hoàn cảnh sống thay đổi, con người quen với tiện nghi hiện đại, điện đã làm lu mờ ánh trăng, trăng trở thành người dưng qua đường. 
- Bất ngờ đèn điện tắt, vầng trăng đột ngột hiện ra qua ô cửa sổ, đánh thức bao kỉ niệm tưởng đa lãng quên trong lòng người, khiến cho con người cảm thấy “rưng rưng” một nỗi nhớ khắc khoải và da diết đối với quá khứ bình dị, mộc mạc mà thiêng liêng. 
* Suy tư của tác giả mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Vầng trăng không chỉ đơn giản là vầng trăng thiên nhiên mà nó đã trở thành một biểu tượng cho những gì thuộc về quá khứ của con người.
 - Bước qua thời chiến tranh, sống trong cảnh hoà bình, cuộc sống của con người đổi thay, ngập chìm trong hạnh phúc,
 không ít người đã vô tình lãng quên quá khứ.
- Trong khoảnh khắc hiện tại, hình ảnh vầng trăng đột ngột xuất hiện trong đêm điện tắt đã đánh thức trong tâm hồn con người bao kỉ niệm...
- Con người ngỡ ngàng đến thảng thốt, rồi rưng rưng hoài niệm, để đọng lại cuối cùng là nỗi niềm day dứt, ân hận: “giật mình” soi lại mình, suy ngẫm về quá khứ, cần sống có trách nhiệm với quá khứ, về hiện tại, về sự vô tình vô nghĩa đáng trách giận. 
- “Giật mình” nhắc nhở không được phép lãng quên quá khứ, cần có trách nhiệm với quá khứ, coi quá khứ là điểm tựa cho hiện tại, lấy quá khứ để soi vào hiện tại. Sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ. Đó là một đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam: đạo lí thuỷ chung, ân tình, nghĩa tình.
15
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điểm)
* Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo.
- Trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. 
- Hạt gạo hậu phương, hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa. 
* Khúc ca thứ hai là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi. 
- Người mẹ cần cù và đảm đang vừa địu con, vừa làm rẫy.
- Tình yêu thương, niềm tự hào của mẹ đối với cu Tai 
- Mẹ nhân hậu, lòng mẹ bao la mang nặng tình làng nghĩa xóm.
* Khúc ca thứ 3 là khúc ca chiến đấu.
- Cả gia đình mẹ cùng ra trận, mang tầm vóc anh hùng. 
- Mẹ địu con ra trận, đi tiếp tế, đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no, hạnh phúc, giấc mơ chiến thắng-> tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà.
16
Con cò (Chế Lan Viên)
* Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
- Hình ảnh con cò từ lời hát ru gợi lên cuộc sống thanh bình, gợi lên cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc xưa kia. 
- Hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. 
 - Con được đón nhận tình yêu và sự che chở của người mẹ.
* Đoạn 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của tuổi thơ và trong mỗi bước đường khôn lớn của con người.
- Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.
- Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
- Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt chặng đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi đến khi trưởng thành.
* Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời.
- Qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
- Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau, người mẹ nghĩ về thân phận, số phận những con cò nhỏ bé đáng thương, đáng trọng. 
17
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
 * Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời ( khổ đầu )
 - Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, rộn rã và tràn đầy sức sống. 
 - Tâm trạng náo nức, xôn xao, say sưa, ngây ngất trước sức xuân. 
 * Mùa xuân của đất nước ( khổ 2,3 )
 - Hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. - - Sức sống bền vững của đất nước bốn nghìn năm qua bao vất vả, gian lao vẫn vượt lên và mỗi mùa xuân về được tiếp thêm sức sống để bừng dậy với nhịp diệu hối hả, sôi động.
* Tâm niệm của nhà thơ dâng trọn “ mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất nước, cho cuộc đời ( còn lại )
 - Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
 - Điệu Nam ai, Nam bình mênh mang, tha thiết được cất lên ngợi ca quê hương đất nước, thể hiện niềm tin yêu, gắn bó sâu nặng .
18
Sang thu (Hữu Thỉnh)
* Tín hiệu của sự chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu.
- Ngọn gió se nhẹ nhàng, mang theo hương ổi, màn sương giăng qua ngõ.
- Nhân hoá làn sương: mùa thu mang đậm hồn người với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng (bỗng, hình như) 
* Sự vật ở thời điểm giao mùa.
 - Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ, mà êm ả, dềnh dàng, sông đanh lắng lại, đang trầm xuống trong trong lững lờ như ngẫm nghĩ, suy tư . 
- Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã, hương thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét . 
- Đám mây như một dải lụa trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Bầu trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu. 
* Suy ngẫm triết lý sang thu của hồn người.
- Vẫn là nắng mưa, sấm chớp, bão dông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác. 
- Sang thu không những dịu nắng, bớt mưa mà cũng thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động những hàng cây cổ thụ khi đã trải qua hai mùa
xuân, hạ. 
- Cũng giống như “ hàng cây đứng tuổi ”, khi con người đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh. 
19
Nói với con (Y Phương)
* Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
 - Không khí gia đình tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của mọi người .
 - Con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương; đây là nơi che chở, đùm bọc và nuôi dưỡng con người từ tình cảm đến lối sống. 
* Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người miền núi và thể hiện mong ước của người cha qua lời tâm tình với con. 
- Ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống thuỷ chung nơi chôn rau cắt rốn, cuộc sống mạnh mẽ và tràn đầy niềm tin. 
- Người cha muốn truyền vào con lòng chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng niềm tin của mình. Cuộc sống dù có đói nghèo, con người dẫu “ thô sơ da thịt”, nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn. Họ biết lo toan và mong ước, biết tự lực, tự cường xây dựng quê hương, duy trì những tập quán tốt đẹp.
- Người cha mong muốn con mình phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó làm hành trang để vững bước trên đường đời .
-> Sức sống , vẻ đẹp đáng yêu và tâm hồn của một dân tộc miền núi.
20
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
* Nỗi niềm xúc động khi vào lăng viếng Bác. 
- Cách xưng hô “con” và “Bác” rất gần gũi, thân thương vừa trân trọng thành kính; Thay từ “viếng” bằng từ “thăm” như dùng lí trí để chế ngự tình cảm, cố kìm nén nỗi xúc động.
- Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác hiện lên trong màn sương sớm, một hình ảnh thân thuộc của quê hương Việt Nam. Một tình cảm vừa thân quen vừa tự hào bởi cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam với bản lĩnh, sức sống bền bỉ, kiên cường.
* Tự hào, tôn kính và lòng biết ơn sâu lắng khi vào lăng viếng bác.
- Sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Niềm xúc động, lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác:
 * Tình cảm của tác giả, của nhân dân
- Không gian yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ: ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác; tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
- Niềm xúc động thành kính và nỗi xót đauvì ra đi của Bác: Lí trí thì tin rằng bác vẫn còn sống mãi với non sống đất nước như trời xanh mãi mãi nhưng trái tim lại không thể không đau nhói, xót xa vì sự ra đi của Bác.
* Tâm trạng và ước mong của tác giả khi phải rời lăng Bác.
- Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác: nỗi xót thương trào nước mắt.
- Nỗi xót thương như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao ước muốn tha thiết và chân thành.
21
Làng- Kim Lân
(Nhân vật ông Hai)
* Ông Hai là người nông dân cần cù chất phác, tình tình xởi lởi, vui chuyện: Ông hay lam hay làm, hay kể về làng 
* Là người yêu làng thiết tha, mặn mà, sâu sắc gắn với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến.
+ Tự hào, hãnh diện về làng: thường xuyên khoe làng cho đỡ nhớ, thường xuyên quan tâm đến làng, nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em. 
+ Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của cụ Hồ, không muốn rời làng đi tản cư.
+ Oán giận, đau khổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: bẽ bàng, đau đớn; ông xấu hổ, tủi thân, lúc nào cũng lo lắng, chột dạ, nơm nớp; thù làng; trò chuyện với đứa con nhỏ vợi bớt nỗi khổ đau, trút gánh nặng mặc cảm và để thổ lộ tình yêu cách mạng.
+ Vui mừng phấn khởi khi nghe tin làng được minh oan: mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con; lật đật sang nhà ông Thứ, đi lên nhà trên, bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe nhà ông bị đốt, làng ông bị cháy-> thà mất mát, hi sinh để đánh đổi danh dự cho làng.
 -> Ông hai tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân Việt Nam yêu làng, tình yêu ấy gắn bó và thống nhất với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
22
Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
( Nhân vật Anh thanh niên)
* Anh là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt:
- Là “người cô độc nhất thế gian”: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng sống giữa “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người.
- Công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, chấn động mặt đất” 
 * Anh là người có tinh thần trách nhiệm và say mê với công việc.
- Luôn say mê công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi anh ý thức được công việc mình làm giúp ích cho sản xuất và chiến đấu của Tổ Quốc. 
- Kiên trì không ngại gian khổ, khó khăn mặc dù sống trong hoàn cảnh đặc biệt: làm việc một mình trên núi cao, gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. 
- Thạo việc và làm việc một cách tỉ mỉ và chính xác: không nhìn máy cháu nhìn gió lay lá, nhìn sao trời có thể nói được mây, tính được gió. 
* Là người giản dị, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
+ Sống giản dị “Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
+ Sống với lí tưởng và hoài bão phục vụ đất nước” “...khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi một mình được? 
+ Khiêm tốn không để cho hoạ sĩ vẽ mình và giới thiệu những con người lao động khác
* Là người có tâm hồn nhạy cảm, trong sáng và có cuộc sống hết sức phong phú.
+ Luôn cởi mở, chân thành, quan tâm, chu đáo với mọi người: tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng hoa cho cô gái, biếu mọi người làn trứng để ăn trưa-> tấm lòng nhân hậu.
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, phong phú: đọc sách, trồng hoa, nuôi gà...
-> Anh là người tiêu biểu cho những con người lặng lẽ cống hiến cho đất nước ở miền lặng lẽ Sa Pa, là hình ảnh tốt đẹp của thế hệ trẻ- những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
23
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
*Nhân vật bé Thu.
- Kính yêu, tôn thờ người cha của mình.
+ Lạ lùng, sợ hãi và xa lạ đối với người cha: nghe gọi con bé giật mình, tròn xoe mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, tái mặt đi, vụt chạy và thét lên.
+ Kiên quyết không chịu nhận ba vì Thu đã khắc ghi trong lòng hình ảnh về ngươì cha trong tấm hình.
- Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt.
+ Giữ mãi hình ảnh về người cha đẹp và hoàn hảo nên quyết không gọi “ba”, nói trổng, hất trứng cá, cự tuyệt, xa lánh cha.
+ Nằm im, lăn lộn, thở dài khi nghe bà ngoại lí giả.
+ Lặng lẽ đứng ở góc nhà, đôi mắt buồn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
+ Cất tiếng gọi ba như xé ruột: “ Ba...a...a...ba”. Tiếng gọi “ba” như thét sau 3 ngày, sau 8 năm kìm nén trong lồng ngực, trong trái tim chan chứa tình yêu thương, là tiếng gọi ba lần đầu và cũng là lần cuối cùng- thật cảm động và đau đớn.
+ Hôn cha cùng khắp, hôn lên cả vết thẹo trên mặt ba, vết thẹo - thủ phạm gây nghi ngờ, chia rẽ tình cảm cha con, vết thương chiến tranh.
- Là cô bé ngây thơ, ương ngạnh, cúng cỏi. mạnh mẽ và sâu sắc.
+ Sự ngây thơ, chân thành của đứa bé 8 tuổi, đứa trẻ Nam bộ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
+ Dứt khoát, rạch ròi, quyết liệt: nhất quyết không gọi “ba”, phản ứng mạnh mẽ...
+ Kiêu hãnh về một tình yêu, niềm tự hào dành cho người cha của mình, người cha chụp hình chung với má.
+ Tận hưởng một cách vồ vập, hối tiếc cái tình cha con máu mủ trong giờ phút ngắn ngủi lúc chia tay.
* Nhân vật ông Sáu: Là người cha thương yêu con vô cùng.
- Ông háo hức, chờ đợi giây phút được gặp con và khao khát được nghe tiếng gọi “ba” của đứa con. 
+ Cái tình cha con cứ nôn nao trong con người anh, không chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên, anh bước vội vàng những bước dài, vừa bước vừa khom lưng đưa tay đón chờ con.
+ Anh mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, những con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
- Tìm đủ mọi cách để gần gũi con, thương yêu con.
+ Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.
+ Anh ngồi im giả vờ không nghe chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”
+ Trong bữa cơm, anh gắp trứng cá cho con.
- Hụt hẫng, đau khổ khi con không nhận mình là cha.
+ Anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài bên má đỏ ửng, giần giật, giọng lặp bặp, run run; Ba đây con...
+ Anh đứng sững, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy.
+ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi.
- Bực mình trước sự thái quá của bé Thu, quá thương con ông không ồim nổi cảm xúc và đã đánh con: Giạn qua không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông con bé và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
- Hạnh phúc tột cùng, nhớ thương tột độ khi con nhận ra anh là “ba” trong tiếng thét; anh ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hồn lên mái tóc con”
- Vào chiến trường:
+ Hối hận, day dứt vì đánh con.
+ Dồn toàn bộ niềm say mê, tình yêu thương để làm chiếc lược cho con, anh khắc lên chiếc lược dòng chữ” Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” dòng chữ chứa bao nhiêu tình cảm sâu nặng của người cha.
+ Trước khi hy sinh, ông nhờ bạn mình chuyển cây lược đến cho bé Thu. Chiếc lược là biểu tượng của tình phụ tử, là chiếc lược yêu thương.
24
Bến quê- Nguyễn Minh Châu
* Hoàn cảnh éo le của nhân vật Nhĩ: từng đi nhiều nơi trên thế giới nhưng vào những ngày cuối đời lại bị buộc chặt vào giường bệnh.
* Tâm trạng của Nhĩ trong buổi sáng đầu thu nơi bến quê:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên vào một buổi sáng đầu thu ở bến quê. Đó là vẻ đẹp giản dị nhưng trường cửu, cái đẹp của quê hương .
 - Một không gian có chiều sâu , rộng và sống động lạ thường: hoa bằng lăng tím, tia nắng sớm, màu vàng thau, màu xanh non của bãi bồi thân thuộc như da thịt, hơi thở của đất đai màu mỡ.
- Không gian và những cảnh sắc ấy cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
* Nhĩ cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của vợ mình. Anh hiểu rằng gia đình là điểm tựa vững chắc nhất của cuộc đời mỗi con người.
- Sự khắc khổ ,vất vả của Liên qua cái áo vá,và những ngón tay gầy guộc của chị: “lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá”
- Tình yêu thương , sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của Liên.
- Thực sự thấu hiểu và sự biết ơn sâu sắc người vợ của mình: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh ”
* Nhĩ cảm nhận được sự quan tâm, tình yêu thương, lòng nhân hậu của cụ giáo Khuyến và lũ trẻ con hàng xóm.
* Nhĩ khao khát muốn đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
- Khao khát muốn tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực và sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những bồng bột và những ham muốn xa vời lúc còn trẻ đã bỏ qua.
- Không thực hiện được niềm khao khát anh đành nhờ con trai nhưng đứa con không hiểu đã thực hiện một cách miễn cưỡng và lại sa vào đám phá cờ thế trên hè phố, có thể bị lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- Hành động cuối cùng của Nhĩ thể hiện tâm trạng giằng xé đau khổ vừa tuyệt vọng, bất lực vừa thúc dục, thức tỉnh mọi người hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống.
* ý nghĩa triết lí: tác phẩm chứa đựng những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những điều nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta(vòng vèo, chùng chình)
* Những trải nghiệm của đời người: bến đậu bình yên nhất, đẹp đẽ nhất, chỗ dựavững chắc nhất của đời người là gia đình và quê hương.
25
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
* Những cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối.
 + Hoàn cảnh sống vô cùng gian khổ, ác liệt: đóng quân ở một cái hang giữa một vùng trọng điểm. 
 + Công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức: chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch...
- Họ đều có phẩm chất chung của những chiến sĩ TNXP ở chiến trường.
 + Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ .
 + Lòng dũng cảm không sợ hy sinh .
 + Có tình đồng đội gắn bó.
- Họ là những cô gái trẻ yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ và thích làm đẹp cho cuộc sống.
- Mỗi người có một tính cách và sở thích riêng:
 + Chị Thao từng trải, chăm chép bài hát dù giọng chua và hát sai nhịp.
 + Nho vô tư hồn nhiên, thích thêu thùa.
 + Phương Định mơ mộng, thích hát và ngồi bó gối mơ màng, hay soi gương.
 * Nhân vật Phương Định.
 - Là người con gái nhạy cảm, hồn nhiên và thích mơ mộng.
 + Thường sống với kỷ niệm nơi thành phố quê hương mình, có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ. Những kỷ nệm ấy vừa là niềm khao khát, giúp Phương Định có đủ nghị lực vượt lên mọi khó khăn thử thách.
 + Giáp mặt với đạn bom, quen với sự nguy hiểm vẫn giữ được nét hồn nhiên con gái: hay hát và thích hát, hay chú ý đến hình thức bản thân...
+ Một cơn mưa đã trên cao điểm cũng làm sống dậy trong cô bao kỉ niệm...
- Là một thanh niên xung phong rất dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ: Một mình phá quả bom trên đồi, bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom . Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm . Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”
- Phương định yêu mến những người đồng đội và cả đơn vị mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
-> Phương Định tiêu biểu cho thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, có tâm hồn trong sáng, chính họ đã làm nên thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc.
 Tác phẩm Văn học trung đại
Tác phẩm- Tác giả
Thể loại- PTBĐ
H/ cảnh sáng tác (xuất xứ)
Nội dung
Nghệ thuật
Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ
- Truyện truyền kì.
- Tự sự, biểu cảm
- T

File đính kèm:

  • doche_thong_hoa_kien_thuc_van_9_20150725_033744.doc
Giáo án liên quan