Bản thuyết minh thiết bị dạy học tự làm - Vòng xoay kiến thức

3.Cách làm :

 Dùng một miếng gỗ có dạng hình chữ nhật làm đế và có khoang lỗ ở giữa để cắm cột trụ. Dùng tiếp một thanh gỗ làm trụ cột, đầu trên của thanh gỗ có khoan lỗ tròn dùng để bắt cốt xe đạp vào. Sử dụng vành xe đạp bị hỏng có cả căm xe bắt óc vào cốt xe đạp. Lúc này vành xe đạp và cột trụ đã dính liền nhau. Tôi dùng một miếng bìa cứng làm chiếc kim và dán dính vào với vành xe đạp. Lúc này vòng xoay đã được hoàng thành. Để giảng dạy được tôi dùng 6 cái đĩa CD đã bị hỏng và dán giấy màu lên sau đó dán tiếp giấy nhựa kiếng vào các đĩa để viết nội dung ôn vào khi muốn thay đổi nội dung tôi chỉ việc xóa bỏ và dùng bút dạ ghi vào nội dung mới. Khi các đĩa đã được dán xong tôi ghép các đĩa vào chiếc căm xe thì TBDH sẽ sử dụng được. Để TBDH được đẹp mắt hơn tôi dùng thêm một đĩa CD và một số giấy màu để trang trí lên đồ dùng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản thuyết minh thiết bị dạy học tự làm - Vòng xoay kiến thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM
Tên thiết bị dạy học tự làm : Vòng xoay kiến thức
Tên tác giả : 
Đơn vị : Trường Tiểu học Phương Trung II
I/ Thông tin chung :
 Trong dạy học ở Tiểu học nói chung và với lớp 2 nói riêng việc trau dồi đầy đủ kiến thức cho các em là một vấn đề không đơn giản. Đặc biệt việc tổ chức trò chơi giúp các em hứng thú hơn, khắc sâu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn Các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng “Học mà chơi, chơi mà học” tạo cho không khí tiết học thoải mái, có hiệu quả hơn là một vấn đề lại càng khó khăn. Chính vì vậy tôi suy nghĩ và thiết kế đồ dùng dạy học mang tên “Vòng xoay kiến thức” nhằm giúp cho giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học ở các môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc và tôi dùng TBDH này để dạy các bài ôn hoặc dùng để ôn Toán, Tiếng Việt ở các tiết tự học. TBDH này giúp giảng dạy tốt ở lớp 2 nói riêng và có thể sử dụng đợc ở tất cả các khối lớp nói chung.
II/ Công dụng (chức năng) của TBDH tự làm :
 - TBDH tự làm được giảng dạy ở các lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Dạy các môn Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc.
 - Đặc biệt TBDH tự làm chỉ giảng dạy ở các buổi ngoại khóa, hoặc ở các bài ôn hay để tổ chức trò chơi nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh như : 
 + Đối với môn toán : ôn về bảng cộng trừ, bảng nhân chia, các quy tắc, các công thức. 
 + Đối với môn Tiếng Việt : Sử dụng cho các tuần ôn tập như : tuần 9, tuần 18, tuần 27, tuần 35 (chương trình giảng dạy lớp 2). Ngoài ra có thể sử dụng cho học sinh chọn bài đọc khi thi.
 + Với môn Âm nhạc : giảng dạy ở các bài ôn.
III/ Quy trình thiết kế TBDH tự làm :
1. Nguyên tắc và cấu tạo:
 - Giáo viên dung but dạ ghi nội dung ôn vào các đĩa trong vòng xoay. Vòng xoay đã được gắn liền với trụ cột giáo viên cắm trụ cột vào đế sau đó cho học sinh lần lượt dùng tay chạm vào vòng xoay và thực hành xoay để chọn nội dung.
 - Vòng xoay là một hình tròn có đường kính 40cm, trụ cột của TBDH có chiều cao 35cm, đế TBDH có dạng hình chữ nhật dài 25cm, rộng 17cm.
 2.Nguyên vật liệu : 
- Gỗ dùng để làm đế và trụ cột.
- Vành xe đạp (1) để làm vòng xoay.
- Cốt xe đạp (1) dùng để bắt vòng xoay vào trụ.
- Đĩa CD bị hỏng (7), (6) đĩa dùng để ghi nội dung (1) đĩa dùng để trang trí.
- Giấy màu, nhựa kiếng dùng để bao các đĩa lại.
- Bìa cứng (1) dùng làm chiếc kim.
3.Cách làm :
 Dùng một miếng gỗ có dạng hình chữ nhật làm đế và có khoang lỗ ở giữa để cắm cột trụ. Dùng tiếp một thanh gỗ làm trụ cột, đầu trên của thanh gỗ có khoan lỗ tròn dùng để bắt cốt xe đạp vào. Sử dụng vành xe đạp bị hỏng có cả căm xe bắt óc vào cốt xe đạp. Lúc này vành xe đạp và cột trụ đã dính liền nhau. Tôi dùng một miếng bìa cứng làm chiếc kim và dán dính vào với vành xe đạp. Lúc này vòng xoay đã được hoàng thành. Để giảng dạy được tôi dùng 6 cái đĩa CD đã bị hỏng và dán giấy màu lên sau đó dán tiếp giấy nhựa kiếng vào các đĩa để viết nội dung ôn vào khi muốn thay đổi nội dung tôi chỉ việc xóa bỏ và dùng bút dạ ghi vào nội dung mới. Khi các đĩa đã được dán xong tôi ghép các đĩa vào chiếc căm xe thì TBDH sẽ sử dụng được. Để TBDH được đẹp mắt hơn tôi dùng thêm một đĩa CD và một số giấy màu để trang trí lên đồ dùng.
4.Lắp ráp và bố trí TBDH tự làm :
 Vành xe đã được ghép các điã CD có sẵn và dính liền với trụ cột, khi giảng dạy ta chỉ cần lấy trụ cột cắm vào để thì TB đã sử dụng được.
IV/ Hướng dẫn khai thác và sử dụng :
 Môn toán lớp 2 :
 Sau khi học sinh đã được học các bảng cộng, bảng trừ giáo viên cần ôn lại nhằm giúp học sinh luyện học thuộc lòng và khắc sâu kiến thức.
 VD: Bài: Luyện tập (SGK trang 39)
 - Đối với tiết học này nhằm củng cố lại các bảng cộng đã được học. Vậy để giúp học sinh học tốt bài này thì tôi kiểm tra lại các kiến thức có liên quan, bằng cách khi kiểm tra bài cũ tôi dùng bút dạ ghi các bảng cộng vào từng đĩa trong vòng xoay kiến thức như ôn bảng cộng 9 cộng với một số, 8, 7, 6, 5, 4  cộng với một số tôi ghi vào các đĩa, mỗi đĩa một chữ số sau đó cho học sinh thực hành xoay. Nếu học sinh xoay mũi tên chỉ vào số nào thì học sinh phải đọc được bảng cộng đó. Ví dụ : Xoay kim chỉ ngay số 9 thì học sinh sẽ đọc bảng 9 cộng với một số. Nếu học sinh nêu được có quyền chỉ định em khác trong lớp lên xoay. Khi muốn thay đổi nội dung tôi xóa nội dung cũ và ghi vào nội dung mới.
 - Ngoài ra có thể giảng dạy khi củng cố tiết học bằng cách tổ chức trò chơi như phương pháp trên nhằm giúp học sinh nhớ lâu.
 - Với phương pháp trên có thể sử dụng để ôn bảng trừ, quy tắc tìm thành phần chưa biết, bảng nhân, bảng chia
Môn Tiếng Việt lớp 2 :
 Tuần 18 : Ôn tập và kiểm tra cuối HKI
 Ở tuần này cần lại các bài Tập đọc và học thuộc lòng thường thì giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm nếu thăm chỉ bài nào thì học sinh sẽ đọc bài đó. Riêng tôi thì không cho học sinh bốc thăm mà tôi sẽ dùng bút dạ ghi tên các bài ôn vào từng đĩa, mỗi đĩa tên một bài. Lần lượt cho học sinh xoay khi chiếc kim chỉ ngay bài nào thì học sinh sẽ đọc bài đó.
 Với phương pháp trên có thể áp dụng đối với môn Âm nhạc.
V/ Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản :
 - Khi xoay tránh không nên quá mạnh tay.
 - TBDH này có độ bền chắc nhưng việc tránh ẩm ướt cũng rất cần thiết. Vì vậy muốn bảo quản TBDH được lâu bền thì khi sử dụng xong tôi cho vào bọc tránh bụi bám và để vào tủ đựng ĐDDH.
 Xác nhận HT
 Người viết thuyết minh 
	 (Họ và tên) 
 GV khối 2

File đính kèm:

  • docBan_thuyet_minh_do_dung_tu_lam.doc