Bài văn mẫu Lớp 7- Bài viết số 6: Văn lập luận giải thích

Bài 5:

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.

Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.

Lại có một câu chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán :

- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.

Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng :

- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không biết sử dụng.

Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.

Tục ngữ cũng đã có câu:

“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.

Hay :

“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.

 

doc29 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài văn mẫu Lớp 7- Bài viết số 6: Văn lập luận giải thích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”.
Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam, Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.
Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.
Bài 3: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.
Bài 4: * Dàn bài:
+ MB:
- Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
- Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như “ Lời nói goi vàng”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
+TB:
1. Nghĩa đen
- Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
- Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
- Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
- Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
- Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.
- Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa. Người ta thường nói:
“ Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.”
- Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”
3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
- Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
- Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy “ Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần” quả không sai.
Bài 5:
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán :
- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.
Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng :
- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không biết sử dụng.
Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.
Hay :
“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” !.
Bài 6: 
Mỗi khi khuyên bảo nhau hay kêu gọi nhau yêu thương đồng bào của mình, nhất là khi có đồng bào đang gặp cảnh khó khăn, cùng khốn, chúng ta thường dùng câu ca dao :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Nghe câu ấy ai cũng xúc động, nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, đồng loại, để rồi nhiệt thành cứu giúp nhau.
Tuy nhiên, “người trong một nước phải thương nhau cùng” thì ai cũng hiểu, nhưng “nhiễu điều phủ lấy giá gương” thì thiết nghĩ chỉ những vị cao niên hoặc trung niên thì mới hiểu, chứ các bạn trẻ, e rằng không biết thực sự câu này muốn diễn tả cái gì. Xin phép để chia sẻ với các bạn trẻ một chút ý nghĩa của câu này nhé.
Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý.
Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không được treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo ra sau này, chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và được đặt trên cái giá bằng gỗ.
Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhưng cũng có những cái giá chỉ được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí là khác.
Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng gỗ quý, nhưng bây giờ trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái gương.
Có người nhìn tấm nhiễu đỏ phủ cái giá gương khiến cho cái giá gương, dù làm bằng gỗ thường, trở nên đẹp và đáng quý, đã xúc cảnh sinh tình mà ví von : tấm nhiễu đỏ đẹp biết thương cái giá gương không đẹp, nên đã lấy thân mình mà che phủ cho cái giá, làm đẹp, làm tăng giá trị cái giá lên. Thế thì chúng ta, là đồng hương, đồng bào, đồng loại mà không biết thương nhau hay sao ? Nếu mình đang có cuộc sống tươi đẹp, nếu mình đang đầy đủ, thì hãy yêu thương, nâng đỡ, bù đắp cho những đồng hương, đồng bào, đồng loại của mình, khi những “đồng” ấy đang gặp cảnh không may, đang sống trong một cái bệnh xấu. Làm được như thế tức là thể hiện tình thương đối với nhau vậy.
Lời khuyên bảo, kêu gọi này thật đáng quý. Thực hành lời khuyên bảo ấy cũng thật đáng khen.
Bài 7: 1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi”
học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn th` khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:
A-BÌNH:
a)giải thích câu nói (or nêu các biểu hiện của vấn đề)học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáokhi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài XH
b)phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN or các bác học Newtơn, Ampere trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” or:
“đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Or câu của bác hồ :
“học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a)phân tích các mặt bổ sung.
Nhưng thật đáng tiếc là có những ng` làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nôgn cạn, dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt đượấp mà ko chịu típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
B)xây dựng thái độ đúng cần fải có.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc fải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH..
c)phân tích nguyên nhân,hậu quả, (or tác dụng)
nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi ng` trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi ng` công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân ta ko có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến trrang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần fải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của lê-nin.
Bài 8: 
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học quí báu,đó là những kinh nghiệm sản xuất kinh nghiệm chiến đấu và là cách ứng xử trong xã hội,đó cũng là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc nhân cách của con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
“Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”
Để hiểu ý ông cha ta muốn nói điều gì trong câu tục ngữ trên,trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem mực là gì và đèn là gì?
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hộ

File đính kèm:

  • docBai_26_Viet_bai_tap_lam_van_so_6_Van_lap_luan_giai_thichlam_o_nha.doc
Giáo án liên quan