Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 5: Môi trường học tập của học sinh THPT

– Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiến nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, luôn luôn tác động trực tiếp cóhệ thống đến sự hình thành và phát triển toàn diện của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩn chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, tương ứng với yêu cầu của các bậc học, cấp học phù hợp với trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.

– So với gia đình, nhà trường là một môi trường giáo dục rộng lớn hơn, phong phú, hấp dẫn hơn đối với thế hệ trẻ. Trong nhà trường, học sinh được giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi ở địa phuơng, cộng đồng, được tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá trình xã hội hoá cá nhân phong phú, toàn diện hơn.

– Nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách theo hướng duy trì, phát triển xã hội. Nhà trường có chức năng hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ thông qua hoạt động dạy học, giáo dục. Tri thức trong nhà trường là những kinh nghiệm của nhân loại đã được chọn lọc và tích luỹ. Nhà trường là tổ chức chuyên biệt có chức năng truyền thụ toàn bộ kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lí tưởng của xã hội đặt ra.

– Giáo dục nhà trường có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu cụ thể, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo, tiến hành giáo dục theo một chương trình, nội dung, phương pháp sư phạm nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện, hướng tới sự thành đạt của con người.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 5: Môi trường học tập của học sinh THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG .........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT5: Môi trường học tập của học sinh THPT
Năm học: ..............
Họ và tên: .	
Đơn vị: 	
Trong giáo dục chúng ta vẫn thường nhắc đến những phương châm như: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “hãy dành tất cả những gì tốt nhất cho các em” Tuy nhiên, môi trường đó phải như thế nào mới phù hợp với học sinh ? Đặc biệt là đối với các em ở bậc THPT khi các em chuẩn bị bước sang một môi trường mới đầy dự định mơ ước cho tương lai. Các em cần có một môi trường học tập tốt nhất để trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất phục vụ cho môi trường cuộc sống mới sau này.
Các bậc phụ huynh thường đòi hỏi con mình phải học và biết thật nhiều. Thậm chí có nhiều bà mẹ còn tìm kiếm những loại thuốc bổ, món ăn giàu chất dinh dưỡng để giúp trẻ thông minh, học giỏi. Liệu rằng, sự quan tâm như vậy có giúp các em mau chóng chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức của nhân loại không? Câu trả lời rằng: Trong tất cả sự quan tâm mà cha mẹ dành cho con, cần nhất đó là môi trường học tập tốt nhất để các em có thể phát huy được tối đa những năng lực và sở trường của mình.
Vậy làm thế nào để có được một trường học tập tốt nhất cho các em học sinh THPT đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội chúng ta cùng tìm hiểu: thế nào là môi trường học tập, các loại môi trường học tập, các biện phấp xây dựng môi trường học tập, xây dựng môi trường học tập ở trường học tập ở trường THPT hiện nay, quá trình vận dụng và kết quả đạt được. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là môi trường và môi trường học tập của học sinh THPT.
1. Khái niệm môi trường học tập
Môi trường học tập là các yếu tố tác động đến quá trình học tập của học sinh bao gồm:
– Môi trường vật chất: Là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí
– Môi trường tinh thần: Là mỗi quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giữa nhà trường- gia đình – xã hội Các yếu tố tâm lí như động cơ, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập cửa học sinh và phong cách, phương pháp giảng dạy của giáo viên trong môi trường lớp.
– Môi trường học tập rất đa dạng, cần được tạo ra ở nhà trường, gia đình, xã hội. Môi trường sư phạm là tập hợp những con người, phương tiện đảm bảo cho việc học tập đạt kết quả tốt. Mọi trường sư phạm là nội dung cơ bản của môi truờng nhà trường.
– Trong tài liệu “Curriculum Development – A Guìde to Practìce” đã quan niệm, môi truờng học tập gồm:
+ Môi trường học tập theo truyền thống: Nhà trường là môi trường đơn độc tĩnh lặng và trật tự. Bầu không khí này là kết quả cửa áp lực theo định nghĩa hẹp của nền giáo dục chính quy, cửa vào giới hạn cho một số người và theo phong cách giáo huấn, mô phạm (nói, nghe) đối với việc học tập.
+ Trường học đổi mới cơ cẩu tổ chức hoàn toàn trái ngược với phong cách truyền thống. Trường thường được mở rộng hơn, ồn ào hơn và đôi khi như những trung tâm với các hoạt động. Các trường học như thế thường là kết quả của cả hai sụ thay đổi: Định nghĩa trường học và cách hiểu mới về điều kiện môi trường để củng cố việc học.
+ Có ba tiêu chuẩn để đánh giá môi trường học tập cửa nhà trường: Mỗi liên hệ giữa nhà trườmg với cộng đồng xung quanh, cấu trúc và cách sử dụng các tòa nhà và sân bãi, cách tổ chức không gian học lập trong từng nhà.
+ Nhà trường mong muốn mở rộng các phản hồi của học sinh về quá trình học tập thường khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường, Không gian hấp dẫn vui vẻ, đầy màu sắc, sân trường được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động
+ Cuộc cách mạng trong xây dụng trường học: Một môi trường nhà trường sinh động, năng nổ thể hiện một trung tâm học tập chủ động, sáng tạo.
+ Không gian lớp học: Cách truyền thống là sắp xếp phòng học sao cho tất cả mọi cái nhìn và sự chú ý tập trung vào người thầy, các hoạt động trùng khớp với cách sắp xếp đồ đạc.
+ Toàn bộ hệ thống môi trường học tập, môi trường dạy học, môi trường giáo dục trong trường phải được tiếp cận hệ thống, đó là các quan hệ thầy – trò, quan hệ trò – trò, quan hệ nhóm lớp của học sinh, quan hệ của học sinh với nhà quản lí, mà bản chất của các mổi quan hệ là dựa trên quan hệ pháp luật, nhân văn, đạo đức, cộng đồng hợp tác.
Như vậy, môi trường học tập là toàn bộ các yếu tố vật chất, không gian và thời gian, tình cảm và tinh thần – nơi học sinh đang sinh sống, lao động và học tập, có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự hình nhân cách cửa học sinh phù hợp với mục đích giáo dục.
2. Các loại môi trường học tập
2.1. Môi trường học tập nhà trường
– Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiến nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, luôn luôn tác động trực tiếp cóhệ thống đến sự hình thành và phát triển toàn diện của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩn chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, tương ứng với yêu cầu của các bậc học, cấp học phù hợp với trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.
– So với gia đình, nhà trường là một môi trường giáo dục rộng lớn hơn, phong phú, hấp dẫn hơn đối với thế hệ trẻ. Trong nhà trường, học sinh được giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi ở địa phuơng, cộng đồng, được tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá trình xã hội hoá cá nhân phong phú, toàn diện hơn.
– Nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách theo hướng duy trì, phát triển xã hội. Nhà trường có chức năng hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ thông qua hoạt động dạy học, giáo dục. Tri thức trong nhà trường là những kinh nghiệm của nhân loại đã được chọn lọc và tích luỹ. Nhà trường là tổ chức chuyên biệt có chức năng truyền thụ toàn bộ kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lí tưởng của xã hội đặt ra.
– Giáo dục nhà trường có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu cụ thể, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo, tiến hành giáo dục theo một chương trình, nội dung, phương pháp sư phạm nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện, hướng tới sự thành đạt của con người.
– Ngày nay, giáo dục nhà trường luôn gắn liền với môi trường sống và môi trường tụ nhiên, với các cơ sở sản xuất nhằm phát huy nội lực, lôi cuốn sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục học đường, mặt khác giúp cho nội dung giáo dục gần với đời sống sản xuất xã hội. Nhà trường có chức năng chuyển giao văn hóa giúp cho mỗi học sinh hội nhập với cộng đồng và trở thành chủ nhân chuyển giao nền văn hoá cho thế hệ sau, nhằm duy trì bản sắc vân hóa của dân tộc. Ngày nay, mỗi cá nhân không chỉ tiếp thu tri thức từ nhà trường mà còn tiếp nhận thông tin qua các kênh như sách, báo, mạng Internet
– Giáo dục nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và xã hội thì mới đạt được mục tiêu chung về giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Điều quan trọng nhất là phải có sự thống nhất về định hướng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2.2. Môi trường gia đình
Ở lứa tuổi này, địa vị của các em ở trong gia đình đã thay đổi, các em được gia đình thừa nhận như là một thanh viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao cho những nhiệm vụ cụ thể như chăm sóc các em khi cha mẹ đi vắng, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc Ở các gia đình neo đơn, các em đã phải tham gia lao động thực sự để góp phần nâng cao thu nhập của gia đình. Các em đã ý thức được các nhiệm vụ đó và thực hiện tích cực.
Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là đã được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình, về những việc của cha mẹ, anh chị, quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ uy tín của gia đình hơn . Những sự thay đổi đó đã động viên, kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ.
Gia đình là một đơn vị xã hội hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung.
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục suốt đời đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Gia đình giữ vị chí quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó ruột thịt huyết thống – một thứ tình cảm khó có thể chia cắt. Do đó, dù có phải trải qua bao biến động về mọi phuơng diện, con người vẫn luôn hướng vềquê hương, gia đình.
Cha mẹ là người thầy giáo, là nhà sư phạm đầu tiên giáo dục cho con cái mình những phẩm chất nhân cách cơ bản làm nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể lực, thẩm mĩ, lao động theo các yêu cầu của xã hội. Gia đình là động lực giúp con người không ngừng hoàn thiện nhân cách. Thế mạnh của gia đình là tình yêu thương, sự quan tâm châm sóc, chính điều đó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn và rào cản của cuộc sống, lao động và học tập.
2.3. Môi trường xã hội
Giáo dục xã hội là hoạt động của các tổ chức, các nhóm xã hội cóchức năng giáo dục theo quy định của pháp luật hoặc các chương trình giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo dục xã hội tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách thường qua hai hình thúc: tự phát và tự giác. Những ảnh hưởng tự phát bao gồm các yếu tố tích cực và tiêu cực của đời sổng xã hội vô cùng phức tạp do cá nhân tự lựa chọn theo nhu cầu, hứng thú, trình độ tự giáo dục của mình. Những ảnh huởng tự giác là những tổ hợp tác động trực tiếp hay gián tiếp có hướng đích, có nội dung, phương pháp bằng nhiều hình thức của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội như y tế, thể thao, nghệ thuât, Hội Ngựời cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường xã hội có ảnh huởng rất mạnh mẽ đến cuộc sống của mọi cá nhân.
Giáo dục của xã hội phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người theo định hướng cửa Đảng và Nhà nước. Để phát huy tính tích cực của giáo dục xã hội, các tổ chức, cơ quan đoàn thể xã hội trước hết phải thực hiện chức năng cơ bản, chủ yếu của mình, góp phần làm cho môi trường xãhội trong sạch, đời sống vật chất tinh phần phong phú, lành mạnh, hạn chế tác động tiêu cực đến đời sống của mọi cá nhân, nhất là đổi với thế hệ trẻ.
3. Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập cho học sinh THPT
3.1. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh
Việc liên kết, phối hợp giữa môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội nhằm thực hiện mục đích phát triển nhân cách công dân được coi là một nguyên tắc quan trọng. Việc liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng như cách thức hành động để hiện thực hóa mục tiêu quá trình phát triển nhân cách; tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hoá lẫn nhau gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động đối với cá nhân trong việc lựa chọn, tiếp thu các giá trị tốt đẹp.
Gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội liên kết, phối hợp thống nhất mục đích, mục tiêu giáo dục thể hiện ở những nội dung cơ bản nhằm phát triển toàn diện các mặt đức, trí, thể, mĩ, lao động Mỗi môi trường đều có một ưu thế trong việc thực hiện các nội dung giáo dục. Gia đình có ưu thế đối với việc giáo dục định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen lao động chân tay, quan hệ ứng xử Nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là tri thức văn hoá; các chuẩn mực đạo đức, ý thức công dân bằng các phương pháp, phương tiện hiện đại nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nhân cách. Các đoàn thể xã hội bằng các hình thúc tổ chức hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp giúp các em mơ rộng kiến thúc, gắn tri thức với thực tiễn, chủ trương, chính sách chung của Nhà nước, của địa phương về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Việc liên kết, phối hợp các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội diễn ra dưới nhiều hình thức, vấn đề cơ bản, quan trọng hàng đầu là các lực lượng giáo dục đó phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm ra các hình thức, giải pháp, tạo ra mỗi liên kết, phối hợp vì mục đích giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân hữu ích của đất nước. Do đó, không thể coi đây là trách nhiệm riêng của lực lượng nào. Tuy nhiên, gia đình và nhà trường có trọng trách lớn hơn, bởi vì các em là con cái của gia đình, là học sinh của nhà trường trước khi trở thành công dân của xã hội.
Liên kết, phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thục hiện những nội dung chú yếu sau:
Thống nhất mục đích, kế hoạch chăm sóc, giáo dục học sinh của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh, với các đoàn thể, cơ sở sản xuất, các cơ quan văn hoá, giáo dục ngoài nhà trường.
............., ngày...tháng...năm....
Người viết

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_module_5_moi.doc
Giáo án liên quan