Bài tập trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học

Câu 7:Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thu được Na tại catot

(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời

(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O

(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3

(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3

Số phát biểu đúng là:

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 8:Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường

hợp xảy ra phản ứng hóa học là:

A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

pdf21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2: Cho các nhận xét sau: 
(1) Thủy phân saccarozơ và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit. 
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron. 
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin. 
(4) Muối mononatri của axit 2-aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay 
mì chính. 
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau. 
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm. 
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit. 
(8) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức. 
(9) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo. 
(10) Etyl butirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat. 
Số nhận xét đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư. 
(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư. 
(3) Cho bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3 loãng. 
(4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. 
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3. 
(6) Đốt bột sắt dư trong hơi brom. 
(7) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. 
Số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là: 
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp. 
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4. 
(3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. 
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí ở nhiệt độ cao. 
(5) Đốt cháy HgS trong khí oxi dư. 
(6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. 
(7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và CrO trong khí trơ. 
(8) Cho khí CO tác dụng với Fe3O4 nung nóng. 
(9) Nung hỗn hợp Mg, Mg(OH)2 trong khí trơ. 
(10) Nung hỗn hợp Fe, Fe(NO3)2 trong khí trơ. 
Số thí nghiệm luôn thu được đơn chất là: 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 35: Cho các chất sau: (1) ClH3N-CH2-COOH (2) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH (3) CH3-NH3-
NO3 ,(4) (HOOC-CH2-NH3)2SO4 (5) ClH3N-CH2-CO-NH-CH2-COOH (6) CH3-COO-C6H5 (7) 
HCOOCH2OOC-COOCH3. (8) O3NH3N-CH2-NH3HCO3.Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch 
NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa hai muối là: 
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5 
Câu 36: Cho các phát biểu sau: 
(a) Nhôm và crom đều phản ứng với clo theo cùng tỉ lệ mol. 
(b) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước. 
(c) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. 
(d) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ giảm dần. 
(e) Trong công nghiệp, gang chủ yếu được sản xuất từ quặng manhetit. 
(f) Hợp chất crom (VI) như CrO3, K2Cr2O7 có tính khử rất mạnh. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 37: Có các thí nghiệm sau: 
(a) Nhỏ dung dịch HCl đặc vào tinh thể K2Cr2O7. 
(b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. 
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH. 
(d) Nung KNO3 trong bình kín không có không khí. 
(e) Cho Sn vào dung dịch HCl loãng. 
(g) Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3. 
Số thí nghiệm sinh ra đơn chất khí là: 
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 38: Các nhận xét sau: 
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua. 
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho. 
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4. 
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu 
hạn cho cây. 
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3. 
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp. 
Số nhận xét sai là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 39: Cho các nhận định sau: 
(1) C là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. 
(2) Các kim loại kiềm thổ tác dụng được với nước ở điều kiện thường. 
(3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch. 
(4) Thành phần cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gang xám. 
(5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép. 
(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong nhuộm vải. 
Số nhận định đúng là: 
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. 
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. 
(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. 
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. 
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. 
(6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4. 
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là: 
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 41: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, 
Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là: 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 
Câu 42: Cho các phát biểu sau: 
(a) Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Ba2+. 
(b) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. 
(c) Hỗn hợp tecmit dùng hàn đường ray xe lửa là hỗn hợp gồm Al và Fe2O3. 
(d) Al(OH)3, Cr(OH)2, Zn(OH)2 đều là hiđroxit lưỡng tính. 
(e) Mg được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 43: Có các hiện tượng được mô tả như sau: 
(1) Cho benzen vào ống nghiệm chứa tristearin, khuấy đều thấy tristearin tan ra. 
(2) Cho benzen vào ống nghiệm chứa anilin, khuấy đều thấy anilin tan ra. 
(3) Cho nước Svayde vào ống nghiệm chứa xenlulozơ, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra. 
(4) Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại. 
(5) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen thấy dung dịch Br2 bị mất màu nâu đỏ. 
(6) Cho 50 ml anilin vào ống nghiệm đựng 50 ml nước thu được dung dịch đồng nhất. 
Số hiện tượng được mô tả đúng là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 44: Cho các phát biểu sau: 
(1) Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm ăn. 
(2) Cho CrO3 vào dung dịch KOH dư tạo ra K2Cr2O7. 
(3) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3 và FeCl2. 
(4) Có thể dùng thùng bằng Al, Fe, Cr để vận chuyển các axit H2SO4 đặc, nguội hoặc HNO3 đặc, nguội. 
(5) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra kim loại Cu. 
(6) Cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp axit. 
(7) Nước cứng làm hỏng các dung dịch pha chế. 
(8) Hợp kim K và Na dùng làm chất làm chậm trong lò phản ứng hạt nhân. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 45: Cho các phát biểu sau đây: 
(1) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, khối lượng riêng của các kim loại kiềm giảm dần. 
(2) Hợp kim Na-Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật chân không. 
(3) Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, cực dương được bố trí là một tấm than chì nguyên chất 
được bố trí ở đáy thùng. 
(4) Dựa vào thành phần hóa học và tính chất cơ học, người ta chia thép thành 2 loại là thép mềm và thép 
cứng. Thép mềm là thép có chứa không quá 1% C. 
(5) Trong quả gấc có chứa nhiều vitamin A. 
Số phát biểu sai là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 46: Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung 
dịch HCl loãng dư. 
2. Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ. 
3. Cho CrO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư. 
4. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. 
5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư. 
6. Cho 1 mol NaOH vào dung dịch chứa 1 mol Ba(HCO3)2. 
7. Cho 1 mol NaHCO3 vào dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2. 
8. Cho FeS2 vào dung dịch HNO3 dư. 
Số thí nghiệm luôn thu được hai muối là: 
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5 
Câu 47: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư. 
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3. 
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3. 
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4. 
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3. 
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4. 
Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường 
(1) Cho bột nhôm vào bình đựng brom lỏng. 
(2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4. 
(3) Cho dung dịch Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4 loãng. 
(4) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng, nóng. 
(5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. 
(6) Cho CrO3 vào ancol etylic. 
(7) Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl loãng. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là: 
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 49: Cho các phát biểu sau: 
(1) Nhựa PPF, poli(vinyl clorua), polistiren và polietilen được sử dụng để làm chất dẻo. 
(2) Dung dịch tripeptit Gly-Ala-Val có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
(3) Tất cả các protein dạng cầu đều tan tốt trong nước tạo thành dung dịch keo. 
(4) Dung dịch của lysin, anilin trong nước có môi trường kiềm. 
(5) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. 
(6) Tơ polieste bền với axit hơn tơ poliamit nên được dùng nhiều trong công nghiệp may mặc. 
(7) Cao su thiên nhiên có khối lượng phân tử rất lớn nên rất bền với dầu mỡ.. 
(8) Tơ nilon-7 (tơ enang) được tổng hợp từ axit ε-aminoenantoic. 
(9) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và là đồng phân của etyl isovalerat. 
(10) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. 
 Số phát biểu đúng là: 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 50: Cho các phát biểu sau 
1. Dùng dung dịch Fe(NO3)3 dư để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu và Ag. 
2. Fe-C là hợp kim siêu cứng. 
3. Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện. 
4. Phương pháp cơ bản để điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối clorua nóng chảy của chúng. 
5. Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí. 
6. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. 
7. Các kim loại kiềm đều dễ nóng chảy. 
8. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. 
9. Tính chất hóa học của hợp kim hoàn toàn khác tính chất hóa học của các đơn chất tham gia tạo thành 
hợp kim. 
10. Nguyên tắc luyện thép từ gang là dùng O2 oxi hóa C, Si, P, S, Mn,  trong gang để thu được thép. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 51: Cho các phát biểu sau: 
(1) Crom, sắt, thiếc khi tác dụng với dung dịch HCl loãng nóng cho muối có hóa trị II. 
(2) Nhôm, sắt, crom bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội. 
(3) Kẽm, thiếc, chì đều bị hòa tan trong dung dịch HCl loãng. 
(4) Các hiđroxit của kẽm, nhôm, đồng đều bị hòa tan trong dung dịch amoniac. 
(5) Các hiđroxit của nhôm, crom, thiếc đều là chất lưỡng tính. 
(6) Niken có tính khử mạnh hơn sắt nhưng yếu hơn nhôm. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 52: Cho các phát biểu sau về crom: 
(a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d44s2 . 
(b) Crom có độ hoạt động hóa học yếu hơn sắt và kẽm. 
(c) Lưu huỳnh, photpho bốc cháy khi tiếp xúc với bột crom (III) oxit. 
(d) Khi thêm dung dịch HCl đặc đến dư vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da 
cam. 
(g) Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr. 
(h) Crom(III) hiđroxit tan trong dung dịch kiềm tạo ra hợp chất cromat. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 0 D. 1 
Câu 53: Cho các phát biểu sau: 
(a) Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom. 
(b) Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. 
(c) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron. 
(d) Cao su lưu hoá, amilopectin của tinh bột là những polime có cấu trúc mạng không gian. 
(e) Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ, đun nóng. 
(g) Glucozơ, axit glutamic, sobitol đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức. 
Số nhận định đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 54: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho bột Cu vào dung dịch NaNO3 và HCl. 
(2) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Mg(HCO3)2. 
(3) Cho Si vào dung dịch NaOH loãng. 
(4) Cho bột Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. 
(5) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc nóng. 
(6) Cho hỗn hợp bột Na2O và Zn vào nước dư. 
(7) Cho phân ure vào dung dịch nước vôi trong. 
(8) Nghiền thủy tinh thành bột mịn rồi cho vào dung dịch HF dư. 
Số thí nghiệm thấy khí thoát ra là: 
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5 
Câu 55: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: 
(1) Cho dung dịch KI vào dung dịch K2Cr2O7 và H2SO4 loãng. 
(2) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch CaCl2. 
(3) Cho phèn chua vào dung dịch Na2CO3. 
(4) Cho AgNO3 dư vào dung dịch HCl. 
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3. 
(6) Sục khí O2 vào dung dịch Fe(HCO3)2. 
(7) Sục khí H2S vào dung dịch K2Cr2O7 và H2SO4 loãng. 
(8) Cho phèn chua vào nước đục. 
(9) Đun sôi dung dịch nước cứng toàn phần. 
(10) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch BaZnO2. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là: 
A. 10 B. 9 C. 7 D. 8 
Câu 56: Cho các phát biểu sau: 
(1) Các este không no, có một liên kết đôi luôn tồn tại đồng phân hình học. 
(2) Đốt cháy hoàn toàn một tripeptit mạch hở luôn thu được CO2 có số mol lớn hơn số mol H2O. 
(3) Dung dịch anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím nhưng làm dung dịch phenolphtalein chuyển hồng. 
(4) Poliacrilonitrin và policaproamit có hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. 
(5) Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết đôi. 
(6) Poliacrilonitrin và PVC đều thuộc loại tơ vinylic. 
(7) Đa số các polime không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ. 
(8) Ở nhiệt độ thường, metylamoni axetat là chất lỏng, dễ bay hơi. 
(9) PE, PP, PVC, PS, amilopectin đều là polime mạch không phân nhánh. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 57: Cho các dung dịch sau: Na2S; CH3CH2NH3Cl; CH3COONa; NH3ClCH2COOH; 
NH2CH2COONa; Na2CO3; AlCl3 ; NaAlO2; NaHCO3 và NaHSO4 Số các dung dịch có pH < 7 là: 
A. 7 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 58: Có bao nhiêu chất hữu cơ C3H9NO2 là đồng phân cấu tạo của nhau khi tác dụng với NaOH đều 
giải phóng được khí có khả năng làm xanh giấy quì ẩm? 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 59: Cho dãy các chất và ion : HCl, Cr3+, Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg
2+
, Na
+ 
, Fe
2+
, FeCl3 và H2O. 
Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 60:Cho các chất sau:vinyl fomat,andehit axetic,axit fomic,glucozo,saccarozo, etilen,etin,isopren, 
fomandehit,axit fomic.Số chất trong dãy đều làm mất màu nước Br2 là: 
A. 9 B. 8 C. 7 D. 6 
Câu 61:Cho các chất sau:etilen,etin,propen,isopren,xelulozo,,andehit axetic,axit fomic,andehit acrylic 
,andehit fomic.Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4 là: 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 62:Cho các phát biểu sau: 
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. 
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. 
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. 
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit. 
(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. 
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. 
(g) Các andehit đều làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 
(h) có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng dung dịch Br2/CCl4 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 63: Trong số các chất sau đây, có bao nhiêu chất không có đồng phân hình học: but-1-en; 2,3-
đimetylbut- 2-en; pent-2-in; penta-1,3-đien; buta-1,3-đien; ancol anlylic và vinyl axetat? 
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5 
Câu 64: : Có các thí nghiệm 
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. 
(2) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. 
(3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2. 
(4) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. 
(5) Sục khí CO2 tới dư vào nước vôi trong. 
(6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. 
(7) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. 
(8) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? 
A. 6 B. 7 C. 4 D. 5 
Câu 65: Ba chất hữu cơ X, Y, Z có khối lượng phân tử tăng dần. Lấy cùng số mol mỗi chất cho tác dụng 
hết với dung dịch AgNO3/NH3 đều thu được Ag và 2 muối U, V. Biết rằng: - Lượng Ag sinh ra từ X gấp 
hai lần lượng Ag sinh ra từ Y hoặc Z. - Muối U tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí vô cơ. - 
Muối V tác dụng với dung dịch NaOH hoặc H2SO4 đều tạo khí vô cơ. Ba chất X, Y, Z lần lượt là 
A. HCHO, HCOOH, HCOONH4. B. HCHO, CH3CHO, HCOOCH3. 
C. HCHO, HCOOH, HCOOCH3. D. HCHO, CH3CHO, C2H5CHO. 
Câu 66: Có các mệnh đề sau: (a) Fomanđehit và axetanđehit là chất khí; axeton là chất lỏng. 
(b) Fomalin (hay fomon) là dung dịch có nồng độ 37 – 40% của fomanđehit trong nước. 
(c) Các anđehit và xeton thường có mùi riêng biệt. 
(d) Dung dịch các axit thường có vị chua. 
(e) Fomanđehit thường được bán dưới dạng khí hoá lỏng. 
(g) Trong các chất lỏng nguyên chất: ancol etylic, fomanđehit, axeton, axit axetic; chỉ có 2 chất tạo được 
liên kết hiđro liên phân tử. 
(h) Ở trạng thái nguyên chất, các phân tử axit cacboxylic tạo được liên kết hiđro theo cả 2 kiểu: đime và 
polime. 
(i) Người ta lau sạch sơn màu trên móng tay bằng axeton. 
Số mệnh đề đúng là 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 67: Có các mệnh đề sau: 
(a) Anđehit axetic được sản xuất chủ yếu từ axetilen. 
(b) Axeton được sản xuất chủ yếu bằng cách oxi hoá propan-2-ol. 
(c) Phương pháp hiện đại nhất để điều chế axit axetic là lên men giấm. 
(d) Từ cumen có thể điều chế được axeton và phenol bằng một phản ứng trực tiếp. 
Số mệnh đề không đúng là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 68: Cho dãy các chất: (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, CH3COONH4, NaOH, C3H5(OH)3, C6H12O6 
(glucozơ), HCHO, C6H5COOH, HF. Số chất điện li là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 69: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3.Al,Zn Số chất trong dãy 
có tính chất lưỡng tính là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 70: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl benzoat, metyl metacrylat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl 
fomat, triolein, vinyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng (dư), 
đun nóng sinh ra ancol là 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 71: Hợp chất mạch hở X, có công thức phân tử C4H8O3. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH 
đun nóng, thu được muối Y và ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn 
điều kiện trên của X là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 72: Cho các polime: (1) PVC; (2) thủy tinh hữu cơ; (3) hồ tinh bột; (4) PS; (5) poli(vinyl axetat); (6) 
tơ capron; (7) tơ lapsan; (8) tơ olon. Trong các polime trên, số polime có thể bị thuỷ phân trong cả dung 
dịch axit và dung dịch kiềm là 
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 73: Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ; PVA; PVC; PPF; PE; tơ enang; nilon-6,6; cao su isopren; 
tơ olon; tơ lapsan. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau: 
A. Có 5 polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp và 5 polime được điều chế từ phản ứng trùng 
ngưng. 
B. Có 6 polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp và 4 polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng. 
C. Có 7 polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp và 3 polime được điều chế từ phản ứng trùng 
ngưng. 
D. Có 4 polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp và 6 polime được điều chế từ phản ứng trùng 
ngưng. 
Câu 74: Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su buna (1) là: etilen (2), 
metan (3), ancol etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Dãy sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong 
quá trình điều chế là 
A. 3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1. B. 6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1. 
C. 2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1. D. 4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1. 
Câu 75: Có 5 dung dịch A1; A2; A3; A4; A5 khi cho tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH thì: A1 có màu 
tím, A2 có màu xanh lam, A3 tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng, A4 cũng tạo dung dịch xanh lam và khi 
đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch, A5 không c

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_trac_nghiem_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc.pdf