Bài tập trắc nghiệm nâng cao môn Địa lý Lớp 10 - Lâm Đức Tín

Câu 1. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:

A. học thay sách giáo khoa

B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. thư giản sau khi học xong bài

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Câu 2. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để:

A. trang trí nơi làm việc

B. tìm đường đi, xác định vị trí

C. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí

D. biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia

Câu 3. Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:

A. bảng chú giải

B. các đối tượng địa lí

C. mạng lưới kinh vĩ tuyến

D. vị trí địa lí của lãnh thổ

Câu 4. Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là

A. chọn bản đồ phù hợp với nội dung.

B. đọc kĩ bảng chú giải.

C. nắm được tỉ lệ bản đồ.

D. xác định phương hướng trên bản đồ.

 

doc63 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập trắc nghiệm nâng cao môn Địa lý Lớp 10 - Lâm Đức Tín, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
GV biên soạn: Nguyễn Hữu Nghị
Số điện thoại: 0974 11 99 29
Câu 1.Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo
A. vĩ độ.
B. kinh độ.
C. độ cao địa hình.
D. vị trí gần hay xa đại dương.
Câu 2. Vòng đai nóng trên Trái Đất 
A. nằm giữa các đường đẳng nhiệt +200 của tháng nóng nhất.
B. nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
C. nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 50 B đến vĩ tuyến 50N
D. nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200 của hai bán cầu.
Câu 3. Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất được phân biệt bởi các vòng đai: 
A. Vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh.
B. Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh.
C. Hai vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh.
D. Hai vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh.
Câu 4. Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới là
A. Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
B. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời.
C. Sự phân phối không đều của lượng bức xạ mặt trời trên Trái Đất.
D. Sự thay đổi theo mùa của lượng bức xạ mặt trời.
Câu 5. Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ cực về Xích đạo có các đai khí áp phân bố theo thứ tự như thế nào?
A. Áp cao cực, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp thấp xích đạo.
B. Áp cao cực, áp cao ôn đới, áp thấp chí tuyến, áp thấp xích đạo.
C. Áp thấp cực, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp cao xích đạo.
D. Áp cao cực, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp cao xích đạo.
Câu 6. Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ cực về Xích đạo có các loại gió được phân bố theo thứ tự như thế nào?
A. Gió Đông, gió Tây ôn đới, gió Tín phong.
B. Gió cực, gió ôn đới, gió nhiệt đới.	 
C. Gió Đông, gió Tây, gió Đông.	 
D. Gió cực, gió Tây, gió Tín phong.
Câu 7. Từ cực về Xích đạo, lần lượt các đới đất có sự phân bố ra sao?
A. Đài nguyên, pốt dôn, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
B. Đài nguyên, pốt dôn, hoang mạc, thảo nguyên, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
C. Pốt dôn đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
D. Pốt dôn đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
Câu 8. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do
A. nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
B. sự vận động tự quay của Trái Đất.
C. dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời.
D. các tác nhân ngoại lực như gió, mưa.
Câu 9. Biểu hiện nào là rõ nhất của quy luật đai cao?
A. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
B. Sự phân bố các vành đai khí hậu theo độ cao.
C. Sự phân bố các vành đai nhiệt theo độ cao.
D. Sự phân bố các vành đai khí áp theo độ cao.
Câu 10. Nguyên nhân chính nào tạo nên quy luật địa ô?
A. Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
B. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ.
C. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
D. Hoạt động của các đới gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
Câu 11. Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là
A. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
B. sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
C. sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ.
D. sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ.
Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không phải biểu hiện của tính địa đới?
A. Trên các lục địa, khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây.
B. Trên Trái Đất có năm vòng đai nhiệt.
C. Trên Địa Cầu có bảy vòng đai địa lí.
D. Trên các lục địa, từ cực về Xích đạo có sự thay thế các thảm thực vật.
Câu 13. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo
A. Thời gian.
B. Độ cao và hướng địa hình.
C. Vĩ độ.
D. Khoảng cách gần hay xa đại dương.
Câu 14. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là
A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.
B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.
C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ.
D. Góc chiếu của tia sang mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.
Câu 15. Vòng đai nóng trên trái đất có vị trí
A. Nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc.
B. Nằm giữa các vĩ tuyến 5oB và 5oN.
C. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20oC.
D. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 20oC của tháng nóng nhất.
Câu 16. Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí
A. Nằm giữa chí tuyến và vòng cực.
B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20oC và đường đẳng nhiệt + 10oC của tháng nóng nhất.
C. Nằm từ vĩ tuyến 30o đến vĩ tuyến 50o.
D. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20oC và + 10oC của tháng nóng nhất.
Câu 17. Vòng đai lạnh trên trái đất có vị trí
A. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất .
B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC.
C. Nằm từ vĩ tuyến 50o đến vĩ tuyến 70o.
D. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70o
Câu 18. Vòng đai băng giá vinh cửu có đặc điểm
A. Nằm bao quanh cực , nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
B. Nằm bao quanh cực , nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
C. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực , nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
D. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực , nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
Câu 19. Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới ?
A. Gió mậu dịch , gió mùa , gió tây ôn đới .
B. Gió mùa , gió tây ôn đới , gió fơn.
C. Gió mậu dịch , gió đông cực , gió fơn.
D. Gió mậu dịch , gió tây ôn đới , gió đông cực.
Câu 20. Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây ?
A. Vòng tuần hoàn của nước.
B. Các hoàn lưu trên đại dương.
C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
D. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao.
----------------------------------------------------------------hết--------------------------------------------------
Trường THPT THPT ĐỨC TRÍ
BÀI 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 
GV biên soạn: LÝ THỊ THÙY TRANG
Số ĐT: 0969805907
Câu 1. Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới?
A. Sinh đẻ và tử vong.
B. Số trẻ tử vong hằng năm.
C. Số người nhập cư.
D. Số người xuất cư.
Câu 2. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm ?
A. Sự phát triển kinh tế. 
B. Thu nhập được cải thiện. 
C. Tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật. 
D. Hòa bình trên thế giới được đảm bảo. 
Câu 3. Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh ?
A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. 
A. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội. 
C. Chính sách phát triển dân số. 
D. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt). 
Câu 4. Thời gian dân số thế giới tăng thêm một tỉ người biến động theo xu thế nào?
A. rút ngắn
B. kéo dài 
C. ổn định
D. thần tốc 
Câu 5. Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
B. gia tăng cơ học
C. số dân trung bình ở thời điểm đó
D. nhóm dân số trẻ
Câu 6. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. gia tăng dân số
B. gia tăng cơ học
C. gia tăng dân số tự nhiên
D. quy mô dân số
Câu 7. Quốc gia nào hiện có quy mô dân số đứng đầu thế giới?
A. Trung Quốc
B. Ấn Độ
C. Hoa Kì
D. In - đô – nê- xi - a
Câu 8. Đâu là động lực phát triển dân số thế giới?
A. Gia tăng cơ học
B. Gia tăng dân số tự nhiên
C. Tỉ suất sinh thô
D. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học
Câu 9. Đâu là hậu quả của việc dân số tăng nhanh?
A. Kinh tế chậm phát triển, mất an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường
B. Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khó khai thác tài nguyên
C. Mất an ninh trật tự xã hội, gia tăng các loại tội phạm
D. Khó khai thác tài nguyên, đời sống người dân khó khăn
Câu 10. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2005 nằm ở mức nào? 
A. thấp
B. trung bình
C. cao
D. rất cao
Câu 11. Châu lục nào có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất?
A. Châu Phi
B. Châu Á
C. Châu Mỹ
D. Châu Đại Dương
Câu 12. Châu lục nào có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất?
A. Châu Phi
B. Châu Âu
C. Châu Mỹ
D. Châu Đại Dương
Câu 13. Tỉ suất sinh thô 24 0/00 có nghĩa là 
A. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em được sinh ra
B. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em dưới 5 tuổi
C. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
D. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ mang thai
Câu 14. Tỉ suất tử thô 9 0/00 có nghĩa là 
A. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em chết
B. trung bình 1000 dân có 9 người cao tuổi
C. trung bình 1000 dân có 9 người chết
D. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em có nguy cơ tử vong
Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn 
B. Quy mô dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia 
C. Dự báo đến 2025 dân số thế giới đạt mức 7 tỉ người 
D. Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì có 11 quốc gia dân số trên 100 triệu 
Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng
A. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn
B. Dân số thế giới biến động chủ yếu là do gia tăng cơ học
C. Dân số tăng nhanh giúp phát triển kinh tế các nước
D. Người cao tuổi luôn là gánh nặng cho nền kinh tế 
Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng giảm
B. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển
C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển
D. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển
Câu 18. Nhận xét nào sau đây đúng
A. Nguyên nhân duy nhất làm tỉ suất tử thô biến động là các cuộc chiến tranh
B. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển
C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng tăng
D. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết với dân số trung bình cùng thời điểm
Câu 19. Dân số của Ấn Độ năm 2016 là 1326,8 triệu người, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 1,6%. Vậy dân số của Ấn Độ năm 2017 là
A. 1348,03 triệu người	
B. 1348,30 triệu người	
C. 1438,03 triệu người	
D. 1438,30 triệu người
Câu 20. Dân số của Việt Nam năm 2015 là 93.4 triệu người , tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1%. Vậy dân số của Việt Nam năm 2016 là 
A. 94.334 triệu người
B. 94.344 triệu người
C. 94.434 triệu người
D. 94.444 triệu người
TRƯỜNG THPT VĨNH XƯƠNG
BÀI 23 – CƠ CẤU DÂN SỐ
GV SOẠN: HUỲNH THỊ NGỌC NHIÊU
SĐT: 01658355714
Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa:
A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân
Câu 2. Nhóm 0 – 14 tuổi là nhóm tuổi
A. trong tuổi lao động
B. dưới tuổi lao động
C. ngoài tuổi lao động
D. hoạt động kinh tế
Câu 3. Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi:
A. dưới tuổi lao động
B. trong tuổi lao động
C. trên tuổi lao động
D. dưới và trên tuổi lao động 
Câu 4: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
A. Cơ cấu dân số theo lao động.
B. Cơ cấu dân số theo giới.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 5. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh
A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư
B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội
C. số năm đến trường trung bình của dân cư
D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư
Câu 6. Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện tuổi thọ trung bình cao?
A. mở rộng
B. ổn định
C. thu hẹp
D. không thể xác định được
Câu 7. Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.
B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.
D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 8. Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội?
A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
B. cơ cấu dân số theo lao động
C. cơ cấu dân số theo dân tộc
D. cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo
Câu 9. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số trẻ ?
A. Nguồn lao động có kinh nghiệm
B. Nguồn lao động dồi dào 
C. Nguồn lao động ngành nghề
D. Nguồn lao động có trình độ cao
Câu 10. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số già ?
A. Nguồn lao động có kinh nghiệm
B. Nguồn lao động dồi dào
C. thiếu nguồn lao động 
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Câu 11. Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 % , nhóm tuổi 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có
A. Dân số trẻ.
B. Dân số già.
C. Dân số trung bình.
D. Dân số cao.
Câu 12: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có
A. Dân số trẻ.
B. Dân số già.
C. Dân số trung bình.
D. Dân só cao.
Câu 13. Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?
A. nội trợ
B. học sinh- sinh viên
C. người làm thuê việc nhà
D. người đau ốm, tàn tật
Câu 14. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa thường dùng làm một tiêu chuẩn để đánh giá 
A. Tốc độ phát triển kinh tế của một nước 
B. Chất lượng cuộc sống ở một nước 
C. Nguồn lao động của một nước
D. Khả năng phát triển dân số một nước 
Câu 15. Cơ cấu dân số trẻ thể hiện:
A. Tỉ lệ sinh thấp
B. Tuổi thọ trung bình thấp
C. Tỉ lệ tử thấp
D. Thiếu nguồn lao động
Câu 16. Cơ cấu dân số già thể hiện:
A. Tỉ lệ sinh cao
B. Tuổi thọ trung bình thấp
C. Tỉ lệ tử cao
D. Thiếu nguồn lao động
Câu 17. Cơ cấu lao động của các nước phát triển có:
A. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất cao
B. Tỉ trọng lao động trong khi vực II rất cao
C. Tỉ trọng lao động trong khi vực I rất cao
D. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp
Câu 18. Kiểu tháp tuổi mở rộng thể hiện: 
A. Gia tăng dân số giảm dần
B. Gia tăng dân số nhanh
C. Gia tăng dân số ổn định 
D. Gia tăng cơ học
Câu 19. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho tỷ số nam nữ của nước ta khác nhau theo không gian và thời gian ? 
A. Chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ 
B. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam 
C. Tâm lý xã hội trọng nam khinh nữ.
D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Câu 20. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ không mang đến thuận lợi nào?
A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Nguồn lao động dồi dào
C. Tạo sức hút đầu tư lớn.
D. Phát triển y tế, giáo dục
Trường THPT Tân Châu	
GV: Trương Dương Thống Nhất. 
SĐT: 01689808416
BÀI 24. PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Câu 1. Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới?
a. Đông Á.
b. Nam Á.
c. Tây Âu.
d. Bắc Mỹ.
Câu 2. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là
a. Tây Á.
b. Bắc Phi.
c. Châu đại Dương.
d. Trung Phi.
Câu 3. Mật độ dân số được tính bằng 
a. số lao động tính trên đơn vị diện tích.
b. số dân trên một đơn vị diện tích.
c. số người sinh ra trên một quốc gia.
d. dân số trên một diện tích đất canh tác.
Câu 4. Đô thị hóa là một quá trình 
a. tích cực nếu gắn liền với nông nghiệp
b. tiêu cực nếu gắn liền với công nghiệp
c. tích cực nếu gắn liền với công nghiệp hóa
d. tiêu cực nếu quy mô các thành phố quá lớn.
Câu 5. Phân bố dân cư phải
a. phù hợp với điều kiện sống.
b. phù hợp với giới tính.
c. phù hợp với tuổi.
d. phù hợp với trình độ văn hóa.
Câu 6. Châu lục có dân số đông nhất là
a. châu Phi.
b. Châu Mĩ.
c. châu Á.
d. châu Âu.
Câu 7. Châu lục có dân số thấp nhất là
a. châu Đại Dương.
b. Châu Mĩ.
c. châu Á.
d. châu Âu.
Câu 8. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là
a. điều kiện tự nhiên.
b. chuyển cư.
c. lịch sử khai thác lãnh thổ.
d. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 9. Vùng thưa dân trên thế giới thường nằm ở
a. vùng có nhiều bão ven biển.
b. vùng động đất núi lửa.
c. các đảo ven bờ.
d. vùng hoang mạc
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?
a. Tỷ lệ dân thành thị giảm.
b. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.
c. Dân cư tâp trung vào các thành phố vừa và nhỏ.
d. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?
a. Tỷ lệ dân thành thị tăng.
b. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.
c. Dân cư tâp trung vào các thành lớn và cực lớn
d. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?
a. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
b. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch.
c. Thay đổi quá trình sinh, tử.
d. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?
a. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
b. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực.
c. Thiếu việc làm.
d. Môi trường bị ô nhiễm.
Câu 13. Hiện nay lối sống đô thị ngày càng được phổ biến rộng rãi vì
a. kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
b. giao thông vận tải và thông tin liên lạc ngày càng phát triển
c. dân thành thị di cư về nông thôn.
d. dân nông thôn di cư về thành thị.
Câu 14. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về phân bố dân cư trên thế giới?
a. Là hoạt động mang tính bản năng không theo quy luật.
b. Hoạt động có ý thức, có quy luật.
c. Dân cư tập trung đông trong các thành phố lớn.
d. Phân bố dân cư không đều theo không gian
Câu 15. Châu Á có dân số đông nhất thé giới là do
a. có tốc độ gia tăng tự nhiên cao.
b. dân từ châu Âu di cư sang.
c. tăng trưởng kinh tế cao.
d. dân cư chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị.
Câu 16. Dân số châu Phi giảm mạnh trong giai đoạn 1650 đến 1850 là do
a. các dòng di cư sang châu Mĩ.
b. gia tăng tự nhiên giảm.
c. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
d. nghèo đói, bệnh tật.
Câu 17. Các điểm dân cư thành thị có mật độ dân cư rất cao là vì
a. gần các nguồn tài nguyên khoáng sản.
b. có khí hậu mát mẻ.
c. hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu.
d. hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
Câu 18. Khu vực châu Á gió mùa có mật độ dân số cao nhất thế giới là do
a. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, mức sinh cao.
b. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhập cư cao.
c. trình độ phát triển kinh tế cao, mức sinh cao.
d. trình độ phát trinh kinh tế thấp, mức sinh thấp.
Câu 19. Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, lý do chính là
a. tính chất của nền kinh tế.
b. có diện tích lớn hơn.
c. có mùa đông lạnh.
d. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.
Câu 20. Những thành phố nào của nước ta có qui mô trên một triệu dân ?
a. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.
b. Hà Nội, Cần Thơ.
c.Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
d. Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
TRƯỜNG THPT CHÂU PHONG 
GV biên soạn: NGÔ VĂN DANH
SĐT: 01685 145 355
Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế
Câu 1: Trong các căn cứ sau đây căn cứ nào để phân loại nguồn lực?
A. Vai trò và thuộc tính.
B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
C. Mức độ ảnh hưởng.
D. Thời gian và công dụng.
Câu 2: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?
A. Nguồn gốc.
B. Phạm vi lãnh thổ.
C. Mức độ ảnh hưởng.
D. Thời gian.
Câu 3: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành:
A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.
Câu 4: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là
A. nguồn lực tự nhiên.
B. nguồn lực kinh tế - xã hội.
C. nguồn lực bên trong.
D. nguồn lực bên ngoài.
Câu 5: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực tự nhiên.
B. nguồn lực tự nhiên – xã hội.
C. nguồn lực từ bên trong.
D. nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 6: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:
A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
B. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
C. Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, cấu lãnh thổ.
D. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 7: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
A. cơ cấu ngành kinh tế.
B. cơ cấu thành phần kinh tế.
C. cơ cấu lãnh thổ.
D. cơ cấu lao động.
Câu 8: Cơ cấu kinh tế nào sau đây được hình thành dựa trên chế độ sở hữu?
A. cơ cấu lãnh thổ.
B. cơ cấu ngành kinh tế.
C. cơ cấu thành phần kinh tế.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_nang_cao_mon_dia_ly_lop_10_lam_duc_tin.doc