Bài kiểm tra tiếng việt – học kì 2 - Ngữ văn 6

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

A. TRẮC NGHIỆM:(3điểm)

 Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Xác định các phó từ trong đoạn văn: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng . Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.”:

A . chẳng, cứ, và. B . chẳng, và.

C . đã, cứ. D . bao lâu, đã, cứ.

Câu 2: Phó từ là những từ thường đi kèm với :

A . động từ, tính từ. B . danh từ, tính từ

C . tính từ, đại từ. D . danh từ, động từ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 10794 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra tiếng việt – học kì 2 - Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 – HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài : 45 phút
--------oOo--------
I. MỤCTIÊU
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học từ đầu học kì 2 đến thời điểm kiểm tra, môn Ngữ văn lớp 6 theo phân môn Tiếng Việt.
- Khảo sát một số nội dung kiến thức trong tâm về từ tiếng Việt, nhằm đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng của học sinh. 
II. HÌNH THỨC
1. Hình thức : Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
1. Liệt kê các đơn vị bài học : 
- Phó từ (1 tiết)
- So sánh (2 tiết)
- Nhân hóa (1 tiết)
- Ẩn dụ (1 tiết)
- Hoán dụ (1 tiết)
- Các thành phần chính của câu (1 tiết)
- Câu trần thuật đơn (1 tiết)
- Câu trần thuật đơn có từ là (1 tiết)
- Câu trần thuật đơn không có từ là (1 tiết)
- Chữa lỗi về chủ ngữ,vị ngữ (2 tiết)
- Ôn tập dấu câu (1 tiết)
2. Xây dựng ma trận :
2.1. Phần trắc nghiệm :
 Mức độ
Chủ đề/Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Phó từ
1
1
So sánh
1
 Nhân hóa
1
2
 Ẩn dụ
1
Hoán dụ
1
1
Câu trần thuật đơn có từ là
1
Các thành phần chính của câu
1
1
Cộng số câu
Số điểm
5 câu 
7 câu
2.2 Phần tự luận :
 Mức độ
Chủ đề/Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
So sánh
1 ( 2 đ )
1 ( 2 đ )
Ẩn dụ và hoán dụ
1( 2 đ )
1( 2 đ )
Các thành phần chính của câu
1( 3đ )
1( 3đ )
Cộng số câu
Số điểm
3 câu
7 đ
3 câu
7 đ
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
A. TRẮC NGHIỆM:(3điểm)
 Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Xác định các phó từ trong đoạn văn: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng . Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.”:
A . chẳng, cứ, và.	B . chẳng, và.	
C . đã, cứ.	 D . bao lâu, đã, cứ.
Câu 2: Phó từ là những từ thường đi kèm với : 
A . động từ, tính từ. B . danh từ, tính từ
C . tính từ, đại từ. D . danh từ, động từ.
Câu 3: Hai câu thơ “ Ngôi nhà như nhỏ lại - Lớn lên với trời xanh” là loại so sánh nào ?
A . Người với người. B . Vật với vật.
C . Vật với người. D . Cái cụ thể với cái trừu tượng.
Câu 4: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa ?
A . Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
B . Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
C . Tôi giơ tay ôm nước vào lòng.
D . Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Câu 5 : Đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa ?
“ Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
A . 5 danh từ. B . 7 danh từ.
C . 6 danh từ. D . 9 danh từ.
Câu 6: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?
A . Miền Nam đi trước về sau.
B . Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
C . Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.
D . Hình ảnh niền Nam luôn ở trong trái tim Bác.
Câu 7: Kiểu hoán dụ nào sau đây được dùng trong câu tục ngữ :
	Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng	
	Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
A . Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
B . Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
C . Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
D . Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 8: Trong câu “ tre giúp người trăm nghìn công việc” chủ ngữ của câu là từ loại nào?
A . Động từ. B . Đại từ. C . Tính từ. D . Danh từ
Câu 9: Trong câu thơ sau nhà thơ đã sử dung kiểu ẩn dụ nào ?
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
A . Ẩn dụ hình thức.
B . Ẩn dụ cách thức.
C . Ẩn dụ phẩm chất.
D . Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu10: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa ?
A . Cây dừa sải tay bơi. 	B . Cỏ gà rung tai. 	
C . Kiền hành quân đầy đường. 	D . Bố em đi cày về.
Câu 11: Câu trần thuật đơn có từ là“ Trường học là nơi chúng em trưởng thành.” Thuộc kiểu câu: 
	A. Câu giới thiệu.	B. Câu miêu tả .
	C. Câu định nghĩa. D. Câu đánh giá.
Câu 12: Vị ngữ trong câu “ ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có câu tạo là: 
 A . động từ. 	B . cụm động từ. 	C . cụm danh từ 	D . cụm tính từ
B . TỰ LUẬN: ( 7 điểm) 
Câu 1: Thế nào là phép so sánh ? cho Ví dụ?( 2 điểm)
Câu 2. (2 điểm ) So sánh điểm khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 3. ( 3 điểm ) : Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ .
a)Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng.
b) Mỗi buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
A
B
A
A
B
D
D
C
D
C
B
II . TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: Thế nào là phép so sánh ? cho Ví dụ?( 2 điểm)
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sư việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 2. (2 điểm ) So sánh điểm khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Ẩn dụ : Giữa hai sự vật, hiện tượng có nét tương đồng
Hoán dụ :Giữa hai sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi
Câu 3. ( 3 điểm ) : Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ .
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng.
TN - CN đại từ - VN cụm ĐT
b) Mỗi buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài)
 TN - CN đại từ - VN 2 cụm ĐT
	TTCM	GVBM
Nguyễn Thị Tuyết Hoa	Lâm Thị Thúy An

File đính kèm:

  • docKIểM TRA TIếNG VIệT.docan.doc
Giáo án liên quan