Bài kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Thái Thịnh

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm - 60 phút )

I. Đọc thành tiếng:( 5 điểm ) - 40 phút.

 HS bắt thăm và đọc một trong 5 bài sau, mỗi HS đọc trong thời gian không quá 1,5 phút, sau đó trả lời câu hỏi do giáo viên nêu.

1. Bài: "Con sẻ" ( TV 4 - Tập 2 - Trang 90 ). Đoạn đọc: "Tôi đi . thảm thiết"

2. Bài: Đường đi Sa Pa ( TV4 - Tập 2 - Trang 102 ). Đoạn đọc: "Xe chúng tôi . lướt thướt liễu rủ"

3. Bài: "Ăng - co Vát" ( TV4 - Tập 2 - Trang 123 ). Đoạn đọc: " Ăng - co Vát . bằng đá nhẵn. "

4. Bài: Con chuồn chuồn nước ( TV4 - Tập 2 - Trang 127 )

 Đoạn đọc: "Ôi chao . còn đang phân vân. "

5. Bài: "Vương quốc vắng nụ cười" ( TV4 - Tập 2 - Trang 132 )

 Đoạn đọc: "Ngày xửa ngày xưa . trên những mái nhà"

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Thái Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TH THÁI THỊNH
***
Hä vµ tªn :..........................................
Líp : .....
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
M«n: TiÕng ViÖt - Líp 4
N¨m häc: 2014 - 2015
(Thêi gian: 115 phót, kh«ng kÓ giao ®Ò)
§iÓm
§:
V:
TV:
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm - 60 phút )
I. Đọc thành tiếng:( 5 điểm ) - 40 phút.
 HS bắt thăm và đọc một trong 5 bài sau, mỗi HS đọc trong thời gian không quá 1,5 phút, sau đó trả lời câu hỏi do giáo viên nêu.
1. Bài: "Con sẻ" ( TV 4 - Tập 2 - Trang 90 ). Đoạn đọc: "Tôi đi ... thảm thiết"
2. Bài: Đường đi Sa Pa ( TV4 - Tập 2 - Trang 102 ). 	Đoạn đọc: "Xe chúng tôi ... lướt thướt liễu rủ"
3. Bài: "Ăng - co Vát" ( TV4 - Tập 2 - Trang 123 ). Đoạn đọc: " Ăng - co Vát ... bằng đá nhẵn. "
4. Bài: Con chuồn chuồn nước ( TV4 - Tập 2 - Trang 127 )
	Đoạn đọc: "Ôi chao ... còn đang phân vân. "
5. Bài: "Vương quốc vắng nụ cười" ( TV4 - Tập 2 - Trang 132 ) 
	Đoạn đọc: "Ngày xửa ngày xưa ... trên những mái nhà"
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm ) - 20 phút.
 HS đọc thầm bài: Ba anh đầy tớ
Một phú ông có ba anh đầy tớ, mỗi anh một tính: một anh rất cẩn thận, một anh rất lo xa, còn một anh rất lễ phép. Phú ông đắc ý lắm.
Một hôm, cậu con cả của phú ông ngã xuống ao. Anh “cẩn thận” trông thấy liền chạy vội về nhà xin phép cho vớt cậu lên nhưng vớt được lên thì cậu đã chết rồi. Phú ông vác gậy đuổi đánh thì anh “cẩn thận” chạy mất.
Phú ông sai anh “lo xa” đi mua áo quan. Đi được một lúc anh mang về hai cái. Thấy vậy phú ông quát : 
- Ai bảo mày mua hai cái ?
- Dạ, con mua sẵn để cậu hai chết đuối thì có cái dùng ngay.
Phú ông vác gậy đuổi đánh, anh “lo xa”cũng chạy mất.
Chỉ còn anh “lễ phép” vẫn được lòng ông chủ. Một hôm, anh “lễ phép” và một người nữa cáng phú ông đi chơi. Đi đến chỗ lội, anh vẫn vui vẻ, không một lời phàn nàn. Phú ông khen:
- Anh khá lắm! Cố lên! Đến Tết, ta sẽ may cho một bộ quần áo mới.
- Anh “lễ phép” nghe nói, vội đặt cáng xuống vũng bùn, vòng tay, lễ phép nói:
- Con xin cảm ơn ông ạ!
 TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
 Dựa vào nội dung bài đọc, hãy thực hiện yêu cầu hoặc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Phú ông đắc ý vì điều gì? 
a. Vì giàu, nuôi được ba đầy tớ.
b. Vì mỗi anh đầy tớ có một đức tính đáng quý.
c. Vì có ba anh đầy tớ khoẻ mạnh.
d. Vì ba anh đầy tớ giỏi giang, thông minh.
Câu 2: Anh “cẩn thận” làm gì khi thấy cậu cả ngã xuống ao?
a. Chạy về xin phép chủ cho vớt cậu.
b. Đợi cậu kêu cứu mới nhảy xuống.
c. Đợi cậu chết mới xuống vớt.
d. Nhảy xuống vớt cậu chủ lên ngay.
Câu 3 : Vì sao anh “lo xa” bị đuổi đánh? 
a. Vì anh lãng phí tiền mua hai áo quan.
b. Vì trong nhà không có chỗ chứa chiếc áo quan thứ hai.
c. Vì anh nói như rủa cho cậu hai chết.
d. Vì anh không làm theo lời dặn của ông chủ.
Câu 4: Truyện cho em thấy cái dở trong tính cách của ba anh đầy tớ là gì?
 a. Quá thật thà, ngây thơ.
 b. Ngu ngốc, dốt nát, không biết tính toán. 
 c. Quá hiền lành, tốt bụng.
 d. Cẩn thận, lo xa, lễ phép quá mức nên làm hỏng việc.
Câu 5: Trong truyện trên có những loại câu nào?
 a. Câu kể, câu hỏi.
 b. Câu kể, câu khiến.
 c. Câu kể, câu cảm.
 d. Câu cảm, câu kể, câu khiến, câu hỏi?
Câu 6: Các dấu phẩy dùng trong câu: “Anh “lễ phép” nghe lời khen của ông chủ, vội đặt cáng xuống bùn, vòng tay, lễ phép nói” có tác dụng gì? 
 a. Ngăn cách các bộ phận cùng làm trạng ngữ.
 b. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ.
 c. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ.
 d. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 7: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trạng ngữ trong câu sau: “Đến Tết, ta sẽ may cho anh một bộ quần áo mới.”
 - Trạng ngữ: ..
 - Chủ ngữ: ...
 - Vị ngữ: .....
Câu 8: Điền chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ vào chỗ trống thích hợp cho hoàn chỉnh các câu sau:
 a. Ở lớp, 
 b. , chim hót líu lo.
 Giáo viên coi (kí, ghi rõ họ tên): 
 1 -.................................................................
 2 -.................................................................
 Giáo viên chấm (kí, ghi rõ họ tên): 
 1 -..................................................................
 2 -..................................................................
UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TH THÁI THỊNH
***
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
M«n: TiÕng ViÖt - Líp 4
N¨m häc: 2014 - 2015
(Thêi gian: 55 phót, kh«ng kÓ chÐp ®Ò)
B – PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm – 55 phút )
I. Chính tả: (5 điểm) Thời gian: 25 phút	
1. Nghe - viết: (4 điểm) - 20 phút.
a. Bài viết: 	 Ăng - co Vát
Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính.
 Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI
b. Bài tập: (1 điểm) - 5 phút.
	- Điền l hay n vào chỗ trống:
 . . . o âu
 . . . o ấm
 . . . om khom
 trông . . .om
II. Tập làm văn: ( 5 điểm ) Thời gian: 30 phút
	Đề bài: 
	Đề 1: Hãy miêu tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi em thích nhất.
	Đề 2: Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả, cây hoa ) mà em yêu thích.
	Đề 3: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích nhất.
Th¸i ThÞnh, ngµy th¸ng 5 n¨m 2015
 	 T/M Héi ®ång ra ®Ò 
 TrÇn ThÞ L­¬ng
UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÁI THỊNH
***
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học: 2014 - 2015
A – PHẦN KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) 
I - Đọc thành tiếng: (5 điểm)
	- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm. (đọc sai từ 2 - 4 tiếng 0,5 điểm. Đọc sai quá 6 tiếng: 0 điểm).
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ: 1 điểm ( Ngắt nghỉ hơi không đúng 2 - 4 chỗ: 0,5 điểm. Ngắt nghỉ hơi không đúng 5 chỗ trở lên: 0 điểm).
	- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. ( Giọng đọc chưa biểu hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm. Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
	- Tốc độ đọc đạt khoảng 90 tiếng/ phút: 1 điểm.
	(Tuỳ theo mức độ đọc của học sinh GV cho điểm hợp lý, chính xác)
	- Trả lời đúng câu hỏi GV nêu: 1 điểm. (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm. không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm)
Th¸i ThÞnh, ngµy th¸ng 5 n¨m 2015
 	 T/M Héi ®ång ra ®Ò 
 TrÇn ThÞ L­¬ng
UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÁI THỊNH
***
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học: 2014 - 2015
A – PHẦN KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) 
I - Đọc thành tiếng: (5 điểm)
II - Phần đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) 
Câu 1: Phú ông đắc ý vì điều gì? (0,5đ)
 b. Vì mỗi anh đầy tớ có một đức tính đáng quý.
Câu 2: Anh “cẩn thận” làm gì khi thấy cậu cả ngã xuống ao? (0,5đ)
 a. Chạy về xin phép chủ cho vớt cậu.
Câu 3 : Vì sao anh “lo xa” bị đuổi đánh? (0,5đ)
 d. Vì anh nói như rủa cho cậu hai chết .
Câu 4: Truyện cho em thấy cái dở trong tính cách của ba anh đầy tớ là gì? (0,5đ)
 c. Cẩn thận, lo xa, lễ phép đều quá mức nên làm hỏng việc.
Câu 5: Trong truyện trên có những loại câu nào? (0,5đ)
 d. Câu cảm, câu kể, câu khiến, câu hỏi 
Câu 6: Các dấu phẩy dùng trong câu “Anh “lễ phép”nghe lời khen của ông chủ, vội đặt cáng xuống bùn, vòng tay, lễ phép nói” có tác dụng gì ? (0,5đ)
 b. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ.
Câu 7: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trạng ngữ trong câu sau: “Đến Tết, ta sẽ may cho anh một bộ quần áo mới.”(1đ)
 - Trạng ngữ : Đến Tết
 - Chủ ngữ : Ta 
 - Vị ngữ : Sẽ may cho anh một bộ quần áo mới.
Câu 8: Điền chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ vào chỗ trống thích hợp cho hoàn chỉnh các câu sau (1đ)
 Ví dụ : a. Ở lớp, em luôn chăm chỉ và lễ phép.
 b. Trong vườn, chim hót líu lo.
B - PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 
I. Chính tả: ( 5 điểm)
 1. Nghe - viết: (4 điểm) 
	- Toàn bài viết đúng, đẹp trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) cứ 1 lỗi trừ 0.4 điểm.
	Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn ... : bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Bài tập (1 điểm) 
	- Điền l hay n vào chỗ trống: đúng mỗi tiếng được 0.25 điểm
II. Tập làm văn: ( 5 điểm)
Đề 1:	Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm:
	Yêu cầu: 
	- Viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả đồ vật) 
- Nội dung bài viết cần thể hiện được: 
+ Những nét tiêu biểu về hình dáng cũng như công dụng của đồ vật được tả. 
+ Tình cảm của mình với đồ vật, với người đã tặng.
- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ. 
Tuỳ vào mức độ đạt được của bài viết mà giáo viên có thể đánh giá theo các mức điểm: 5--> 4,5--> 4,0--> 3,5--> 3,0--> 2,5--> 2,0--> 1,5--> 1,0--> 0,5 
Đề 2: 	a/ Hình thức: 1 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 0,25 điểm.
- Bài viết có đủ các phần: mở bài, thân bài và kết bài: 0,5 điểm.
- Không sai quá 5 lỗi chính tả: 0,25 điểm.
b/ Nội dung: 4 điểm.
- Học sinh viết được phần mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp): 0,75 điểm.
- Học sinh viết được thân bài, miêu tả có trình tự bao quát đến chi tiết, tả được những đặc điểm tiêu biểu nổi bật của cây bóng mát (2,5 điểm).
- Hoc sinh viết được phần kết bài (mở rộng hoặc không mở rộng): 0,75 điểm.
Lưu ý đối với phần thân bài:
- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, sinh động, dùng từ có sự chọn lọc, có những ý văn hay thể hiện rõ đặc điểm của cây bóng mát, tình cảm của người đối với cây thì được 2,5 điểm.
- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác, sinh động thì được 2 điểm.
- Đoạn viết tương đối rõ ràng, mạch lạc, dùng từ khá chính xác thì được 1,5 điểm.
- Đoạn viết không đúng trọng tâm, dùng từ thiếu chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp.. và bài văn mẫu: 0 đ
Đề 3: 	 HS làm đúng yêu cầu của bài, đủ 3 phần, bài viết lưu loát có cảm xúc, sử dụng đúng từ, câu, chữ viết sai ít lỗi chính tả: 5 điểm.
	- Mở bài: 0,5 điểm
	+ HS giới thiệu được con vật định tả.
	- Thân bài: 4 điểm.
	+ HS tả một con vật theo một trình tự nhất định. Bài viết lưu loát, có hình ảnh, 	có cảm xúc, dùng từ đúng, ít sai lỗi chính tả.
	- Kết bài: 0,5 điểm
	+ HS nêu được nhận xét hoặc cảm xúc về một con vật định tả.
Th¸i ThÞnh, ngµy th¸ng 5 n¨m 2015
 	 T/M Héi ®ång ra ®Ò 
 TrÇn ThÞ L­¬ng

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2014.doc