Bài giảng Trò chơi vận động: Một đoàn tàu

Vệ sinh cá nhân

2. Thể dục chống mệt mỏi

3. Nội dung hoạt động chiều

 * Ôn hoạt động sáng:

Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 7506 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Trò chơi vận động: Một đoàn tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ ĐẾN RỒI 
 TUẦN 30: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
 ( Thời gian thực hiện : Từ 7/ 4 /2014 đến 11/ 4 /2014 )
NGÀY 
HĐ
Thứ 2
( 7/ 4 )
Thứ 3
(8/4)
Thứ 4
(9/4 )
 Thứ 5
(10/4 )
 Thứ 6
(11/4 )
ĐÓN TRẺ
 - Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên
 - Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.
THỂ DỤC SÁNG
+ Tập các động tác: Gieo hạt
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
 Vận động
 - Trườn dưới vật cản
- TCVĐ: Một đoàn tàu 
Văn học 
Thơ: Mưa
 NBTN
bé biết gì về mưa
Âm nhạc:
 Nghe hát : trời nắng trời mưa
Trò chơi Hãy lắng nghe
Tạo hình
Vẽ mưa
HĐ NGOÀI TRỜI
- Quan sát thời tiết
- Trò chơi: chuồn chuồn bay
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
HĐ GÓC
- Góc nghệ thuật : Xem tranh về các hiện tượng tự nhiên
- Hoạt động với đồ vật: Chơi với bộ xếp hình.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi: 
 Tập tầm vông
- Chơi tự do
 Ôn hoạt động sáng
Thơ: Mưa
- Chơi tự do
 TCVĐ: 
Trời nắng trời mưa 
- Chơi tự do
Ôn HĐ sáng 
 Nghe hát : trời nắng trời mưa
Trò chơi Hãy lắng nghe
- Chơi tự do 
- Hát múa các bài hát về chủ đề
- Chơi tự do
 Ngày soạn: 05 /4/ 2014
 Ngày dạy: Thứ 2/ 7/4/ 2014
 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG 
1. Đón trẻ
- Cô đến sớm thông thoáng,vệ sinh phòng học, đón trẻ vào lớp.
- Nhắc trẻ chào bố, mẹ, cất đồ dùng vào nơi quy định. 
2.Trò chuyện đầu tuần: 
- Cô và trẻ cùng hát bài:" Lời chào buổi sáng"
* Trò chuyện cùng bé 
- Cô dặt câu hỏi : 
+ Ngày nghỉ gia đình các con làm những gì? Bố ,mẹ ,ông ,bà làm gì?
- Cô khái quát lại và giáo dục trẻ
3. Điểm danh- Báo ăn
- Cô điểm danh trẻ, nhằm giúp trẻ biết tên các bạn trong lớp.
4. Chơi ,Tập có chủ đích
 Lĩnh vực phát triển: Thể chất
 Hoạt động: Vận động
 Đề tài: 
 Vận động: TRƯỜN DƯỚI VẬT CẢN
 Trò chơi vận động: MỘT ĐOÀN TÀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ biết trườn dưới vật cản ,không chạm vào vật. biết phối hợp chân nọ tay kia. 
2. Kỹ năng: Trẻ biết phối hợp chân nọ tay kia khi trườn. 
3. Ngôn ngữ : Phát triển lời nói cho trẻ.
4. Giáo dục: Trẻ chăm tập thể dục cho người khoẻ mạnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Tại lớp học.
2. Đồ dùng:
- Vạch đích: 
- Cổng thể dục cao 0,5m, rộng 0,5m, đặt cách vạch đích 3m. 
4. Nội dung tích hợp: Âm nhạc (Khúc dạo chơi).
III. HƯỚNG DẪN:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé thích thể thao.
- Khởi động: Cô và trẻ vừa đi vừa hát, (Khúc dạo chơi). Đi bình thường đến nhanh,chạy chậm , chạy nhanh, chậm dần sau đó đứng thành vòng tròn.
* Hoạt động 2: Bé luyện thân thể
+ Động tác 1"Cây cao":
TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi.
Cây cao.Giơ 2 tay lên cao.
 2. Hạ xuống về tư thế chuẩn bị.
+ Động tác 2: Hái hoa 
- TTCB: Như trên 
1.Cúi khom người về phía trước. Tay vờ hái hoa.
2. Đứng thẳng lên nói: Hoa đẹp quá.
+ Động tác 3: Cây thấp 
 Tư thế chuẩn bị như động tác 1.
 1. Cây thấp. Ngồi xổm xuống.
 2.Về tư thế chuẩn bị.
*Hoạt động 3: Bé thi tài.
- Vận động cơ bản: Trườn dưới vật cản
 - Cô tập mẫu lần 1.
 - Cô làm mẫu lần 2: Kèm phân tích động tác.
 - Chuẩn bị: hai tay để trước vạch chuẩn, hai đầu gối chạm dất, khi có hiệu lệnh tay phải đưa lên trước, đồng thời nhấc đầu gối trái lên sát tay trái, sau đó tiếp tục nhấc tay trái và đầu gối trái , cứ như thế tiếp tục bò đến cổng và chui qua cổng không chạm người vào cổng .
 - Cô tập mẫu lần 3.Như lần 1.
 - Gọi trẻ khá lên tập.
 - Lớp thực hiện lần lượt cho đến hết.
 - Cô động viên khuyến khích trẻ tập.
 - Cô cho trẻ tập 2 lần.
*Củng cố: Hỏi trẻ tên bài tập.
 - Gọi 1 trẻ khá lên tập lần cuối.
 - Giáo dục: Trẻ tập thể thao cho người khoẻ mạnh.
*Hoạt động 4: Bé vui chơi
 - Cô giới thiệu tên trò chơi “Một đoàn tàu”: Cách chơi. 
- Cho trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần.
 - Động viên trẻ chơi.
 - Hỏi trẻ tên trò chơi.
 - Giáo dục: Trẻ ngoan đoàn kết khi chơi.
 * Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh lớp.
* Kết thúc: Chuyển tiếp.
- Trẻ đi, tập cùng Cô.
- Tập 2-3 lần).
 - Tập 2-3 lần 
 - Tập 4 lần 
 - Quan sát cô tập.
 - Nghe cô phân tích động tác.
- Quan sát cô tập.
 - Trẻ khá tập.
 - Trẻ tập
- Cá nhân trẻ tập 2 lần.
- Bò chui qua cổng.
 - Trẻ tập lần cuối.
- Nghe cô giới thiệu
- Trẻ chơi nhiệt tình.
- Một đoàn tàu
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Cho trẻ chơi tự do.
5. Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết
- Trò chơi: chuồn chuồn bay
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
I. Yêu cầu
- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhieenvaf nói được một số đặc điểm nổi bật của thời tiết.
- Biết chơi trò chơi và tham gia chơi nhiệt tình.
II. Chuẩn bị.
- Cô chuẩn bị các câu hỏi để trò chuyện với trẻ.
III. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trước khi quan sát
- Giới thiệu nội dung buổi quan sát
- Nhắc nhở trẻ trước khi quan sát
* Hoạt động 2: Trong khi quan sát
- Cô hỏi trẻ đang quan sát gì?
- Bầu trời hôm nay như thế nào, Nắng hay mưa?
- Trên trời mây như thế nào?
- Trời nắng to và mưa các cháu có ra ngoài chơi không?
- Cô khái quát lại và nói ý nghĩa và tác hại các hiện tượng tự nhiên đối với con người.
- Cô giới thiệu tên trò chơi '' Chuồn chuồn bay''.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ chơi cô quan sát và động viên khích lệ trẻ chơi
- Cho trẻ chơi đu quay cầu trượt
* Hoạt động 3: Sau khi quan sát.
- Cô vừa cho các cháu quan sát gì?
- Cô nhận xét chung
- Trẻ về lớp
Trẻ lắng nghe
- thời tiết .
- Nắng ( hoặc mưa)
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- thời tiết .
- Trẻ lắng nghe
 6. Hoạt động góc
- Góc nghệ thuật : Xem tranh về các hiện tượng tự nhiên
- Hoạt động với đồ vật: Chơi với bộ xếp hình.
a. Yêu cầu:
- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình, trẻ được xem tranh các hiện tượng tự nhiên, được chơi và xếp các hình mà trẻ thích.
b. CHuẩn bị
- Địa điểm: Tại các góc
- Đồ dùng:
 - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho các góc chơi
 - Phòng nhóm, thoáng mát
 - Tâm lý trẻ thoải mái
c. Cách tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trước khi chơi.
- Cô giới thiệu nội dung buổi chơi.
- Cô hỏi trẻ thích chơi ở góc nào
- Cho trẻ về các góc mà mình tham gia chơi
* Hoạt động 2: Trong khi chơi
- Cho trẻ về góc chơi, trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Khi trẻ chơi cô tham gia chơi cùng trẻ, cô hớng dẫn trẻ cùng chơi vừa chơi cô vừa hỏi trẻ.
+ Cô có tranh gì đây?
+ Tranh vẽ các hiện tượng tự nhiên gì?
+ Trời nắng như thế nào?
+ Trời mưa như thế nào?
+ Bức tranh này vẽ gì?...
+ Khi đi đường gặp trời nắng , trời mưa các cháu phải là gì?
Cô khái quát và Giáo dục:
+ Các cháu đang làm gì?
+ Các cháu xếp được hình gì đây?
+ Các cháu xếp như thế nào?
+ Cô đến từng nhóm động viên trẻ nhận xét từng nhóm chơi.
* Hoạt động 3: Sau khi chơi
- Cô hỏi trẻ nội dung buổi chơi
- Nhận xét chung
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
- Có ông mặt trời, có tia nắng, mây xanh, trắng.
- Bầu trời tối, mây đen , có hạt mưa .
- Cầu vồng
- Dùng để đi, chở ngời, hàng.
- Phải đội nón mũ, chạy vào chỗ mát.
- Trẻ lắng nghe
- Cháu đang xếp hình
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thu dọn đồ chơi cất đúng vào nơi qui định.
7. Vệ sinh - ăn trưa – ngủ trưa
* Vệ sinh: Trước khi ăn cho trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.
* Ăn trưa: Động viên các cháu ăn hết xuất.
* Ngủ trưa: Chăm sóc giấc ngủ cho các cháu chu đáo, trẻ ngủ đủ giấc.
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vệ sinh cá nhân
- Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt sạch sẽ sau khi ngủ dậy.
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập với bài hát: “Gieo hạt” 
3. Nội dung hoạt động chiều 
* Chơi trò chơi: 
Trò Chơi Dân Gian: 
 Tập tầm vông
a. Mục đích yêu cầu
 -Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi.
 - Kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia chơi trò chơi.
 - Rèn luyện cho trẻ đọc lưu loát.
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết trong khi chơi.
 b. Chuẩn bị
 + Cô: Sân chơi sạch sẽ.
 Tổ chức tốt giờ chơi .
 + Trẻ: Tâm lý thoải mái, trang phục gọn gàng.
 c. Tiến hành
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
Khuyến khích trẻ chơi.
+ Hỏi trẻ tên trò chơi.
* Giáo dục: trẻ ngoan ngoãn chơi đoàn kết.
*Chơi tự do
4. Vệ sinh trả trẻ
 - Cô vệ sinh đầu tóc chân tay cho trẻ
 - Cô trả trẻ tận tay cho phụ huynh
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.
 Ngày soạn: 7 / 4 / 2014
 Ngày dạy:Thứ 3 / 8/ 4/ 2014
 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
1. Đón trẻ 
2. Điểm danh- Báo ăn
3.Thể dục sáng 
 Bài: Gieo hạt
a . Mục đích
 - Trẻ được hít thở không khí trong lành vào buổi sáng đồng thời được tắm nắng
 - Trẻ tập phối hợp động tác tay chân nhịp nhàng.
 - Rèn luyện thói quen cho trẻ, phát triển trí tuệ, sức khoẻ cho trẻ.
 b. Chuẩn bị:
 - Sân sạch sẽ 
 -Tâm thế thoải mái, đầu tóc gọn gàng
 Phương pháp của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: : Bé cùng khởi động
- Cô cùng các con làm đoàn tàu: Tàu đi bình thường, đi nhanh, tàu chạy chậm, tàu chạy nhanh, chạy chậm, chạy chậm dần, đi thường,về ga.
( Đội hình vòng tròn ) 
* Hoạt động 2: Bé tập thể dục
- Bài tập phát triển chung: Gieo hạt
- Động tác 1: Hô hấp: Thổi bóng bay: 2 tay khum trớc miệng hít thở lấy hơi vào và thổi bóng bay thật to
 - Động tác 2: 
 1 : ngồi xổm hai tay đưa ra cao lắc 2 cổ tay làm động tác" gieo hạt"
 - Động tác 3 nẩy mầm: Cúi khom người hai tay chống vào 2 đầu gối
 - Động tác 4 thành cây: 
 Đứng thẳng người lên
- 1 nụ, 2 nụ đưa từng tay lên ngang vai, năm đầu ngón tay chụm lại
- 1 hoa ,2 hoa: từng tay xòe ra
- mùi hương thơm ngát : hít thật sâu rồi thở ra, hai tay đưa lên cao rồi mở ra.
- Gió thổi cây nghiêng: hai tay giơ cao nghiêng người sang hai bên
- lá rụng ,nhiều lá: ngồi xuống, bật nhảy đứng lên.
* Hoạt động 3: Thư giãn
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 – 3 vòng quanh sân tập 
- Chuyển hoạt động
-Trẻ đi, chạy các kiểu theo cô.
-Trẻ tập 2-3 lần
-Trẻ tập 2-3 lần
-Trẻ tập 2-3 lần
-Trẻ tập 2-3 lần
-Trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng 
 4. Chơi ,Tập có chủ đích
 Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
 Hoạt động: Văn học
 Đề tài: 
 Thơ: MƯA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ , Biết đọc thơ cùng cô .
- Trẻ hiểu nội dung tác phẩm: Biết được những lợi ích của mưa đối với con người và mọi vật xung quanh .
2 Kỹ năng: Đọc cùng Cô cả bài rèn trẻ đọc rõ dàng.
3 Ngôn ngữ: Trẻ đọc rõ lời bài thơ và trả lời được một số câu hỏi của cô theo khả năng của trẻ.
4 Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên, biết bảo vệ cái đẹp trong thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Địa điểm:
Trong lớp học 
2.Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài thơ” Mưa”.
 * Hệ thống câu hỏi.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?.
- Bài thơ nói về cái gì?
- Mưa có từ đâu?
- Mưa rơi xuống đâu?
- Mưa có chân không ?
Mưa rơi ở những đâu?
*NDTH: Trò chơi : “Trời nắng trời mưa”
III. HƯỚNG DẪN:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé cùng vui chơi
- Cô cho trẻ chơi trò chơi "Trời nắng trời mưa"
*Hoạt động 2: Bé khám phá.
 Cô giới thiệu tên bài:" Mưa"
 - Cô đọc diễn cảm lần 1.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì ? 
 - Cô đọc diễn cảm lần 2: kèm tranh minh họa
 * Câu hỏi đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì?.
- Bài thơ nói về cái gì?
- Mưa có từ đâu?
- Mưa rơi xuống đâu?
- Mưa có chân không ?
- Mưa rơi ở những đâu?
Giảng nội dung: Bài thơ nói về mưa ở trên trời rơi xuống đất, mưa không có chân và mưa ở khắp nơi.Mưa tưới nước cho cây cỏ hoa, lá, mưa giúp ích cho con người có nước để sinh hoạt .
- Cô đọc diễn cảm lần 3 .
*Hoạt động 3: Bé đua tài.
 - Cô cho lớp đọc 2-3 lần.
 - Tổ, nhóm, cá nhân đọc.(khuyến khích trẻ đọc,
 sửa sai cho trẻ).
* Củng cố hỏi tên bài, tác giả.
+ Giáo dục: Ngoan ngoãn khi ăn phải biết giữ gìn vệ sinh
Kết thúc: chuyển tiếp.
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Mưa 
- Trời mưa
- Trên trời
- Rơi xuống đất
- Không
- Mưa ở khắp nơi
- Mưa
- Trẻ hào hứng đọc theo cô.
- Mưa
5. Hoạt động ngoài trời:
6. Hoạt động góc
7. Vệ sinh - ăn trưa – ngủ trưa
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
3. Nội dung hoạt động chiều 
 * Ôn hoạt động sáng: 
Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
 Hoạt động: Văn học
 Đề tài: 
 Thơ: MƯA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ , Biết đọc thơ cùng cô .
- Trẻ hiểu nội dung tác phẩm: Biết được những lợi ích của mưa đối với con người và mọi vật xung quanh .
2 Kỹ năng: Đọc cùng Cô cả bài rèn trẻ đọc rõ dàng.
3 Ngôn ngữ: Trẻ đọc rõ lời bài thơ và trả lời được một số câu hỏi của cô theo khả năng của trẻ.
4 Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên, biết bảo vệ cái đẹp trong thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Địa điểm:
Trong lớp học 
2.Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài thơ” Mưa”.
 * Hệ thống câu hỏi.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?.
- Bài thơ nói về cái gì?
- Mưa có từ đâu?
- Mưa rơi xuống đâu?
- Mưa có chân không ?
Mưa rơi ở những đâu?
*NDTH: Trò chơi : “Trời nắng trời mưa”
III. TIẾN HÀNH:
 (Các bước tiến hành tương tự buổi sáng)
* Chơi tự do
4. Vệ sinh trả trẻ
 Ngày soạn:8/4 /2014
 Ngày dạy:Thứ 4/9/4/2014
 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG 
1. Đón trẻ 
2. Điểm danh- Báo ăn
3.Thể dục sáng
4. Chơi ,Tập có chủ đích 
 Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
 Hoạt động: Nhận Biết Tập Nói
 Đề tài: 
 BÉ BIẾT GÌ VỀ MƯA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết hiện tượng tự nhiên trời mưa ,biết được các đặc điểm và ích lợi của mưa.
2. Kỹ năng: Rèn sự chú ý, ghi nhớ.
3. Ngôn ngữ: Trẻ tập nói rõ ràng . 
4. Giáo dục: Trẻ có ý thức bảo vệ bản thân khi gặp trời mưa, yêu quý và bảo vệ , tiết kiệm nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Tại lớp học.
2. Đồ dùng: 
- Tranh ảnh về hiện tượng trời mưa
3. Nội dung tích hợp: Âm nhac: Cho tôi đi làm mưa với.
III. HƯỚNG DẪN:
 Phương pháp của cô
 Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Cùng giao lưu
- Cho trẻ nghe bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Đàm thoại về bài hát và chủ đề.
 *Hoạt động2: Bé khám phá
+ Nhận biết tập nói: Trời mưa
Cô cho trẻ quan sát tranh trời mưa: Cô nói 
+ Cô có bức tranh vẽ gì?
- Cả lớp và cá nhân nói: trời mưa
- Khi trời mưa bầu trời như thế nào?.( Cô chỉ vào mây ,hạt mưa hỏi trẻ)
- Cô khái quát lại: Khi trời mưa mây kéo đen sì, gió thổi mạnh ,có rất nhiều hạt mưa rơi từ trên trời xuống, mưa tưới nước cho cỏ cây hoa lá mưa cung cấp nước cho con người. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ không tốt,vì sẽ gây ra ngập úng ,lũ lụt
*Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ.
- Cho trẻ vẽ mưa
* Kết thúc: Chuyển tiếp
- Trẻ chơi trò chơi
- Trời mưa
- Trời tối, có mây đen, có hạt mưa rơi. 
- Chú ý quan sát
- Trẻ vẽ mưa
5. Hoạt động ngoài trời:
6. Hoạt động góc
7. Vệ sinh - ăn trưa – ngủ trưa
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
3. Nội dung hoạt động chiều 
* Chơi trò chơi: 
Trò Chơi Dân Gian: 
 Trời nắng trời mưa
a. Mục đích yêu cầu
 -Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi.
 - Kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia chơi trò chơi.
 - Rèn luyện cho trẻ đọc lưu loát.
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết trong khi chơi.
 b. Chuẩn bị
 + Cô: Sân chơi sạch sẽ.
 Tổ chức tốt giờ chơi .
 + Trẻ: Tâm lý thoải mái, trang phục gọn gàng.
 c. Tiến hành
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
Khuyến khích trẻ chơi.
+ Hỏi trẻ tên trò chơi.
* Giáo dục: trẻ ngoan ngoãn chơi đoàn kết.
*Chơi tự do
4. Vệ sinh trả trẻ
 Ngày soạn: 9/4 /2014
 Ngày dạy:Thứ 5/10/4/2014
 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: 
1. Đón trẻ 
2. Điểm danh- Báo ăn
3.Thể dục sáng
4. Chơi ,Tập có chủ đích
 Lĩnh vực phát triển: Tình Cảm Thẩm Mỹ
 Hoạt động: Âm nhạc
 Đề tài: 
 Nghe hát: TRỜI NẮNG TRỜI MƯA
 Trò chơi: Hãy lắng nghe 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát , tác giả ,biết thể hiện một vài động tác minh họa cùng cô .
2. Kỹ năng: Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc
3. Ngôn ngữ: Phát triển vốn từ cho trẻ.
4. Giáo Dục: Trẻ ngoan ngoãn ,đoàn kết với bạn bè
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Trong lớp học 
2. Đồ dùng: Mũ âm nhạc, phách, xắc xô
*Nội dung tích hợp: văn học: thơ : Mưa.
III. TIẾN HÀNH:
III. TIẾN HÀNH:
Phương pháp của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé yêu thơ
- Cô cho trẻ đọc bài thơ "Mưa"
- Đàm thoại về nội dung bài thơ
- Giáo dục: Theo chủ điểm.
* Hoạt động 2: Bé làm khán giả .
- Cô giới thiệu bài " Trời nắng trời mưa"
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
+ Hỏi trẻ tên bài hát và tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2.
Giảng nội dung: bài hát nói về các bạn thỏ rất ngoan , biết vâng lời mẹ dặn và không hay khóc nhè.
- Cô hát lần 3.( Minh họa động tác)
- Củng cố: hỏi trẻ tên bài.
- Giáo dục.
*Hoạt động 3: Thử tài của bé
- Trò chơi" hãy lắng nghe".
 Cô giới thiệu trò chơi cách chơi.
- Cho trẻ chơi 4- 5 lần
* củng cố: hỏi trẻ trò chơi.
- Giáo dục: Trẻ ngoan ngoãn học tập.
- Kết thúc: Chuyển tiếp.
- Trẻ đọc và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ hào hứng chơi.
Trẻ lắng nghe
5. Hoạt động ngoài trời:
6. Hoạt động góc
7. Vệ sinh - ăn trưa – ngủ trưa
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
3. Nội dung hoạt động chiều 
* Ôn hoạt động sáng 
 Lĩnh vực phát triển: Tình Cảm Thẩm Mỹ
 Hoạt động: Âm nhạc
 Đề tài: 
 Nghe hát: TRỜI NẮNG TRỜI MƯA
 Trò chơi: Hãy lắng nghe 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát , tác giả ,biết thể hiện một vài động tác minh họa cùng cô .
2. Kỹ năng: Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc
3. Ngôn ngữ: Phát triển vốn từ cho trẻ.
4. Giáo Dục: Trẻ ngoan ngoãn ,đoàn kết với bạn bè
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Trong lớp học 
2. Đồ dùng: Mũ âm nhạc, phách, xắc xô
*Nội dung tích hợp: văn học: thơ : Mưa.
III. TIẾN HÀNH:
 (Các bước tiến hành tương tự buổi sáng)
* Chơi tự do
4. Vệ sinh trả trẻ
 Ngày soạn: 10/4 /2014
 Ngày dạy:Thứ 6/11/4/2014
 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
1. Đón trẻ 
2. Điểm danh- Báo ăn
3.Thể dục sáng
4.Chơi ,Tập có chủ đích
 Lĩnh vực phát triển : Tình cảm thẩm mỹ
 Hoạt động: Tạo hình
 Đề tài: 
 VẼ MƯA RƠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ được làm quen với bút chì. Biết vạch vài nét thẳng, nét xiên trên trang giấy.
2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ cách cầm bút, và đưa bút vẽ.
3. Ngôn ngữ: Phát triển vốn từ cho trẻ.
4. Giáo Dục: Trẻ ngoan ngoãn ,đoàn kết với bạn bè
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Trong lớp học 
2. Đồ dùng: 
- Tranh vẽ mẫu”Mưa rơi” 
- Giấy vẽ cho cô và trẻ
*Nội dung tích hợp: văn học: thơ : Mưa.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé tập làm ca sỹ.
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Mưa” 
Đàm thoại về nội dung bài thơ và chủ đề.
Giáo dục : Trẻ về chủ đề
* Hoạt động 2: Bé khám phá.
- Các cháu vừa tập làm ca sỹ hát rất là giỏi rồi. Các cháu hãy nhìn xem cô có cái gì đây?
- Cô đưa tranh vẽ mưa rơi ra hỏi trẻ
- Cô miêu tả về bức tranh vẽ mưa rơi
- Các cháu có muốn vẽ được bức tranh mưa rơi như cô không.
* Hoạt động 3: Bé khéo tay.
+ Cô vẽ mẫu
- Muốn vẽ được mưa các con hãy chú ý xem cô vẽ trước nhé.
- Trước tiên cô cầm bút bằng tay phải, tay trái cô giữ giấy,cô đặt bút hướng từ trên xuống, cô vẽ những nét thẳng , nét xiên cách nhau.
+ Trẻ thực hiện.
- Cô phát giấy bút cho trẻ 
- Cô cùng trẻ cầm bút giơ lên mô phỏng động tác vẽ mưa rơi, Vừa vẽ vừa nói “Mưa rơi, mưa rơi....”
Tiến hành cho trẻ vẽ:
- Cháu đang vẽ cái gì?
- Cháu vẽ như thế nào
* Hoạt động 3 : ý tưởng của em
- Cô thấy các cháu cháu nào cũng khéo tay đã vẽ mưa rất giỏi. 
- Cô khen cả lớp mình.
- Cô vừa cho các cháu vẽ gì?
- Khi vẽ được mưa các cháu thấy vui hay buồn. Vui các cháu thể hiện như thế nào, các cháu hãy thể hiện niềm vui cho cô xem nào
 - Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và cất vào đúng nơi qui định.
* Kết thúc : Chuyển tiếp
- Trẻ đọc thơ và đàm thoại cùng cô.
- Bức tranh vẽ mưa.
- Trẻ quan sát cô vẽ mẫu
- Trẻ vẽ mưa rơi
- vẽ mưa 
- Trẻ trả lời 
- Vẽ mưa rơi
- Vui ạ
- Trẻ thể hiện niềm vui
- Trẻ lắng nghe
 5. Hoạt động ngoài trời:
6. Hoạt động góc
7. Vệ sinh - ăn trưa – ngủ trưa
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
3. Nội dung hoạt động chiều 
* Hát múa các bài hát trong chủ đề
* Nêu gương ,phát phiếu bé ngoan 
4. Vệ sinh trả trẻ

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2.doc