Bài giảng Tiết 2: Toán - Tuần 5 - Luyện tập

Ở tiết học này, HS biết:

- Tính được trung bình cộng của nhiều số.

- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.

- Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 3.

- KNS: Tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.

 

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 2: Toán - Tuần 5 - Luyện tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dung bài và liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em nêu - Lớp nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- HS đọc mục 1, quan sát tranh và trả lời :
+ Vùng trung du là vùng đồi.
 + Các đồi có đỉnh tròn, sườn thoải,
 + mang dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS Thảo luận nhóm 4. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung :
+ Cây ăn quả và cây công nghiệp
* HS khá, giỏi nêu quy trình chế biến chè
+ Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi Người dân đã tích cực trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm
 + Diện tích trồng rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt.
- Chú ý, nhắc lại.
- Liên hệ thực tế ở địa phương.
- Chú ý lắng nghe.
Tiết 4: KHOA HỌC:
(Thầy Vinh dạy)
 Chiều, thứ 3 ngày 7 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: KĨ THUẬT:
KHÂU THƯỜNG(t2)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- HS khéo tay: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
- KNS: Tự nhận thức; đảm nhận trách nhiệm; thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực. 
II. Đồ dùng dạy-học 
-Tranh quy trình khâu thường; Mẫu khâu thường ; 1 số sản phẩm khâu thường khác ; Vật liệu và dụng cụ như : mảnh vải trắng có kích thước 20 cm x 30 cm ; Chỉ , kim, thước, kéo, phấn vạch . 
- 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:(5p) Khởi động
+ Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu các bước của khâu thường.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Giới thiệu bài 
Hoạt động 2:(20p) HD thực hành khâu thường 
-Yêu cầu thực hiện vài mũi khâu trên bảng theo đường dấu.
-Nhận xét thao tác yêu cầu nêu lại quy trình thực hiện.
-Yêu cầu thực hiện với dụng cụ mang theo.
Hoạt động 3:(5p) Trưng bày sản phẩm 
-Tổ chức trưng bày sản phẩm.
-Nêu các chuẩn đánh giá: Đều, thẳng, đúng thời gian.
Hoạt động 4:(5p) Củng cố-dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại thao tác khâu thương
- Tập khâu thường ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-Thực hành khâu thường.
-Trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: KHOA HỌC:
(Thầy Vinh dạy)
Tiết 3: KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý ( SGK ), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực hiện
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
HS yêu thích các truyện có trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
II.Chuẩn bị:
 GV : - Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
- Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC) , tiêu chuẩn đánh giá bài KC
 HS :SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-Ổn định:
II-Bài cũ:
- Gọi 1,2 HS.TB-K kể lại truyện và nêu ý nghĩa của truyện.
- GV nhận xét.
III-Bài mới:
1. Giới thiệu truyện:
Kể tên các truyện đã học nói về tính trung thực.
Kể truyện về những con người có tính trung thực.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
 a/ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Cho HS đọc đề bài và gợi ý.
- GV hướng dẫn HS gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe (nghe qua ông bà,cha mẹ hay ai đó kể lại)hoặc được đọc về tính trung thực. 
- Giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề 
- GV dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện.
 b/ HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm 4 HS.
+ Y/c HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3 và gợi ý cho HS các câu hỏi:
 + Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
 + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất.
 + Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
 + Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì?
Hoạt động 3: Thi kể.
- Mỗi HS kể xong đều phải nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi cùng các bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô, của các bạnvề nhân vật, chi tiết , ý nghĩa câu chuyện. 
* GV đưa bảng phụ viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện, viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
 3. Củng cố, dặn dò:
- Hát
Bài “ Một nhà thơ chân chính”
- HS thực hiện theo y/c.
- HS đọc tên truyện.
- Một người chính trực, một nhà thơ chân chính, những hạt thóc giống
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm toàn bộ đề bài, gợi ý trong SGK.
- HS tiếp nối đọc gợi ý 1 – 2 – 3 - 4:
+ Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo nhóm đôi, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Lưu ý với những chuyện khá dài không có khả năng kể gọn lại, nên kể 1, 2 đoạn và nói lời hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc.
+ Thi kể chuyện trước lớp
- Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn đánh giá:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài SGK đuợc cộng thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
 Thứ 4 ngày 8 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: TẬP ĐỌC:
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy.
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui ,dí dỏm.
 - Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. ( trả lời các CH, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng) 
 II.Chuẩn bị: 
 - GV :Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Bảng phụ viết câu , đoạn thơ cần hướng dẫn đọc.
 - HS :- SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I-Ổn định:
II-Bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc bài và TLCH:
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV nhận xét.
III-Bài mới:
 1 . Giới thiệu bài : Ghi tựa bài.
 2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- Y/c HS đọc nối tiếp nhau.
+ Kết hợp luyện phát âm 
+ Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng trong câu văn.
+ Giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
 GV: Đọc trơn toàn bài. Đọc bài với giọng kể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . 
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
* Đoạn 1: Mười dòng thơ đầu.
- Vị trí Gà Trống và Cáo ở đâu? (HS.Y)
- Câu hỏi 1: Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? (HSG)
* Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo.
- Cho 2 HS đọc nối tiếp đoạn 2 .
- Câu hỏi 2: Vì sao Gà không nghe lời Cáo ?
(HSBT)
- Câu hỏi 3: Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ? (HS.G)
* Đoạn 3 : Đoạn còn lại
- Thái độ Cáo như thế nào khi nghe Gà nói?
(HSBT)
- Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
(HSBT)
- Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
(HSG)
- Câu hỏi 4: Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì ?
 * Qua bài thơ em rút ra điều gì? (HSG)
4. Đọc diễn cảm : 
- GV đọc diễn cảm bài thơ. Giọng vui, dí dỏm, phù hợp cới cách thể hiện tâm trạng của nhân vật
5.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét hai nhân vật Cáo và Gà Trống ?
- Nhận xét tiết học.
- Hát
Bài “ Những hạt thĩc giống”
- 3HS lên bảng thực hiện theo y/c.
- HS đọc tựa bài
- 1 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
- HS đánh dấu vào SGK.
- 3HS tiếp nối nhau đọc.
+ Luyện đọc: vắt vẻo, ry, loan tin, khối chí,gian dối,...
+ HS theo dõi – tập đọc đúng cách ngắt nghỉ.
+ HS đọc từ khó trong SGK.
- Từng cặp trong bàn cùng đọc.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi GV đọc.
 * HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
Gà Trống đứng trên cây và Cáo đứng dưới đất.
1.“Cáo kia đon đả.tình thân”.
* HS đọc nối tiếp đoạn 2.Trả lời:
-2. Vì Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt Gà.
- 3.Vì Cáo rất sợ chó săn, tung tin để Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy.
* HS đọc nối tiếp đoạn 3.Trả lời:
- Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi co cẳng, bỏ chạy.
- Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa lại phải phát khiếp.
- Gà không mắc mưu Cáo, mà làm cho Cáo phải mắc mưu lại.
* HS đọc lướt và trả lời câu hỏi:
-Chọn câu c: Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
* Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
a. HS đọc nối tiếp diễn cảm toàn bài .
* Đoạn 1 : giọng chậm, sâu lắng.
* Đoạn 2 : giọng ca ngợi, sảng khoái.
* Đoạn 3 : giọng ngắt nhịp đều đặn.
b. HS đọc diễn cảm đoạn 3.
c. HS thi đọc thuộc lòng. Chia đoạn
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 	 DANH TỪ
I. Mục tiêu:
- Hiểu được Danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
 - Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu (BT mục III)
II. Chuẩn bị:
GV Giấy khổ to, phiếu.
Tranh, ảnh 1 số sự vật: sông, rặng dừa, truyện cổ.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
- Tìm 2 từ cùng nghĩa với từ trung thực. Đặt 1 câu.
- Tìm 2 từ trái nghĩa với từ trung thực. Đặt 1 câu.
- GV nhận xét, cho điểm
III- Bài mới
1.Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc nội dung BT
- GV phát phiếu cho các nhóm HS.
- Cho HS trình bày.
- GV chốt ý
Bài tập 2:
Cách thực hiện tương tự bài tập 1
- GV chốt 
3.Phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
4.Luyện tập
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS làm vào vở những danh từ chỉ khái niệm. GV phát phiếu cho 3, 4 HS làm vào phiếu.
- GV chốt lại: điểm, đạo đức, lòng kinh nghiệm, cách mạng.
Bài tập 2:
- GV yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét
- Hát “Bạn ơi lắng nghe”
Bài: “Mở rộng vốn từ: Trung thực – tự trọng”
-Vài HS tìm
- Nhắc lại tựa 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1 - Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc từng câu thơ, gạch dưới các từ chỉ sự vật trong từng câu.
- Thảo luận nhóm đôi - Trình bày kết quả
- Nhận xét.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- Thảo luận nhóm ghi vào phiếu in sẵn.
+ Từ chỉ người: ông cha, cha ông.
+ Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.
+ Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng.
+ Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời.
+ Từ chỉ đơn vị: cơn, con, răng.
-Nhận xét và rút ra kiến thức cần biết.
- HS đọc ghi nhớ (SGK).
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét
- 1 HS đọc – Cả lớp theo dõi trong GSK.
- Làm việc cá nhân để đặt câu với những danh từ chỉ khái niệm ở BT 1
- HS.K-G đọc câu của mình
- Cả lớp nhận xét.
Ví dụ: HS phải rèn luyện đạo đức
Tiết 3: LUYỆN TIẾNG VIỆT:
ÔN VỀ DANH TỪ
I. Mục tiêu: 
-Qua các bài tập thực hành giúp HS biết cách tìm danh từ trong câu .Cách dặt câu có sử dụng danh từ. 
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:(5p) Khởi động
+ Kiểm tra bài cũ: H: Danh từ là gì ? cho VD? 
-Nhận xét, ghi điểm.
+ Giới thiệu bài 
Hoạt động 2:(30p) Bài tập 
Bài 1: Cho các từ sau : bác sĩ , thước kẻ , nhân dân, thước kẻ , sấm , văn học , thợ mỏ , mơ ước , hoà bình , mong muốn .
-Xếp các từ trên vào hai loại : danh từ và không phải danh từ .
-HS làm vào vở , chú ý HS yếu 
Bài 2: Tìm các từ chỉ đò vật là danh từ trong gia đình em . Đặt câu với một từ mà em tìm được .
-HS làm theo nhóm , nối tiếp nêu kết quả .
Bài 3: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau : 
 Mùa xuân đã đến .Những buổi chiều hửng ấm , từng đàn chim én từ dãy núi đăng xa bay tới ...
- HS làm vào vở , chấm bài .
Hoạt động 3:(5p) Dặn dò : 
-Về nhà ôn lại bài
-Nêu khái niệm danh từ .
- HS theo dõi
-Danh từ : bác sĩ , nhân dân , thước kẻ , hoà bình ...
- Không phải là danh từ : hi vọng , mong muốn , tự hào ...
-HS tự nêu kq.
Danh từ : mùa , xuân , buổi chiều , đàn , chim én ...
- HS theo dõi
Tiết 4: GIÁO DỤC NGLL:
 Chiều, thứ 4 ngày 8 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: THỂ DỤC
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ”
I.Mục tiêu :
 -Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu hiệu. 
 -Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu HS biết cách bước đệm khi đổi chân
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Yêu cầu rèn luyện, nâng cao khả năng tập trung chú ý, khả năng định hướng, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi. 
II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 2 đến 6 chiếc khăn sạch để bịt mắt khi chơi. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 .Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện . 
 -Khởi động: Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ:
 -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 * Lần 1 và2 GV điều khiển lớp tập, có nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. 
 * Lần 3 và 4 chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
 * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố. 
 -Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
 +GV làm mẫu động tác và giảng giải các bước theo nhịp hô: 
TTCB: Đứng hai chân chụm, hai tay buông tự nhiên hoặc chân trước chân sau như tư thế đang đi. 
Cử động 1: Bước chân trái lên phía trước một bước ngắn (bước đệm). 
Cử động 2: Chân phải bước sát gót chân trái (bước đệm), đồng thời chân trái bước tiếp một bước ngắn về trước, giữ nguyên tư thế của hai tay khi thực hiện bước đệm. 
Cử động 3 : Chân phải bước lên phía trước một bước bình thường vào nhịp hô 2. 
 + HS tập luyện theo các cử động nêu trên cho đến khi thuần thục theo nhịp đi bình thường. 
 * Chú ý : Nên dạy HS cách bước đệm tại chỗ, dạy HS bước đệm trong bước đi. 
 + Tổ trưởng điều khiển cho các tổ luyện tập. 
 b) Trò chơi : “Bịt mắt bắt dê”:
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc:
 -Cho HS chạy thường thành một vòng tròn quanh sân sau đó khép dần thành vòng tròn nhỏ, chuyển thành đi chậm, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng rồi dừng lại mặt quay vào trong. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà .
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 – 22 phút
12 – 14 phút
1 – 2 phút
3 – 4 phút
2 phút
5 – 6 phút
5 – 6 phút 
4 – 6 phút 
2 phút 
1 – 2 phút
1 – 2 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
====
====
====
====
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. 
========== 
==========
========== 
==========
 5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng dọc.
====
====
====
====
====
 5GV
 ======= = 
 ======= = 
 = =
 = =
 5GV = = 
 = =
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
] ]
5GV
 ] ]
==========
==========
==========
==========
5GV
-HS chuyển thành đội hình vòng tròn.
5GV
-HS vẫn đứng theo đội hình vòng tròn.
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
==== 
==== 
==== 
==== 
5GV
-HS hô “khỏe”
Tiết 2: HÁT NHẠC
ÔN BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE
 Giới thiệu hình nốt trắng- Bài tập tiết tấu
 I/ Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - HS tập biễu diễn bài hát .
- Biết thể hiện độ dài nốt trắng.
II/ Chuẩn bị của GV:
 - Tìm một vài động tác phụ họa đơn giản khi trình bày bài hát.
Chép bài tập tiết tấu vào bảng phụ.
Nhạc cụ gõ, đàn ócgan.
 III/ Hoạt động dạy học:
Bài cũ : HS hát bài Bạn ơi lắmg nghe
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động:
HĐ giáo viên
hđ hs
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe.
+ GV đệm đàn cho HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe.
- GV h/dẫn động tác phụ họa.
+ Câu 1: Đầu nghiêng sang trái, ngón tay trỏ chỉ ngang tai (trùng vào tiếng nhau) chân nhún nhẹ nhàng.
+ Câu 2: Bàn tay phải ngửa đưa ra trước mặt (trùng vào tiếng xa), tay trái chống ngang sườn.
+ Câu 3: Giống câu 2, nhưng đổi tay ngược lại.
+ Câu 4: Hai bàn tay úp thấp phía trước, làm lượn sóng cổ tay.
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn trước lớp.
- Cho từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp. GV nhận xét.
+ H/dẫn HS miệng nói tay gõ phách dều đặn.
* Hoạt động 3: Giới thiệu hình nốt trắng.
- Thân nốt hình bầu dục nằm nghiêng
đuôi nốt chạm vào bên phải thân nốt.
- Độ dài của hình nốt trắng bằng 2 nốt đen. 
- Nếu ta qui định dộ dài mỗi nốt đen bằng 
1 phách, thì độ dài nốt trắng bằng 2 phách.
- H/ dẫn HS thể hiện hình nốt trắng, so sánh với nốt đen.
VD: Trắng - đen - đen - trắng - đen - đen - trắng.
 x x x x x x x x x x
* Hoạt động 4: HS thể hiện lần lượt các bài tập trong SGK.
+ Đen đen trắng đen đen trắng đen đen đen đen đen đen trắng.
 x x x x x x x x x x x x x x x x
 Em yêu chim em mến chim vì mỗi lần chim hót em vui.
+ Đơn đơn đen - đơn đơn đen - đơn đơn đơn đơn - trắng 
 Nghe véo von - trong vòm cây - họa mi với chim - oanh.
- GV giới thiệu thêm 1 số đoạn nhạc ở SGV(nếu còn thời gian).
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Cho cả lớp gõ đệm(vỗ tay) mỗi hình tiết tấu 1 lần. GV làm mẫu trước, HS thực hiện theo, mắt nhìn theo tay GV chỉ hình nốt.
+ Bài hát Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc nào?
+ Đồng bào Tây Nguyên có loại nhạc cụ gì đặc biệt làm từ tre nứa? ( khèn, đàn tơ rưng). 
- Cho HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe.
- Về nhà tập lại 2 tiết tấu trong sgk, xem trước tiết học sau.
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS xem GV làm mẫu, thực hiện từng động tác theo h/dẫn của GV.
+ HS thực hiện nhiều lần để nhớ động tác.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS nghe, quan sát.
- HS quan sát, tập viết.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS biết: 
- Tính được trung bình cộng của nhiều số. 
- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng. 
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 3.
- KNS: Tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:(5p) Khởi động
+ Kiểm tra bài cũ:Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. 
+ Tìm số trung bình cộng của : 34, 91, 64 
- Nhận xét, cho điểm. 
+ Giới thiệu bài 
Hoạt động 2:(30p) HD luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số trung bình cộng rồi tự làm bài. 
 -Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề, phân tích đề, tự làm bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
 -Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề, phân tích đề, tự làm bài vào vở. 
-Nhận xét, đnáh giá.
Hoạt động 3:(5p) Củng cố -Dặn dò 
- Hoàn thiện bài tập ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 học sinh lên bảng. 
-Các học sinh khác theo dõi, tính vào nháp để nhận xét kết quả. 
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-1HS đọc yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng làm 
+ làm giấy nháp. 
a. ( 96 + 121 + 143) : 3 = 120
b. (35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
-Lớp nhận xét.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. 
- 2 HS nêu qui tắc.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ 5 ngày 9 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: TOÁN:
 BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ tranh.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2 (a,b).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Các biểu đồ tranh phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học 
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1:(5p) Khởi động
+ Kiểm tra bài cũ: - 3 em làm lại 1 câu bài 1 và bài 2 

File đính kèm:

  • docGiao an Giap(2).doc
Giáo án liên quan