Bài giảng Tiết 1 - Toán: Tiết 122 - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

I. Mục tiêu:

1.Kiến Thức: - Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000, 5000, 10 000 đồng. Biết chuyển đổi và cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.

2. Kỹ năng: Nhận biết tiền Việt Nam thông qua việc thực hiện các bài tập 1 (a, b), 2 (a, b, c), 3 SGK – Trang 130.

3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.

 

doc19 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Toán: Tiết 122 - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xét, đánh giá
* Trò chơi vận động: Ném trúng đích
- GV nêu tên trò chơi
- GV quan sát bảo đảm an toàn cho HS, Có nhận xét đánh giá, biểu dương học sinh
- Nhận xét chung
* Thể lực: Chạy tự do theo hàng dọc quanh sân trường.
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút
- Tập hợp. Hệ thống bài học.
- Yêu cầu luyện tập ở nhà, chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét giờ học.
Đội hình
‚‚‚‚‚‚‚‚‚
‚‚‚‚‚‚‚‚‚
‚‚‚‚‚‚‚‚‚
‚GV
- HS khởi động tích cực.
- 3 học sinh thực hiện động tác so dây, chao dây và nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Nhận xét, đánh giá
- Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện ôn bài thể dục với cờ theo lớp 2 lần
- Ôn nhảy dây theo tổ
- Nhắc lại cách chơi luật chơi
- HS chơi thử 1 lần
- Chơi chính thức
- Chạy theo yêu cầu của giáo viên
Đội hình
‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚
‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚
 ‚GV
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________
Tiết 2. Toán:
Tiết 124: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Tính giá trị của biểu thức.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. Viết và tính giá trị của biểu thức.
2. Kỹ năng: Thực hiện giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 2, 3, 4 (a, b) SGK – Trang 129.
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức: 
* Ôn bài cũ
- Đưa bài toán: Mua 5 bút hết 15000 đồng. Hỏi mua 2 bút hết bao nhiêu tiền?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 2: 
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Số?
 - Nhận xét, đánh giá
Bài 4: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức.
a. 32 : 8 x 3 = 
b. 45 x 2 : 5 = 
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố
+ Nêu thứ tự thực hiện biểu thức chỉ có phép nhân, chia?
- Dặn dò:
- Xem lại bài tập
- Nhận xét, giờ học
- HS thực hiện nháp, bảng lớp 
- Nhận xét, đánh giá 
- Đọc bài – Thảo luận cặp cách giải
- Thực hiện vở ô ly – Chữa lên bảng
Bài giải
Số gạch để lát một căn phòng là
2550 : 6 = 425 (viên)
Số gạch để lát 7 căn phòng như thế là
425 x 7 = 2975 (viên)
 Đáp số: 2975 viên gạch.
- Nêu yêu cầu – Thảo luận cặp
- Thực hiện SGK
- Nối tiếp chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
Thời gian đi
2 giờ
4 giờ
3 giờ
5 giờ
QĐ đi
8km
16km
12km
20km
- Đọc yêu cầu - Thực hiện theo cặp
- Thi viết và tính nhanh trên bảng
a. 32 : 8 x 3 = 4 x 3
 = 12
b. 45 x 2 : 5 = 90 x 2
 = 180
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu – Nhận xét, bổ sung
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Luyện từ và câu:
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết một số cách dùng để nhân hóa các sự vật.
- Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
- Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- Trả lời đúng 2 – 3 câu hỏi Vì sao?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
- Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- Trả lời đúng 2 – 3 câu hỏi Vì sao?
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu khi đọc và viết.
3. Thái độ: 	Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết phải thành câu. Có thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, tự tin trong giao tiếp, yêu thích Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 1
2. Học sinh: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 2, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ.
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 1: Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật nào? Cách gọi và tả chúng có gì hay?
+ Yêu cầu chính của bài là gì?
+ Các con vật, sự vật trong bài được gọi bằng gì?
+ Các con vật, sự vật trong bài được tả như thế nào?
+ Em thích hình ảnh nào nhất? Hình ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- Yêu cầu: Dùng chì gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao trong các câu vào SGK
a. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b. Những chàng man – gat rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c. Chị em Xô – phi đã về nhà ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Người tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông vì muốn xem tài ông Cản Ngũ.
b. Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì mọi người thấy ông Cản Ngũ vật không hăng, không giỏi như người ta nghĩ.
c. Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt.
d. Quắm Đen thua ông cản Ngũ vì anh mắc mưu ông và không có kinh nghiệm.
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: Nhân hóa là gì? Có mấy cách nhân hóa?
- Dặn dò: Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS 1: Viết 5 từ chỉ các hoạt động nghệ thuật
- HS 2: Viết 5 từ chỉ người làm nghệ thuật
- Dưới lớp nêu: Các môn nghệ thuật
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc yêu cầu 
- Tìm sự vật, con vật và cách gọi và tả chúng
- Đọc thầm bài thơ
+ Con vật: Đàn cò
+ Sự vật: Lúa, tre, gió, mặt trời
- Các con vật, sự vật trong bài được gọi bằng chị, cậu, cô, bác
- Phất phơ bím tóc; bá vai nhau thì thầm đọc; áo trắng, khiêng năng qua sông; chăn mây trên đồng; đạp xe qua ngọn núi
- Nêu – Nhận xét
- 2 HS đọc yêu cầu 
- Thực hiện SGK, bảng phụ
- Chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu – Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Nêu – Nhận xét, bổ xung
- Đọc yêu cầu
- Đọc ý a – HSKG trả lời
- Nhận xét
- Thực hiện các ý còn lại vào vở ô ly, bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu – Nhận xét, bổ sung ý kiến
	Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Tiết 4. Tập viết:
ÔN CHỮ HOA S
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên chữ cái
- Biết viết chữ hoa S theo quy trình cỡ chữ vừa
- Viết đúng chữ hoa S, C, T tên riêng Sầm Sơn, câu ứng dụng Côn Sơn suối chảy ..............đàn cầm bên tai. Cỡ chữ nhỏ, đều nét, thẳng hàng
- Nối chữ hoa với chữ thường đúng quy định 
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Viết chữ hoa S(1 dòng), chữ C, T (1 dòng). Viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng),câu ứng dụng Côn Sơn suối chảy .................đàn cầm bên tai (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết cho học sinh, có thói quen viết hoa các chữ cái đầu câu và khi viết tên riêng. Học sinh khá giỏi viết đầy đủ các dòng trong vở Tập viết 3, tập 2
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của Tiếng Việt. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trong và tinh thần trách nhiệm,..
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở Tập viết 3 tập 2, mẫu chữ hoa S, C, T từ ngữ và câu ứng dụng.
2. Học sinh: Vở Tập viết 3 tập 2 bảng con, phấn, bút, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Luyện viết chữ hoa S, C, T
+ Hãy nêu các chữ cái được viết hoa có trong bài tập viết hôm nay?
+ Các chữ hoa này được viết ở cỡ chữ nào?
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- Gắn bảng: Sầm Sơn
- Sầm Sơn là tên một thị xã tỉnh Thanh Hóa
+ Khi viết từ Sầm Sơn ta phải viết như thế nào? 
- Nhận xét
* Luyện viết câu ứng dụng
+ Nội dung của hai câu ca dao này là gì?
+ Chữ cái nào được viết hoa trong câu ca dao này? Vì sao phải viết hoa?
+ Em có nhận xét gì về cách nối các chữ hoa với chữ thường trong câu tục ngữ trên?
- Hướng dẫn viết, viết mẫu câu ứng dụng
* Hướng dẫn viết vở Tập viết
- KT vở, bút
- Viết các chữ hoa S (1dòng), chữ C, T (1 dòng)
- Viết 1 dòng từ ứng dụng, 1 lần câu ứng dụng
- HS KG viết đủ số dòng trong vở tập viết
+ Ngồi viết thế nào là đúng tư thế?
- Quan sát, uốn nắn
* Chấm bài
- Chấm nhanh 10 bài - Nhận xét
+ Viết chữ hoa đã đúng mẫu, đúng cỡ chữ chưa
+ Cách nối chữ hoa với chữ thường
+ Cách đặt dấu thanh
+ Trình bày câu ứng dụng như thế nào
3. Kết luận
- Củng cố: Khi nào phải viết hoa các chữ cái?
- Dặn dò: Xem lại cách viết các chữ hoa, cách nối các chữ hoa với chữ thường
+ Luyện viết thêm ở nhà.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Viết bảng: Phan Rang
- Nhận xét, đánh giá
- Mở vở Tập viết 
- HS nêu - Nhận xét, bổ sung
- Cỡ nhỏ
- Viết bảng chữ hoa S, C, T
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc: Sầm Sơn
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- Viết bảng - Nhận xét
 Sầm Sơn
- Đọc câu ứng dụng
Côn Sơn nước chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- Cảnh đẹp yên tĩnh thơ mộng của Côn Sơn
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- HS viết bảng: Côn Sơn, Ta
- Nhận xét
- Quan sát.
 Côn Sơn Ta
- Mở vở Tập viết
- Nêu yêu cầu viết bài
- Nêu - Nhận xét, thực hiện
- HS viết bài
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu, đầu đoạn và tên riêng của sự vật
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________
Tiết 5. Âm nhạc:
Tiết 25: HỌC HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đã học.
- Biết hát và vỗ đệm, vận động theo lời các bài hát đã học. 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
+ Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca . Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo lời bài hát.
+ HSKG: Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, phân tích, nhận định.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển cảm thụ âm nhạc, ý thức tham cực tham gia hoạt động ca hát tập thể ở lớp, ở trường.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Đĩa nhạc, máy nhe, nhạc cụ. Tập bài hát lớp 3.
2. Học sinh: Tập bài hát lớp 3.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học. 
2. Phát triển bài
* Học hát: Bài Chị Ong Nâu và em bé.
- Nhắc nhở tư thế ngồi hát: Thoải mái
- Dạy từng câu : Hát mẫu 1 – 2 lần, bắt nhịp cho học sinh hát
- Gạch chân những chỗ có luyến âm: Gà, Mặt
* Hát kết hợp với gõ đệm
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca
+ Thế nào là gõ đệm theo tiết tấu lời ca?
Chị Ong Nâu nâu nâu nâu
 x x x x x x
- Nhận xét, đánh giá
- Hát kết hợp với vỗ tay đệm theo nhịp 2.
- HD thực hiện: Đánh dấu vào những tiếng vỗ tay trong lời bài hát
Chị Ong Nâu nâu nâu nâu
 x x
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: Nghe lại đĩa nhạc 1ần
- Nhận xét, đánh giá
- Dặn dò: Ôn thuộc lời bài hát
- Nhận xét, giờ học
- HS hát bài hát Cùng múa hát dưới trăng
- Nhận xét, đánh giá
- Nghe đĩa nhạc, giai điệu bài hát theo đàn
- Đọc lời ca 2 lần
- Luyện thanh theo âm la
- HS luyện tập luân phiên theo lớp, dãy, cá nhân – Nhận xét
- Nêu – Thực hiện 1 câu hát
- Nhận xét – Luyện tập hát kết hợp với vỗ tay đệm theo tiết tấu luận phiên theo lớp, dãy, bàn, cá nhân
- Nhận xét, đánh giá
- Hát ôn bài hát kết hợp với làm động tác phụ họa cho lời bài hát luân phiên theo lớp, dãy – Nhận xét
- Nghe nhạc
- Hát và vỗ tay đệm theo nhịp 1 lần
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 5/3/2014
Ngày giảng:Thứ sáu, ngày 7/3/2014
Tiết 1. Toán:
Tiết 125: TIỀN VIỆT NAM
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Nhận biết tiền Việt Nam loại 100, 200, 500, 1000 đồng.
- Biết đổi và làm phép tính có liên quan đến đồng.
- Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000, 5000, 10 000 đồng. 
- Biết chuyển đổi và cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: - Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000, 5000, 10 000 đồng. Biết chuyển đổi và cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
2. Kỹ năng: Nhận biết tiền Việt Nam thông qua việc thực hiện các bài tập 1 (a, b), 2 (a, b, c), 3 SGK – Trang 130.
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn, các loại tiền có mệnh giá dưới 10 000 đồng.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức: - KT sĩ số
* Ôn bài cũ
- Kể tên một vài mệnh giá tiền mà em biết?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Giới thiệu các tờ giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 5000 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Chia 4 nhóm: 
- Giao nhiệm vụ: Quan sát kỹ các tờ giấy bạc của nhóm và cho biết: Tờ giấy bạc đó có màu gì? Những số và chữ gì? Có những hình ảnh gì trên tờ giấy bạc đó?
Bài 1: Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền?
- Chú lợn A có 6200 đồng
- Chú lợn B có 8400 đồng
- Chú lơn C có 4000 đồng
+ Chú lợn nào có nhiều tiền nhất?
+ Chú lợn nào có ít tiền nhất?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền bên phải?
- Tổ chức dưới dạng trò chơi
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau:
a. Đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay. Đồ vật nhiều nhất là lọ hoa.
b. Mua một quả bóng bay và một cái bút chì hết 2500 đồng.
c. Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là 4700 đồng.
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
+ Kể tên các tờ giấy bạc dưới 10 000 đồng?
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS nêu - Nhận xét, đánh giá 
- HS thực hiện theo nhóm
- Giới thiệu trước lớp
- Nhận xét bổ sung
- Nêu yêu cầu – Thảo luận cặp
- Hỏi và đáp trước lớp 
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc yêu cầu - Thực hiện theo cặp
- Thi thực hiện trên tờ giấy nhỏ có ghi các mệnh giá
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu yêu cầu – Thực hiện theo cặp
- Nối tiếp nêu câu trả lời
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu - Nhận xét, đánh giá
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
Tiết 2. Chính tả: Nghe - Viết
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Nghe - viết được bài chính tả khoảng 60 chữ/ 15 phút
- Làm đúng được một số bài tập điền âm vần l/n, tr/ch, s/x.
- Nghe - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi
- Điền đúng các bài tập điền âm, vần. 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+ Nghe - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi
+ Làm đúng bài tập BT 2 (a)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, nhớ, đọc, viết.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh các đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm,...
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 2, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
- Viết bảng con: 
+ 1 một từ bắt đầu bằng tr hoặc ch?
- Kiểm tra 
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
a. Nghe- Viết
* Hướng dẫn nghe - viết
- Đọc bài viết 
+ Nội dung của đoạn này là gì?
+ Trình bày bài như thế nào?
+ Những chữ cái nào được viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ nào em thấy khó viết và hay nhầm lẫn với các chữ khác?
- Nhận xét
* Viết bài
- KT vở, bút
+ Ngồi viết như thế nào là đúng tư thế?
- Đọc từng cụm từ
- Quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết cho học sinh
* Chấm, chữa bài
- Đọc lại bài
- Chấm dãy 3 - Nhận xét (Nội dung, chữ viết, cách trình bày)
b. Luyện tập
Bài 2 : Điền vào chỗ trống:
a. tr hay ch?
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chấp trắng trên sông Kinh Thầy.
 TRẦN ĐĂNG KHOA
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
 + Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái?
+ Đọc và viết lại nhiều lần các chữ viết sai 
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Viết bảng con
- Nhận xét, đánh giá
- Mở SGK trang 60, đọc thầm
- 2 HS lại 
- Tả cảnh đua voi
- Thảo luận cách trình bày đoạn văn
- Nêu - Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Nêu, luyện viết bảng con
- Nhận xét, đọc
- Mở vở , bút
- HS phát biểu - Thực hiện
- HS viết bài
- Soát lỗi
- HS tự đọc bài và chữa lỗi
- Nêu yêu cầu - Thực hiện VBT
- Chữa lên bảng - Nhận xét, đánh giá 
- Đọc bài đã điền
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Tiết 3. Tập làm văn:
Tiết 25: KỂ VỀ LỄ HỘI
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết và tham gia một số lễ hội tại địa phương.
- Biết kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Bước đầu biết kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, nói, viết phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. 
3. Thái độ: Biết dùng từ đặt câu, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:
* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục.
- Tư duy sáng tạo
- Tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích, đối chiếu
- Giao tiếp: Lắng nghe và

File đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc