Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức: Thực hành kỹ năng giữa học kì II
Yêu cầu: Viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế?
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố, dặn dò: Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức đã học
- Nhận xét, giờ học
TUẦN 25 Ngày soạn:1/3/2014 Ngày giảng:Thứ hai, ngày 3/3/2014 Tiết 1. Đạo đức: THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết phân biệt và thực hiện theo các biểu hiện, hành vi đúng như: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế, Tôn trọng đám tang - Củng cố các kỹ năng đã học trong các bài đạo đức. HS biết cách ứng xử và nhận xét đúng và thực hiện theo những hành vi đúng với các chuẩn mực đạo đức I. Mục tiêu: 1. Kiến Thức: + Ôn tập và thực hành các kỹ năng đã học như kỹ năng đã học trong các bài đạo đức: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế, Tôn trọng đám tang. 2. Kỹ năng: + HS biết cách ứng xử và nhận xét đúng và thực hiện theo những hành vi đúng với các chuẩn mực đạo đức đã học. 3. Thái độ: Học sinh biết ứng xử phù hợp trong các tình huống cụ thể. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3, phiếu bài tập 2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3, III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài *Ổn định tổ chức: * Ôn bài cũ + Thế nào là tôn trọng đám tang? + Vì sao phải tôn trọng đám tang? - Nhận xét, đánh giá - Nêu mục tiêu giờ học. - Ghi bảng: Thực hành kỹ năng giữa học kì 2 2. Phát triển bài * Ôn tập * Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế + Nêu những việc làm hay các hành động thể hiện tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế? + Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế? * Bài 10: Tôn trọng đám tang + Nêu những việc làm hay các hành động thể hiện sự tôn trọng đám tang? + Vì sao phải tôn trọng đám tang? * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu: Viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế? - Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn - Nhận xét, đánh giá 3. Kết luận - Củng cố, dặn dò: Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức đã học - Nhận xét, giờ học - Hát - HS nêu tên các bài đã học. - HS nêu - Nhận xét, bổ sung - HS nêu - Nhận xét, bổ sung - Đọc yêu cầu - Thực hiện ra nháp - Nối tiếp đọc bài - Nhận xét, đánh giá Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________ Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội: Bài 49: ĐỘNG VẬT Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết tên một số động vật. Biết các bộ phận chính của các con vật Biết cơ thể động vật gồm có 3 phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển. Nhận ra sự đa dạng, phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. Quan sát hình vẽ và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. I. Mục tiêu: 1. Kiến Thức: + Biết cơ thể động vật gồm có 3 phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển. + Nhận ra sự đa dạng, phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. +Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. + HSKG: Nêu được những đặc điểm giống và khác nhau của một số động vật. 2. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét về động vật, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng lắng nghe. 3. Thái độ: Yêu quý con vật. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học 2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3 III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Ôn bài cũ + Quả có vai trò gì đối với đời sống của cây và có ích lợi gì đối với đời sống con người? - Nhận xét, đánh giá * Nêu mục tiêu giờ học. 2. Phát triển bài: * Hoạt động 1: Hoạt động lớp - Mục tiêu: Biết được cấu tạo bên ngoài của động vật. Biết về sự đa dạng về hình dạng, kích thước của động vật. Biết được ích lợi và tác hại của một động vật đối với đời sống con người. - Tiến hành: - Yêu cầu: + Kể tên một con vật mà em biết? Con vật có hình dạng, kích thước như thế nào? + Con vật em vừa kể là con vật có ích hay có hại cho đời sống của con người? + Cơ thể động vật được chia ra làm mấy phần? Đó là những phần nào? - KL: Trong tự nhiên có rất nhiều động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,... khác nhau. Cơ thể chúng gồm ba phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển. * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân. - Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thích. - Tiến hành: + Nhà em nuôi những con vật nào? + Em thích con vật nào nhất? Vì sao? + Con vật em vừa kể có đặc điểm gì? + Vẽ lại con vật đó và giới thiệu cho các bạn ? - Quan sát, giúp đỡ nhóm có khó khăn - Nhận xét, đánh giá 3. Kết luận Chuẩn bị bài sau: Côn trùng - Nhận xét, giờ học - Hát - HS nối tiếp nêu - Nhận xét, đánh giá - Thực hiện theo cặp - Nối tiếp nêu – Nhận xét, bổ sung - Thực hiện vào nháp - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung - Mở VBT TN & XH 3, trang 70 - Nêu yêu cầu và thực hiện các bài tập 1, 2, 3 - Nối tiếp nêu ý kiến đúng - Nhận xét, đánh giá Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... __________________________________________________________ Tiết 3. Mĩ thuật: Gv chuyên dạy
File đính kèm:
- TUẦN 25 chiều.doc