Bài giảng Tập đọc - Tuần 1: Sáng kiến của bé hà

Bài 1. (a) HS nhẩm và ghi kết quả .

Bài 2.HS lên bảng, lớp thực hiện bảng con.

Bài 3. (nếu còn thời gian)

- Muốn tính hiệu, phải làm thế nào?

Bài 4.Yêu cầu tóm tắt và giải bài toán vào vở.

4. Củng cố, dặn dò: Dặn HS học thuộc lòng bảng trừ, làm các phần bài tập còn lại và các bài tập trong VBT

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc - Tuần 1: Sáng kiến của bé hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- thì thào, xoa đầu buồn bã, trìu mến, con dao, rao hàng, giao dịch.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn tập chép:
H: Đoạn văn nói về điều gì?
 Đó là những ngày nào?
- Những từ nào trong tên các ngày lễ phải viết hoa?
- Cho HS viết tên các ngày lễ có trong bài.
- Cho HS chép bài vào vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vào chỗ trống c hoặc k.
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
a/ l hay n; b/ nghỉ hay nghĩ
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS ghi nhớ các ngày lễ; những HS chép bài chưa đạt về nhà chép lại.
- 1HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- 3HS đọc lại đoạn bài chép.
- Nói về những ngày lễ.
- Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Quốc tế Thiếu nhi,…
Chữ đầu của mỗi bộ phận tên: Ngày, Quốc, Phụ, Lao, Thiếu…
- HS làm bài vào VBT, 1HS lên bảng làm bài: con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh.
- lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan.
- nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ.
 Thủ công : GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (T2)
I/ Mục tiêu: HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
II/ Đồ dùng : Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui.Qui trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
III/ Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : Nêu lại quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui ?
.2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn học sinh thực hành
 - Giáo viên nêu lại quy trình gấp 
* B 1: Gấp tạo mui thuyền
* B2: Gấp các nếp gấp cách đều
* B3: Gấp tạo thân và mũi thuyền
* B 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
 Giáo viên treo quy trình gấp lên bảng
 c. Tổ chức gấp:
Giáo viên phát mỗi nhóm một tranh mỹ thuật để học sinh dán sản phẩm vào đó.
3.Củng cố dặn dò:
Ôn lại bài đã học giờ sau mang giấy nháp, giấy màu, bút thước kẻ , kéo để làm bài kiểm tra.
 -HS gấp lại thuyền phẳng đáy có mui 
Học sinh lắng nghe
Yêu cầu gấp theo nhóm 
Học sinh gấp hình 
HS trưng bày sản phẩm.
Lớp nhận xét chọn sản 
phẩm đẹp nhất.
 NGLL: CÙNG HÁT VỚI BẠN BÈ
I- Yêu cầu giáo dục :
 - Thể hiện tài năng văn nghệ trước lớp nhất trí các thể loại : hát , ngâm thơ , kể chuyện , tiểu phẩm ... 
 - Tạo không khí sôi nổi , vui tươi , yêu cuộc sống , yêu trường lớp . 
II- Nội dung và hình thức hoạt động
 1. Nội dung
 - Các bài hát , thơ , tiểu phẩm phù hợp với HS 
 2. Chuẩn bị
 - Giao cho mỗi tổ tự chuẩn bị các tiết mục văn nghệ .
 3. Tổ chức
 - Thi trình diễn văn nghệ với các thể loại : Đơn ca , song ca , tốp ca , đọc thơ ...
III- Tiến hành hoạt động
 - Hát tập thể bài hát có liên quan đến chủ điểm ....
 - Tuyên bố lí do
 - Giới thiệu chương trình
AN TOÀN GIAO THÔNG 2 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CON ĐƯỜNG NƠI EM Ở
I/ MỤC TIÊU:
 - HS phân biệt được những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên con đường nơi em ở
II/ ĐDDH:
 Tranh 3 và 4 SGK/ 10,11.
III/ Các hoạt động dạy học:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ: 
 B.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
HĐ1:Tìm hiểu đường phố chưa an toàn .
 H/ Em hãy nêu nhận biết các đặc điểm về đường phố nơi em ở.
 H/ Vậy đường phố này là an toàn hay chưa an toàn?
 H/ Bạn nào có nhà ở trong ngõ( ngách)? Đường ngõ có vỉa hè không? Mọi người có bán hàng không?
 H/ Đi lại trong ngõ (ngách) cần đi như thế nào?
* Kết luận:
 - Đường phố là nơi đi lại của mọi người .
 - Có đường phố an toàn và có đường phố chưa an toan ( dễ xảy ra TNGT). Vì vậy, khi đi học, đi chơi các em nên nói bố mẹ đưa đi và nên đi trên những con đường an toàn. Nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè.
H Đ2: Củng cố,dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên trả lời.
 người và xe cộ qua lại.
 - Đường phố hẹp, đi hai chiều, nhiều người và xe đi lại, vỉa hè hẹp lại có nhiều vật cản.
 - chưa an toàn.
 - Đường ngõ hẹp, không có vỉa hè, người và xe đi lại không có trật tự.
 - Loại đường này là chưa an toàn.
 - Đi sát lề đường chú ý quan sát tránh xe đạp, xe máy.
 - Đại diện các nhóm lên trình bày.
Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2014
Toán: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I/ Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số).
II/ Đồ dùng dạy học: Que tính, bảng gài.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Bài 1, 4/46
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép trừ 40 – 8
1. Nêu đề toán
- Để biết còn bao nhiêu que tính, em phải làm thế nào?
2. Đi tìm kết quả.
- HD thao tác trên que tính để tìm kết quả.
H: Còn bao nhiêu que tình?
- Vậy 40 – 8 bằng bao nhiêu?
3. Đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn cách đặt tính và cách tính.
2. Giới thiệu phép trừ 40 – 18.
- Tiến hành tương tự như hoạt động 1.
3. Thực hành. 
Bài 1 :
- 3HS lên bảng, lớp thực hiện trên bảng con.
- Gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính.
Bài 3/47
Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt và trình bày.
- H : 2 chục bằng bao nhiêu que tính ?
3. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép trừ 40 – 8; 40 – 18
- Dặn HS về làm BT phần còn lại.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ 40 – 8.
- Thao tác trên que tính: thực hiện bớt 8 que tính để tìm kết quả.
- Còn 32 que tính.
- 40 – 8 = 32
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 3HS lên bảng, lớp thực hiện bảng con.
- Thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- Đọc đề bài, Tóm tắt :
Có : 2 chục que tính
Bớt : 5que tính
Còn : … que tính ?
- Bằng 20 que tính.
 Tập viết: CHỮ HOA H
I/ Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa H (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần).
II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ trong khung chữ; viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn viết chữ cái hoa H.
H: Chữ H cao mấy li? Rộng mấy li?
Chữ được viết bởi mấy nét?
- Hướng dẫn cách viết.
- Viết bảng.
2. Viết cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc.
- Nêu: đây là thành ngữ nói lên sự vất vả, chịu thương, chịu khó của bà con nông dân.
- Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- Viết bảng.
3. Viết vào vở tập viết.
Theo dõi HS viết bài trong vở tập viết và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu, chấm bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS hoàn thành bài viết ở nhà.
- cao 5li, rộng 5 li.
- 3 nét: + nét 1: kết hợp 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang.
+ nét 2: gồm nét khuyết dưới, nét khuyết trên và nét móc phải.
+ nét 3: là nét thẳng đứng.
HS viết chữ H trên bảng con.
- Đọc: Hai sương một nắng.
- Các chữ h, g cao 5li, chữ t: 1,5li.
- Các chữ còn lại cao 1li.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng một đơn vị chữ.
- 1HS lên bảng, các HS còn lại viết chữ “Hai” trên bảng con.
- HS viết:
+ 1 dòng chữ H, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ H, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ “Hai”, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ “Hai”, cỡ nhỏ.
+ 3 lần “Hai sương một nắng”, cỡ nhỏ.
Luyện đọc viết : Ôn LTVC tuần 9 ,10
 I/ Mục tiêu : -Củng cố vốn từ chỉ hoạt đông, trạng thái
 -Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy
 II/ Nội dung luyện tập 
 Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:
Con bò ăn cỏ.
Đàn dê uống nước dưới suối.
Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
Bài 2 : Em có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau 
Lớp em học tập tốt lao động tốt.
Chúng em luôn kinhstrongj biết ơn các thầy giáo cô giáo. 
 Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
Tập đọc: BƯU THIẾP
I/ Mục tiêu
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học: Bưu thiếp, phong bì thư.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: “Sáng kiến của bé Hà”.
B. Bài mới
1. Luyện đọc
a/ Đọc từng câu
- Hướng dẫn đọc từ khó.
b/ Đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì.
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu.
- Cho HS đọc chú giải từ bưu thiếp.
- GV giới thiệu vài bưu thiếp.
c/ Đọc trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm.
2. Tìm hiểu bài
Câu 1/ 81
Câu 2/81
Câu 3/81
Câu 4/81: Viết bưu thiếp chúc thọ ông bà. Nhắc HS viết bưu thiếp phải ngắn gọn, tỏ rõ tình cảm yêu mến, kính trọng ông bà.
3. Củng cố, dặn dò: Thực hành viết bưu thiếp.
- 3HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ: bưu thiếp, năm mới, niềm vui, Phan Thiết, Vĩnh Long,…
- Đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài bì.
- Luyện đọc: + Người gởi: // Trần Trung Nghĩa // Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận // + Người nhận: // Trần Hoàng Ngân // 18 // đường Võ Thị Sáu // thị xã…
- Của ông cháu gởi cho ông bà. Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
- Của ông bà gửi cho cháu. Gửi để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.
- Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức.
- Thực hành viết bưu thiếp.
Kể chuyện : SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục tiêu : 
 - Dựa vào các ý cho trước, kể được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
 - HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn ý kiến từng đoạn.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện :
1. Kể lại từng đoạn chuyện dựa theo các ý chính.
- Treo bảng phụ ghi những ý chính của từng đoạn (a/ Chọn ngày ông bà; b/ Bí mật của hai bố con.; c/ Niềm vui của ông bà.)
- Gợi ý :
+ Hà là cô bé như thế nào ?
+ Bé Hà có sáng kiến gì ?
+ Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà ?
+ Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ cho ông bà ? Vì sao ?
- Kể chuyện trong nhóm.
- Kể chuyện trước lớp ( HS khá, giỏi).
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Các nhóm thi kể lại câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò
- HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc các ý chính trên bảng phụ.
- Bé Hà là cô bé có nhiều sáng kiến.
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- Vì Hà có ngày Tết Thiếu nhi Ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân có ngày lễ 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào.
- Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà. Vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người cần chú ý…
- HS nối tiếpkể từng đoạn của câu chuyện.
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện.
- Mỗi nhóm cử 3HS thi kể nối tiếp. Nhóm kể hay, sáng tạo là nhóm thắng cuộc. 
 Toán : 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ ; 11 - 5
I/ Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 – 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 – 5.
II/ Đồ dùng dạy học: Que tính.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 1, 3/47
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép trừ 11 – 5
1. Nêu bài toán (SGV)
- Để biết còn bao nhiêu que , ta làm thế nào?
2. Tìm kết quả: HS lấy 11 que tính, tìm cách bớt đi 5 que tính rồi nêu số que tính còn lại.
- Vậy 11 trừ 5 bằng mấy?
3. Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính sau đó nêu lại cách làm.
2. Bảng công thức 11 trừ đi một số.
- HD dùng que tính để tìm kết quả, ghi kết quả lên bảng công thức 11 trừ đi một số.
- Tổ chức cho HS thuộc lòng bảng công thức.
3. Thực hành
Bài 1. (a) HS nhẩm và ghi kết quả .
Bài 2.HS lên bảng, lớp thực hiện bảng con.
Bài 3. (nếu còn thời gian)
- Muốn tính hiệu, phải làm thế nào?
Bài 4.Yêu cầu tóm tắt và giải bài toán vào vở.
4. Củng cố, dặn dò: Dặn HS học thuộc lòng bảng trừ, làm các phần bài tập còn lại và các bài tập trong VBT.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ: 11 – 5
- Thao tác trên que tính, trả lời: còn 5 que tính.
- 11 trừ 5 bằng 6.
- HS đặt tính rồi thực hiện phép tính từ phải qua trái.
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và thông báo.
- HS học thuộc lòng bảng công thức.
- Tính nhẩm.
- HS nhẩm rồi nối tiếp nhau nêu kết quả tính.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS tóm tắt và giải bài toán:
+ Số quả bóng Bình còn: 11 – 4 = 7(quả)
 Đáp số: 7 quả bóng
Luyện viết : ÔN TẬP LÀM VĂN TUẦN 9,10
Mục tiêu :
Kể về người thân của em 
Tập nói những câu mời, nhờ, yêu câu, đề nghị, đối với các bạn: 
Nội dung
Bài 1: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu câu, đề nghị, đối với các bạn: 
Bạn đế thăm nhà em. Em mở của và mời bạn vào chơi.
Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc.Em nhờ bạn chép lại cho em.
Bạn ngồi bên cạnh em nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu bạn giữ trật tự đẻ nghe cô giáo giảng bài.
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu kể về người thân của em.
 Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm2014
Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG
 DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I/ Mục tiêu:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1, BT2).
- Xếp đúng từ chỉ người trg gia đình, họ hàng mà em biết vào 2 nhóm họ nội, họ ngoại (BT3).
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4).
II/ Đồ dùng dạy học: 3 tờ giấy cỡ to ghi sẵn BT4; VBT.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
1. Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: Búp bê làm việc suốt ngày, biết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm.
2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp: Bàn tay thầy dịu dàng trìu mến thương yêu.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1. HS đọc chuyện “Sáng kiến của bé Hà”, gạch dưới các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng rồi báo cáo kết quả.
Bài 2: HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mở rộng: thầy, tía, u, bu, bầm…
Bài 3.
- T/c cho hai đội thi tiếp sức (nối tiếp nhau ghi từ tìm được lên các cột đã kẻ bảng.
a/ Họ nội: ông, bà nội, bác, chú, thím, cô…
b/ Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ,…
H: Họ nội (họ ngoại) là những người nào?
Bài 4. 3HS làm bài, lớp làm VBT.
2. Củng cố, dặn dò
- 2HS thực hiện yêu cầu trên bảng.
- Nêu đề bài.
- ông, bố, bà, con, cô, chú, mẹ, cụ già, con cháu, con…
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu kết quả: ông nội, bà nội, chú, bác, thím, ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, dì, anh…
- 2 đội HS thi tìm từ theo yêu cầu.
- Họ nội (họ ngoại) là những người có quan hệ ruột thịt về bên ba (mẹ).
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi điền vào ô trống trong đoạn văn.
 Toán: 31 – 5 ; 51-15
I/ Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 – 5;.51-1 5
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5 ;51-15 Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng.
II/ Đồ dùng dạy học: Que tính.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Bài 3, 4/48
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép trừ: 31 – 5
1. Nêu bài toán:
- Muốn biết còn bao nhiêu que ta làm gì?
2. Tìm kết quả:
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính.
- 31 que, bớt đi 5 que, còn lại bao nhiêu que ?
- Vậy 31 trừ 5 bằng bao nhiêu?
3. Đặt tính và thực hiện phép tính:
- HD nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
2. Thực hành
Bài 1.(dòng1) HS tự làm, sau đó nêu cách tính của một số phép tính.
Bài 2. (a, b)
Bài 3. Gọi HS đọc đề, tự tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. 1HS lên bảng.
Bài 4.Yêu cầu HS đọc câu hỏi, trả lời.
3. Củng cố, dặn dò Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 31 – 5.
- 2HS lên bảng thực hiện.
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 31 – 5.
- Thao tác trên que tính.
- 26 que tính.
- 31 trừ 5 bằng 26.
- HS đặt tính rồi thực hiện phép tính từ phải qua trái.
- Làm bài. Trên bảng con, vài HS lên bảng Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của vài phép tính: 41 – 3; 61 – 7.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài: lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm bài.
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O.
Chính tả: ÔNG VÀ CHÁU
I/ Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ.
- Làm được BT2; BT3 a/b. Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi/thanh ngã.
II/ Đồ dùng dạy học
- Viết sẵn nội dung bài tập 3, quy tắc chính tả với c/k.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Tên các ngày lễ bài “Ngày lễ”.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc bài viết.
H: Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông cảu mình không?
- Trong bài thơ có mấy dấu hai chấm và dấu ngoặc kép?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- Viết bài.
- Hướng dẫn HS soát lỗi, chấm, chữa bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1. Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu các chữ bắt đầu bằng c/k.
Bài 3.Gọi 2HS lên bảng ghi trên chữ viết nghiêng dấu hỏi hay ngã.
- Hướng dẫn HS chữa bài tập trên bảng lớp.
3. Cc, dặn dò: HS chữa các lỗi đã viết sai.
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 2HS đọc lại bài viết.
- Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui.
- Trong bài có hai lần dúng dấu hai chấm trước câu nói của cháu và trước câu nói của ông; 2 lần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu nói của cháu và của ông.
- HS viết các chữ khó trên bảng con: vật, keo, thua, vỗ tay, hoan hô, trời chiều, rạng sáng,…
HS nêu:
 + cà, cá, có, công, của, cầu, cau,…
 + kéo, kêu, kén, kính, kênh, kẻm, kiếm,…
- 1HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
- dạy bảo – cơn bão; lặng lẽ - số lẻ
- mạnh mẽ - sứt mẻ; áo vải – vương vãi
 Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2014
Tập làm văn: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I/ Mục tiêu
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý.
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập 1 (SGK)
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.GV nhắc: Các câu hỏi chỉ là gợi ý. Bài y/c là kể chứ không phải là trả lời câu hỏi.
- GV khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân ở HS. 
- Yêu cầu các HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp.
- HS kể trong nhóm.
Bài 2. Bài yêu cầu điều gì?
- Nhắc HS: Cần viết rõ ràng, dúng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa chữa chỗ sai.
3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS suy nghĩ và kể thêm nhiều điều về HS của mình.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng để kể.
- HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp.
- HS kể trong nhóm.
VD: Ông em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông làm nghề nông nên hết ra đồng lại chăm bón cây trong vườn nhà. Những lúc rảnh rỗi, ông thường dạy em học rồi lại chơi với em. Ông thương em lắm. Có món gì ngon, ông cũng để dành phần nhiều cho em.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Viết lại những gì em vừa nói ở bài tập 1.
- HS viết bài.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Toán: ÔN LUYỆN
I/ Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31-5 51 – 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li).
II/ Đồ dùng dạy học: - Que tính.
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Bài 1, 3/49
B. Bài mới
1. Ôn phép trừ 31-5 ; 51 – 15
1. Nêu bài toán (SGV)
H: Muốn tìm số que tính còn lại, ta phải làm thế nào?
- HS sử dụng que tính để tính kết quả.
- Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu?
2. Đặt tính và tính
- HD lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
2. Thực hành 
Bài 1/50(cột 1, 2, 3)
Bài 2/50 (a, b)
- HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài.
Bài 3/50 (nếu còn thời gian)
- Cho HS làm vào vở, gọi vài em nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết.
Bài 4/50
- HD tự chấm các điểm, rồi dùng phấn và thước nối các điểm để có hình tam giác.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi vài HS nêu lại cách đặt và thực hiện phép trừ 51 – 15.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ 51 – 15.
- 51 trừ 15 bằng 36.
- HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép trừ từ phải qua trái.
- 1HS lên bảng, lớp thực hiện trên bảng con.
- Nêu yêu cầu bài tập
- 1HS lên bảng, các HS khác thực hiện trên bảng con.
- HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài.
- Vài HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Luyện Toán : LUYỆN BẢNG 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ. 
 LUYỆN DẠNG 8 + X = 10; ĐẶT TÍNH, TÍNH DẠNG 31 – 5
Mục tiêu :
 - Học thuộc lòng bảng 11 trừ đi một số.
 - Luyện đặt tính và tính dạng 11 – 5; 31 – 5; 51 – 15.
Nội dung :
Bài 1: Đặt tính rồ tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là : 
a) 51 và 4 b) 31 và 5 c) 81 và 7 
 Bài 2 : Tìm x 
a) x + 7 = 30 b) x + 6 = 40 c ) 5 + x = 20
Bài 3 : Có 2 chục que tính, bớt đi 5 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu qu

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 10 lop 2.doc