Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Chương I – Điện học (tiếp)

2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 +Mục đích: Kiểm tra việc chuẩn bị SGK và đồ dùng học tập của HS

 +Thời gian: 3 phút

 +Phương pháp: GV và cán sự lớp kiểm tra đồ dùng của từng cá nhân

 +Phương tiện, tư liệu: SGK, đồ dùng học tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Chương I – Điện học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng I – ®iÖn häc
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:
1. Kiến thức :
Phát biểu được định luật ôm,nêu được điện trở của dây dẫn có giá trị hòcn toàn xác định,nhận biết được đơn vị của điện trở
Nêu đựơc đặc điểm của cường độ dòng điện,về hiệu điện thế và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn
Nêu được biến trở là gì và các dấu hiệu nhân biết điện trở trong khĩ thuật
Nêu được ý nghia các trị số vôn và oát ghi trên thiết bị tiêu thụ điện năng
Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch
Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng
Chỉ ra dược sự chuyển hoaccs dạng năng lượng khi đèn điện bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động
Xây dựng được hệ thức của định luật Jun-Lenxơ và phát biểu định luật
* Nắm được sơ bộ một số tác hại của điện từ học đối với cuộc sống và môi trường
2. Kỹ năng:
 Xác định điện trở của một đoạn mạch bằng Vôn kế và Ampe kế
Nghiên cứu bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần và xác lập được cộng thức:
So sánh được điện trở của đoạn mạc nối tiếp hoặc song song với mỗi điện trở thành phần
Vận dụng được định luật ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần
Xác định được bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa R của dây dẫn với l, S và vật liệu làm dây dẫn
Vận dụng công thức để tính mỗi đại lượng khi biết các đại lượng còn lại và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan đến điện trở của dây dẫn
Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
Vận dụng được định luật Ôm và công thức để giải bài toàn về mạch điện
Xác định được công suất điện của một đoạn mạh bằng vôn kế và Ampe kế, vận dụng được các công thức = UI; A = t =UIt để tính được một đại lượng khi tính 
các đại lượng còn lại
Vận dụng được định luật Jun-Lenxơ để giải thích hiện tượng có liên quan
Giải thích được tác hại của hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì để đảm bảo an toàn điện
	Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng 
 * Nắm được một số phương pháp bảo vệ sức khoẻ và môi trường dưới tác dụng cảu điện từ trường.
3. Thái độ: 
 Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức nghiêm túc học tập.
 Nâng cao tinh thần hợp tác nhóm, ý thức làm việc tự lực.
 Nâng cao ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
* Nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ và môi trường
Ngày soạn: ……………….....……………..……….
Ngày giảng: ………………….......………………… Tiết 01 
 …………….….....……………………
 ........................................................
 ……………….....……………………. 
BÀI 1
SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
 Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của CĐDĐ vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây
Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm
 	Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của CĐDĐ vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
2. Kỹ năng:
Mắc MĐ theo sơ đồ. Sử dụng các dụng cụ đo
Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và CĐDĐ
Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị
3. Thái độ: 
Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức nghiêm túc học tập.
Nâng cao ý thức làm việc tự lựcý thức làm việc tự lực
Nâng cao lòng yêu thích môn học
II. Câu hỏi quan trọng:
+Cường độ dòng điện phụ thuộc thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn?
+Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế có đặc điểm gì?
III. Đánh giá:
+Nắm và hiểu kiến thức trọng tâm của bài
+Vận dụng kiến thức giải được các bài tập mang tính thực tế
	+Có thái độ học tập nghiêm túc. Hăng say.
IV. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS
+1dây điện trở bằng nikêlin dài 1m, đường kính 0,3mm quấn trên trụ sứ +1Ampekế có GHĐ1,5Avà ĐCNN 0,1A
+1công tắc
+1biến thế nguồn 
+1Vôn kế có GHĐ(6V) và ĐCNN (0,1V)
+7đoạn dây dẫn điện.
2. Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập. 
V. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 
Thời gian: 1 phút
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Kiểm tra sĩ số lớp
+Lớp trưởng báo cáo
 Sĩ số:
Lớp 9A:.......................................
Lớp 9B:.......................................
Lớp 9C:.......................................
Lớp 9D:.......................................
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
	+Mục đích: Kiểm tra việc chuẩn bị SGK và đồ dùng học tập của HS
	+Thời gian: 3 phút
	+Phương pháp: GV và cán sự lớp kiểm tra đồ dùng của từng cá nhân
	+Phương tiện, tư liệu: SGK, đồ dùng học tập
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu cán sự lớp báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng của l ớp
+Kiểm tra ngẫu nhiên một số học sinh.
+Các tổ trưởng báo cáo
+Trình SGK và đồ dùng cho GV kiểm tra
3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới
 +Mục đích: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài 
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
 +Phương tiện, tư liệu: SGK
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Giới thiệu sơ lược về chương I
?)Ở lớp 7 ta đã biết, khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn và đèn càng sáng. Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó hay không?
+Lớp: Lắng nghe
->Lớp: Suy nghĩ câu hỏi của GV
4. Hoạt động 4: Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài học.
 +Mục đích: Nhận dạng được các dụng cụ và cách mắc trong sơ đồ mạch điện.
 +Thời gian: 5 phút
 +Phương pháp: Vẫn đáp trực quan
+Phương tiện, tư liệu: SGK, h ình v ẽ 1.1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
?)Để đo CĐDĐ chạy qua bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cần những dụng cụ gì?
?)Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng cụ đó ?
+Cho HS quan sát sơ đồ mạch điện hình 1.1-> yêu cầu HS giải thích
->Cần Ampe kế và vôn kế
+Cá nhân : Nêu nguyên tắc
+Cá nhân khác : Nhận xét câu trả lời của các bạn, bổ sung sửa chữa những sai sót nếu có 
+Cá nhân: Quan sát và giải thích sơ đồ
I- Thí nghiệm:
1: Sơ đồ mạch điện:
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn.
 +Mục đích: Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của CĐDĐ vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây
 +Thời gian: 15 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động nhóm.
+Phương tiện, tư liệu: SGK, 1dây điện trở, 1Ampekế, 1công tắc, 1biến thế
nguồn, 1Vôn kế, 7đoạn dây dẫn điện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành TN 
+Theo dõi, giúp đỡ các nhóm HS tiến hành TN
+Thông báo HS dòng điện chạy qua vôn kế có cường độ rất nhỏ nên có thể bỏ qua, vì thế ampe kế đo được CĐDĐ chạy qua đoạn dây dẫn đang xét. 
+Yêu cầu đại diện một vài nhóm trả lời câu C1
+Nhóm: Mắc mạch điện theo sơ đồ hình1.1 SGK. Tiến hành đo, ghi các kết quả vào bảng 1 trong vở
+Nhóm: Thảo luận, trả lời C1 trước lớp 
2: Tiến hành thí nghiệm:
 (SGK)
C1: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
6. Hoạt động 6: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận.
+Mục đích: Vẽ và sử dụng được đ/t biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu t/n 
 Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của CĐDĐ vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
 +Thời gian: 10 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
+Phương tiện, tư liệu: SGK, thước thẳng. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS đọc phần thông báo về dạng đồ thị trong SGK 
?)Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào hiệu điện thế có đặc điểm gì ?
+Yêu cầu HS trả lời C2.
 Gợi ý: Xác định các điểm biểu diễn: Vẽ một đường thẳng đi qua gốc toạ độ, đồng thời đi qua gần tất cả các điểm biểu diễn. Nếu có điểm nào nằm quá xa đường biểu diễn thì phải tiến hành đo lại
+Yêu cầu đại diện một vài HS nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U
+Cá nhân: Đọc phần thông báo về dạng đồ thị trong SGK 
->Đồ thị là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ
+Từng HS làm C2
+Nhóm: Thảo luận, nhận xét dạng đồ thị rút ra KL
II- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế:
1-Dạng đồ thị:
C2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ
2-Kết luận
 (SGK)
7. Hoạt động 7: Giải bài tập vận dụng.
+Mục đích: Vận dụng, củng cố kiến thức.
 +Thời gian: 5 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
+Phương tiện, tư liệu: SGK. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS trả lời C3; C4
+Tổ chức cho HS thảo luận
+Yêu cầu HS trả lời C5
+Nhóm: Hoạt động:
-Nhóm 1;2: Trả lời C3
-Nhóm 3;4: Trả lời C4
->Đại diện các nhóm trả lời
+Lớp: Thảo luận, nhận xét, từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV
+Cá nhân trả lời C5 và tham gia thảo luận trước lớp 
III- Vận dụng:
C3: Trên trục hoành xác định điểm có U=2,5V (U1) Từ U1 kẽ đường thẳng song song với trục tung, cắt đồ thị tại K. Từ K kẻ đường thẳng ống song với trục hoành, cắt trục tung tại I1 đọc trên trục tung ta có I1=0,5A. Tương tự ứng với U2=3,5V thì I2=0,7A
+Lấy 1điểm M bất kỳ trên đồ thị. Từ M kẻ đường thẳng ống song với trục hoành cắt trục tung tại I3=1,1A. Từ M kẻ đường thẳng song song với trục tung cắt trục hoành tại U3=5,5V
C4: Các giá trị còn thiếu: 0,125A; 4,0V; 5,0V; 0,3A
C5: CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đàu dây dẫn
8. Hoạt động 8: Củng cố
 +Mục đích: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức
 +Thời gian: 3 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 9
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
?)CĐDĐ và HĐT giữa hai đầu dây dẫn có mối quan hệ gì? Đồ thị biểu thị mối quan hệ đó có đặc điểm gì? 
+Chốt nội dung kiến thức phần ghi nhớ
+Cá nhân: Phát biểu nội dung kiến thức trọng tâm của bài học
 *) Ghi nhớ:
 (SGK- T6)
9. Hoạt động 9: Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
 +Mục đích: Giúp học sinh nắm nội dung cần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau.
 +Thời gian: 1 phút
 +Phương pháp: Thuyết trình
 +Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT Vật Lí 9
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*)Hướng dẫn HS học ở nhà:
+Học bài theo SGK và vở ghi
+Bài tập: 1.1 đến 1.4 . SBT
*)Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau:
+Đọc trước bài: “Điện trở của dây dẫn- Định luật ôm”
+Lớp: Lắng nghe, ghi nhớ.
VI. Tài liệu tham khảo:
	SGK, SBT, SGV Vật Lí 9
VII. Rút kinh nghiệm:
+Nội dung: ………………………………....………………………………………………………………………………
 +Phương pháp:………………........………………………………………………………………………………………
+Phương tiện: …………………..………...………………………………………………………………………………
+Tổ chức: ……………………...……………………………………………………………………………………………
+Kết quả: ……………………………...…………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docVL9tiet1Bai 1.doc