Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tuần 10, Tiết 11: Bài 7: Áp suất

- So sánh tác dụng của áp lực lên tấm mốp phía trên trong hai trường hợp a và b ( trường hợp nào áp lực có tác dụng mạnh hơn)

+ So sánh độ lớn của áp lực trong hai hình b và c

+ So sánh diện tích tiếp xúc ở hình b và c

 

docx3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tuần 10, Tiết 11: Bài 7: Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10, Tiết 11:
Bài 7: ÁP SUẤT
I - Mục tiêu:
1. Về kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. 
- Viết được biểu thức tính áp suất và nêu được ý nghĩa các đại lượng, đơn vị các đại lượng trong biểu thức đó.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài tập
- Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
II - Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, tranh vẽ, một số bài tập liên quan.
Học sinh: SGK, Tài liệu Dạy – học vật lí 8, vở ghi chép.
III - Tiến trình tiết học.
Hoạt động 1 (3 phút): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Hoạt động 2 (12 phút): Tìm hiểu áp lực.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng.
- Giới thiệu áp lực: Con người và các vật dụng trong nhà như tủ, bàn , ghế, máy móc, xe cộ... luôn tác dụng lên mặt sàn, mặt đường những lực nén có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. Những lực này được gọi là áp lực. Vậy, áp lực là gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 SGK, hình 7.3, 7.4 TLDH và cho biết trường hợp lực tác dụng nào là áp lực?
Áp lực là lực nén có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc.
- Quan sát và dựa vào khái niệm áp lực để trả lời
I – Áp lực
Khái niệm: Áp lực là lực nén có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc.
VD: Lực của ô tô tác dụng lên mặt đường.
Lực của quyển sách tác dụng lên mặt bàn...
Hoạt động 3(15 phút) Tìm hiểu áp suất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng.
1, Tác dụng của áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.5 TLDH , giới thiệu cho HS trong thí nghiệm này có sự xuất hiện của áp lực tại nơi tiếp xúc giữa đầu những chiếc đinh nhọn với tấm mốp phía trên. Em hãy so sánh diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các đầu đinh với tấm mốp phía trên.
- So sánh tác dụng của áp lực lên tấm mốp phía trên trong hai trường hợp a và b ( trường hợp nào áp lực có tác dụng mạnh hơn)
+ So sánh độ lớn của áp lực trong hai hình b và c
+ So sánh diện tích tiếp xúc ở hình b và c
NX: ta thấy, ở hình a và b, diện tích tiếp xúc như nhau nhưng áp lực lớn hơn thì áp lực có tác dụng càng mạnh hơn. Ở hình b và c, áp lực lớn như nhau nhưng diện tích tiếp xúc nhỏ hơn thì áp lực có tác dụng mạnh hơn.
Kết luận: Vậy, áp lực có tác dụng càng mạnh khi áp lực càng lớn và diện tích tiếp xúc càng nhỏ.
2, Công thức tính áp suất
Để thể hiện tác dụng mạnh hay yếu của áp lực, người ta sử dụng đại lượng áp suất.
Giới thiệu: Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén. Ký hiệu: p
* Lưu ý HS phân biệt ký hiệu áp suất với trọng lượng.
Giới thiệu biểu thức tính áp suất và các đại lượng.
Giới thiệu đơn vị tính áp suất
- Hình a và b có diện tích tiếp xúc là như nhau.
- Tác dụng của áp lực trong hình b mạnh hơn hình a. 
+ Độ lớn của áp lực ở b và c là như nhau.
+ Diện tích tiếp xúc ở c lớn hơn b
- Lắng nghe, ghi nhận
- Lắng nghe, ghi bài vào vở.
II – Áp suất
1, Tác dụng của áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Kết luận:
Vậy, áp lực có tác dụng càng mạnh khi áp lực càng lớn và diện tích tiếp xúc càng nhỏ.
2, Công thức tính áp suất
Định nghĩa: 
+Áp suất là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của áp lực.
+Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén.
Ký hiệu: p
Công thức: p=FS 
Trong đó, F là áp lực tác dụng lên mặt bị nén. (N)
S là diện tích bề mặt tiếp xúc.(m2)
+ Đơn vị của áp suất là Paxcan. Ký hiệu: Pa
1Pa = 1N/m2
Hoạt động 4 (10 phút): Vận dụng 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng.
Dựa vào công thức tính áp suất, em hãy cho biết, làm sao để có thể tăng, giảm áp suất?
- Giải thích vì sao những chiếc xe tải nhẹ thường chỉ có 4 bánh, trong khi những chiếc xe tải nặng thường có đến sáu hoăc tám bánh?
Hướng dẫn HS làm BT vận dụng trang 53 sách TLDH
- Để tăng áp suất: Tăng áp lực và giảm diện tích bị nén
- Để giảm áp suất: giảm áp lực và tăng diện tích bị nén.
- Để làm giảm áp suất hay tác dụng của áp lực nên mặt đường. Hạn chế làm hư hỏng đường sá.
- Làm BT dưới sự hướng dẫn của GV
III – Vận dụng
- Để tăng áp suất: Tăng áp lực và giảm diện tích bị nén
- Để giảm áp suất: giảm áp lực và tăng diện tích bị nén.
Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nhắc lại khái niệm áp lực, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Định nghĩa áp suất, biểu thức tính áp suất.
Dặn dò HS về nhà học bài, làm các BT 7.1 đến 7.6 SBT
Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV
Ghi BTVN
 TP.HCM, ngày... tháng … năm 20...
 Phê duyệt của BGH Phê duyệt của tổ

File đính kèm:

  • docxAp suat.docx