Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 8 - Kiểm tra một tiết

Câu 1:

a) Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?

b) Hãy biểu diễn các lực sau: Trọng lực tác dụng lên người có khối lượng 40kg, lưng người tì lên tường một lực 200N vuông góc với mặt tường?

Câu 2:

Nêu 2 ví dụ có lực ma sát trượt?

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 8 - Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 8 
Ngày soạn: 14/10/2014
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 Thông qua tiết kiểm tra để đánh giá các cấp độ lĩnh hội kiến thức của học sinh
I.1 -[NB]. Một đại lượng véctơ là đại lượng có độ lớn, phương và chiều, nên lực là đại lượng véctơ.
I.2- [NB]. Quán tính: Tính chất của mọi vật bảo toàn tốc độ của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi tốc độ đột ngột vì có quán tính. 
II.1-[TH]. Nêu được 02 ví dụ về lực ma sát trượt.Nhận biết được: Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy
II.2 -[TH]. + Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 + Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian.Vật chuyển động không đều, trên từng quãng đường hay cả hành trình chuyển động. 
III.1- [VD]. Giải thích được ít nhất 02 hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 
III.2 -[VD]. Giải được bài tập áp dụng công thức để tính tốc độ trung bình của vật
III.3- [VD]. Biểu diễn được một số lực đã học
2.Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập
3.Thái độ: 
- Nghiêm túc, trung thực, tự giác làm bài
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
	Tự luận
III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
Chủ đề 1:
Chuyển động cơ học
Số tiết: 3
I.2
II.2
III.2
Số câu:
Số điểm:
1 câu
1điểm
1 câu
1điểm
1 câu
2 điểm
Chủ đề 2:
Lực- Sự cân bằng lực
Số tiết: 3
I.1
II.1
III.1
III.3
Số câu:
Số điểm:
1 câu
1 điểm
1 câu
2 điểm
2 câu
3 điểm
Tổng
2 câu
2 điểm
2 câu
3 điểm
3 câu
5 điểm
IV. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM : 
ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: 
a) Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?
b) Hãy biểu diễn các lực sau: Trọng lực tác dụng lên người có khối lượng 40kg, lưng người tì lên tường một lực 200N vuông góc với mặt tường?
Câu 2: 
Nêu 2 ví dụ có lực ma sát trượt?
Câu 3:
a) Em hiểu thế nào là quán tính?
b) Giải thích các hiện tượng sau:
- Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía trái
- Khi bút tắc mực, ta vẫy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được
Câu 4:
a) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? 
b) Bạn An đi học bằng xe đạp trong 20 phút với vận tốc là 14km/h. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường là bao nhiêu?
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1:
a) Vì lực là đại lượng có độ lớn, có phương và chiều (1đ)
b) (2đ)
A
100N
Câu 2:
Mỗi ví dụ đúng 1 điểm
Câu 3:
a) Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính (1đ)
b) - Ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái
- Bút tắt mực, nếu vẩy mạnh, bút lại viết được vì do quán tính nên mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút khi đã dừng lại (1đ)
Câu 4: 
a) CĐ đều là CĐ có vận tốc không thay đổi theo thời gian (0,5đ)
CĐ không đều là CĐ có vận tốc thay đổi theo thời gian (0,5đ)
b) Tóm tắt: (2đ)
v= 14km/h
t= 20ph= 1/3h
s=?
Giải:
Quãng đường từ nhà đến trường là:
s= v.t= 14.1/3= 4,7(km)
ĐS: S=4,7km
V. KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
1. Kết quả kiêm tra:
LỚP
0 - <3
3 - <5
5 < 6,5
6,5 < 8
8 - 10
8A
8B
8C
2. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 8 li 8.doc
Giáo án liên quan