Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 8 - Trọng lực – đơn vị lực (tiếp)
Đơn vị đo lực hợp pháp là gì ? Kí hiệu
Trọng lượng quả cân 100g được tính tròn là1 Niu Tơn.
* Đặt câu hỏi : Vậy quả cân 1kg có trọng lượng bao nhiêu Niu Tơn
Tuần : 07 Ngày soạn : 26/09/2014 Tiết : 07 Ngày dạy : 29/09/2014 Bài 8. TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I . Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. - Nêu được đơn vị đo lực. 2. Kĩ năng : - Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, suy luận hợp lý. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan. - 1 giá đỡ, 1 lò xo xoắn, 1 quả nặng, 1 dây dọi. 2. Học sinh : - Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà. - Học bài và làm bài tập trong sách bài tập ở nhà. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp . 6A3: 6A4: 6A5: 2. Kiểm tra bài cũ : - Một vật có thể có những thay đổi chuyển động như thế nào? Để thay đổi chuyển động cuả 1 vật ta phải làm gì?Hãy cho 1 ví dụ lực tác dụng vào 1 vật vừa làm vật biến dạng,vừa làm vật thay đổi chuyển động 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới Khi em đang nằm dưới gốc 1 cây táo, thấy có 1 quả táo rơi xuống . Quả táo lại rơi xuống là do đâu? - Lắng nghe Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trọng lực. - Bố trí thí nghiệm ,cho học sinh làm thí nghiệm a) và trả lời theo C1 Chỉ ra 2 lực cân bằng cho học sinh hiểu. - Cho học sinh làm thí nghiệm b) và trả lời theo C2 . - Từ 2 câu trả lời trên hãy làm câu C3 và rút ra kết luận - Nhận xét câu trả lời và ghi bảng - Gọi vài học sinh đọc phần kết luận trang 28 SGK VL6. - Thông báo cho học sinh biết kết luận này chính là do nhà bác học Niu Tơn đã nói ở trên phát hiện ra. - HS làm việc theo nhóm.Thảo luận và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. - HS làm việc theo nhóm . Thảo luận và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. - HS làm việc cả lớp. (1) cân bằng , (2) trái đất (3) biến đổi, (4) lực hút , (5) trái đất. - HS làm việc theo chỉ định của GV. I/ Trọng lực là gì? 1) Thí nghiệm : a) C1: Lò xo tác dụng vào quả nặng có phương thẳng đứng , chiều từ dưới lên Vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng C2 : Phương thẳng đứng chiều từ dưới lên 2) Kết luận : - Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật . Lực này gọi là trọng lực - Cường độ ( độ lớn ) của trọng lực gọi là trọng lượng Hoạt động 3 : Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực. - Yêu cầu học sinh dùng sợi dây dọi như hình 8.2 trang 28 SGK VL6. Mô tả cấu tạo và xác định phương của dây dọi. * Cho học sinh làm C4 . - Trọng lực có phương như thế nào ?chiều từ dưới lên hay từ trên xuống * Cho học sinh làm C5 . -HS làm việc theo nhóm. Thảo luận và phát biểu theo yêu cầu của giáo viên. -HS làm việc theo nhóm. Thảo luận và phát biểu theo yêu cầu của giáo viên. -HS làm việc cá nhân và trả lời theo chỉ định của giáo viên. II/ Phương và chiều của trọng lực 1.Phương và chiều của trọng lực : C4 : a) (1) Cân bằng , (2) Dây dọi , (3) Thẳng đứng. b) (4) Từ trên xuống dưới. 2.Kết luận : C5 : (1) Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều (2) từ trên xuống dưới. Hoạt động 4 : Tìm hiểu đơn vị lực . - Đơn vị đo lực hợp pháp là gì ? Kí hiệu Trọng lượng quả cân 100g được tính tròn là1 Niu Tơn. * Đặt câu hỏi : Vậy quả cân 1kg có trọng lượng bao nhiêu Niu Tơn? - HS tiếp thu thông tin -HS trả lời cá nhân. Đơn vị niutơn (ký hiệu N) là đơn vị đo lực hợp pháp của Việt Nam. III/ Đơn vị lực : - Đơn vị : Niu Tơn. Kí hiệu (N) 100g = 1N ; 1 Kg = 10N Hoạt động 5: Vận dụng - Cho học sinh xác định trọng lượng 1 vật khi biết khối lượng và ngược lại. 1 bao đường khối lượng 200g có trọng lượng ……N 1 gói mì khối lượng 80g có trọng lượng…………N 1 xe đạp trọng lượng 120N thì khối lượng ………kg 1 quả trứng trọng lượng 3N thì khối lượng ……….g -HS trả lời cá nhân. IV. Củng cố: - Trọng lực là gì? Có phương và chiều như thế nào? Trọng lực tác dụng lên 1 vật còn gọi là gì? - Đơn vị lực là đơn vị nào? Trọng lượng quả cân 100g bằng bao nhiêu niutơn? V. Hướng dẫn về nhà: - Thực hành câu C6 . Đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 29 SGK VL6. - Làm bài tập ở nhà : bài 8.2, 8.3, 8.4 trang 13 SBT VL6. - Hãy tìm một số vật mà khi tác dụng lực thì nó biến dạng, khi thôi tác dụng lực thì nó lại trở về hình dạng ban đầu. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tuan7ly6tiet7.doc