Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tiết 29 - Bài 25 - Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
GV giới thiệu cách làm TN.
-Cho HS quan sát bảng 25.1 nêu cách theo dõi để ghi lại được kết quả nhiệt độ và trạng thái của băng phiến.
-GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến dựa vào số liệu trên bảng 25.1.
-Kiểm tra bài vẽ của một số HS.
-Cho HS trong lớp nêu nhận xét.
-GV treo bảng phụ hình vẽ đúng đã vẽ sẵn.
TIÕT 29. Thứ 2/1/04/2013 BµI 25. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tiếp theo). MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: +Nhận biết được sự đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này. +Vận dụng được kiến thức trên để giải một số hiện tượng đơn giản. 2.Kĩ năng: +Biết khai thác kết quả Thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. 3.Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ. B. CHUẨN BỊ: Một bảng phụ có kẻ ô vuông (đã được vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến dựa vào bảng 25.1). Hình phóng to bảng 25.1. C.PHƯƠNG PHÁP: +Thí nghiệm bằng bút chì và giấy. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *H. Đ.1: KIỂM TRA, TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC -Yêu cầu HS nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. -Yêu cầu HS dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đun nóng và để băng phiến nguội dần. -Dựa vào câu trả lời của HS, GV ĐVĐ cho bài mới. -HS:... *H. Đ.2: NGHIÊN CỨU VỀ SỰ ĐÔNG ĐẶC -GV giới thiệu cách làm TN. -Cho HS quan sát bảng 25.1 nêu cách theo dõi để ghi lại được kết quả nhiệt độ và trạng thái của băng phiến. -GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến dựa vào số liệu trên bảng 25.1. -Kiểm tra bài vẽ của một số HS. -Cho HS trong lớp nêu nhận xét. -GV treo bảng phụ hình vẽ đúng đã vẽ sẵn. -Dựa vào đường biểu diễn hướng dẫn, điều khiển HS thảo luận câu hỏi C1, C2, C3. II.Sự đông đặc. 1.Dự đoán. 2.Phân tích kết quả thí nghiệm. -HS: Theo dõi bảng 25.1. -Vẽ đường biểu diễn ra vở bài tập điền. C1: 800C. C2: 1. Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng. 2.Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút 7 là đoạn thẳng nằm ngang. 3.Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng. C3:-Giảm. -Không thay đổi. -Giảm. *H. Đ.3: CỦNG CỐ -VẬN DỤNG –HDVN -GV hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống. -GV chốt lại kết luận chung cho sự đông đặc. -Hãy so sánh đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. -GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C5, C6, C7. -Khi đốt nến, có những quá trình chuyển thể nào của nến (paraphin)? -Hướng dẫn HS đốt nến để thấy được hai quá trình xảy ra khi đốt nến (nóng chảy, đông đặc). (Bỏ qua sự bay hơi của paraphin). 3.Rút ra kết luận. C4: (1)-800C. (2)-bằng. (3)-không thay đổi. Kết luận: -Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. -Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. -Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi. Rắn Nóng chảy (ở nhiệt độ xác định) Lỏng Đông đặc (ở nhiệt độ xác định) III. Vận dụng. C5: Nước đá: Từ phút 0 đến phút thứ 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -40C đến 00C. Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4, nước đá nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. Từ phút 4 đến phút 7, nhiệt độ của nước tăng dần. C6: -Đồng nóng chảy : Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong là đúc. -Đồng đỏ đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. *Hướng dẫn về nhà: Làm lại các câu C sgk Làm các bài tập: 24-25.1 đến 24-25.8.
File đính kèm:
- Tiết 29.doc