Giáo án Chuyên đề dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột: Bài 30 - Sự bay hơi (Vật lý 6)

Lưu ý TN : Cô đã chuẩn bị hai lượng chất lỏng như nhau, cốc nước nóng cô sẽ rót cho từng nhóm để đảm bảo an toàn, khi cho chất lỏng ra hai đĩa, các em nhớ dàn đều lượng chất lỏng trên toàn bộ diện tích đĩa, tắt quạt, đóng cửa. Lưu ý HS trong khi làm thí nghiệm HS tự ghi kết quả thí nghiệm vào vở thực hành.

- Yêu cầu các đại diện nhóm nhận dụng cụ, các nhóm làm TN trong 3’.

GV giúp đỡ nhóm yếu (nếu cần), quan sát vở thực hành của HS để nắm bắt các kết quả thí nghiệm. Gợi ý, hướng dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng hướng, không làm giúp HS.

- YC HS thu dọn khay TN rồi ghi kết quả vào bảng nhóm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chuyên đề dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột: Bài 30 - Sự bay hơi (Vật lý 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TỔ TỰ NHIÊN
Năm học 2014- 2015
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT 
Ngµy so¹n: 20/3/2015
Ngµy gi¶ng: 23/3/2015
Người thực hiện: Nguyễn Thu Phương
TiÕt 30 . SỰ BAY HƠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng.
- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.
2. Kỹ năng :
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mỗi nhóm :
+ Một số đĩa sứ, nhựa và inox, có 2 cái đĩa inox nhỏ giống nhau, 1 đĩa to ;
+ 2 lượng chất lỏng bằng nhau ;
+ 1 cốc nước nóng ;
+ Quạt giấy ;
+ Máy sấy tóc ;
+ Ca đong.
III. PHƯƠNG PHÁP
Bàn tay nặn bột.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
HĐGV
HĐHS
Pha 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- GV vẽ 1 bông hoa lên bảng bằng giẻ lau bảng, đi xuống lớp để cho HS thấy bông hoa sẽ dần biến mất.
- Hỏi : Bông hoa cô vẽ bằng nước đã dần biến mất, bằng kiến thức đã học ở lớp 4, các em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này?
- Yêu cầu HS tìm và ghi vở thực hành 1 ví dụ về sự bay hơi của chất lỏng không phải là nước.
- Gọi 1 vài HS đọc VD.
- Bông hoa cô vừa vẽ hay các vật ướt như quần áo, bát đĩa ... sau một khoảng thời gian nào đó sẽ khô. Tùy từng điều kiện cụ thể mà các vật bị ướt có thể khô nhanh hay chậm. Vậy, cần phải làm thế nào để một vật bị ướt khô nhanh hơn ? 
- HS quan sát hiện tượng.
- HS: Nước bay hơi.
- Xăng, dầu,...
- HS đọc.
- HS liên hệ với những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như phơi quần áo, bát đĩa, thóc lúa ... từ đó ý thức được vấn đề GV đưa ra là vật trở nên khô khi nước từ các vật bị ướt bay hơi đi. Muốn khô nhanh thì phải làm cho nước bay hơi nhanh.
Pha 2 : Hình thành câu hỏi cho HS
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân ghi ra vở thực hành cách làm cho một vật ướt khô nhanh hơn trong 2’. 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm (9 nhóm) thảo luận và ghi vào bảng nhóm cách làm cho một vật ướt khô nhanh hơn trong 3’.
- Yêu cầu HS treo kết quả 1 nhóm lên bảng, đại diện 1 nhóm lên báo cáo và chia sẻ.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm, chốt những cách làm đúng và đánh số thứ tự.
- Với kết quả ở trên, hãy sắp xếp các cách theo từng nhóm có tính chất giống nhau (hoạt động nhóm 2’), chỉ cần ghi số thứ tự. GV mời đại diện 1 nhóm lên báo cáo rồi chia sẻ trước lớp.
- Các em đã chia ra được 3 nhóm tính chất khác nhau, em hãy giúp cô điều khiển lớp thảo luận chỉ ra từng nhóm đặc trưng cho yếu tố nào ?
- GV chốt : các em đã tìm ra được 3 sự phụ thuộc bằng vốn hiểu biết thực tế : là nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng.
- HS hoạt động cá nhân 2’.
- HS hoạt động nhóm 3’.
( - Phải phơi nắng ;
- Dùng quạt ;
- Căng rộng khi phơi ;
- Phơi chỗ thoáng ;
- Trải mỏng vật ;
- Xếp đất ruộng lên thành luống cao ;
- Xếp gạch cao, thoáng ;
- Dùng bàn là ;
- Dùng máy sấy tóc ;
- Hơ nóng trên bếp ; 
... ).
- HS hoạt động nhóm 2’.
Đại diện 1 nhóm báo cáo, chia sẻ.
- Nhờ vào các nhóm có tính chất khác nhau này, theo các bạn tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chúng ta cùng thảo luận nội dung từng nhóm tính chất.
+ Nhóm tính chất 1 : Có phải khi nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn không ?
+ Nhóm tính chất 2 :  Có phải khi mặt thoáng càng rộng thì nước bay hơi càng nhanh ?
+ Nhóm tính chất 3 :  Có phải khi có gió thì nước sẽ bay hơi nhanh hơn ? 
Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm
- Vậy có phải tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng hay không, để khẳng định một cách chắc chắn, các em hãy đề xuất phương án thí nghiệm có thể làm ngay tại lớp nhằm trả lời câu hỏi nêu trên. 
- Cho HS hoạt động nhóm 5’.
Đề xuất phương án thí nghiệm trả lời câu hỏi 1.
- Yêu cầu 3 nhóm treo kết quả trên bảng, đại diện 3 nhóm lần lượt báo cáo và chia sẻ, phản biện.
HS cần bổ sung thêm Điều kiện thí nghiệm vào từng bảng nhóm.
- Như vậy xét một cách tổng quát, muốn kiểm tra tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 1 yếu tố ta phải làm gì ?
(giữ nguyên các yếu tố còn lại, làm thay đổi yếu tố cần kiểm tra).
- GV tuyên dương nhóm làm tốt, do thời gian tiết học có hạn, chúng ta không thể làm cả 3 thí nghiệm, với những dụng cụ cô đã chuẩn bị, cô
quyết định cho các em làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi 1.
- HS đề xuất các phương án thí nghiệm hoạt động nhóm 5’.
HS hoạt động nhóm 5’ ghi kết quả ra bảng nhóm :
THÍ NGHIỆM 1
* Mục đích : ...............
* Dụng cụ : ......................
* Các bước tiến hành :
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
......................
* Kết luận 1 : ....................
Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- Lưu ý TN : Cô đã chuẩn bị hai lượng chất lỏng như nhau, cốc nước nóng cô sẽ rót cho từng nhóm để đảm bảo an toàn, khi cho chất lỏng ra hai đĩa, các em nhớ dàn đều lượng chất lỏng trên toàn bộ diện tích đĩa, tắt quạt, đóng cửa... Lưu ý HS trong khi làm thí nghiệm HS tự ghi kết quả thí nghiệm vào vở thực hành.
- Yêu cầu các đại diện nhóm nhận dụng cụ, các nhóm làm TN trong 3’.
GV giúp đỡ nhóm yếu (nếu cần), quan sát vở thực hành của HS để nắm bắt các kết quả thí nghiệm. Gợi ý, hướng dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng hướng, không làm giúp HS. 
- YC HS thu dọn khay TN rồi ghi kết quả vào bảng nhóm. 
- HS lắng nghe.
- Đại diện nhóm nhận dụng cụ, các nhóm làm TN trong 3’.
Pha 5 : Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
- GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm và chia sẻ.
- Qua TN các em đã thấy tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ và đã kết luận tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào gió, diện tích mặt thoáng. Hai yếu tố còn lại về nhà các em làm TN giờ sau báo cáo kết quả.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và chia sẻ trước lớp.
- GV đưa nội dung tích hợp lên màn chiếu.
- YC HS lấy 1 ví dụ ứng dụng về sự bay hơi trong thực tế.
- Gọi vài HS báo cáo.
- GV chiếu 1 vài hình ảnh ứng dụng về sự bay hơi : làm muối, nền nhà bị ướt...
- GV đưa ra câu chuyện « Giọt nước tí xíu ».
PHIẾU TỔNG KẾT KIẾN THỨC
1. Sự bay hơi
- Sự bay hơi là hiện tượng chất lỏng hóa thành hơi.
- Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi
- Nhiệt độ
- Gió 
- Diện tích mặt thoáng.
Dự đoán
3. Bài tập: 
Bài 1: Xây dựng phương án và làm thí nghiệm kiểm tra tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào gió, diện tích mặt thoáng.
Bài 2: Tại sao khi bị sét đánh cây cối lại tách dọc thành nhiều phần?
Bài 3: Tìm hiểu lại vòng tuần hoàn của nước đã học ở lớp 4.

File đính kèm:

  • docsự bay hơi.doc
  • pptSu bay hoi.ppt