Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Bài 10 : Tuần 8 - Tiết 8 - Lực đàn hồi

không có lực tác dụng thì vật trở lại hình dạng ban đầu.

=> Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng

2.Độ biến dạng:

- Hiệu độ dài biến dạng và chiều dài tự nhiên là độ biến dạng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Bài 10 : Tuần 8 - Tiết 8 - Lực đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08	 Ngày soạn : 30-10-2014
Tiết : 08 Ngày dạy : 05-10-2014 
Bài 10 :
LỰC ĐÀN HỒI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
2. Kĩ năng: 
- Lắp ráp TN thông qua hướng dẫn của GV, rút ra kết luận thông qua TN.
3. Thái độ: 
 - Tìm tòi các hiện tượng vật lý quanh ta.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Giá treo, lò xo, thước đo, quả nặng 50g, dây cao su.
2. HS: - Mẫu báo cáo thực hành .
Số quả nặng 50g
Tổng trọng lượng các quả nặng (N)
Chiều dài của lò xo (cm)
Độ biến dạng của lò xo (cm)
0
0
l0=...........
l-l0=...........
1
0.5
l=............
l-l0=..........
2
1
l=............
l-l0=...........
3
1.5
l=...........
l-l0=...........
III. Tổ chức cáchoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
6a1:……………………………………… 6a2:…………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 15 phút.
	Câu 1: (5đ) Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực.
	Câu 2: (5đ) Đổi đơn vị sau:
	a. 1 Kg= N.	 	b. 10 Kg= N. c. 100 g= N
	d. 1 N= Kg. e. 50 N = Kg.
Đáp án
Câu 1: - Trọng lực là lực hút của trái đất. (2đ)
 - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. (3đ)
Câu 2: a. 10N	 	b. 100N.	c. 1N.	d. 0,1 Kg.	e. 5 Kg
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bi mới :
- Dùng dây cao su và lò xo làm theo phần mở bài.=>Bài mới.
- HS suy nghĩ và nêu lên dự đoán
Hoạt động 2 : Nghiên cứu biến dạng đàn hồi . Độ biến dạng:
- Giới thiệu dụng cụ TN y/c HS tiến hành TN theo hướng dẫn.
- Cho HS hoàn thành C1?
- Biến dạng của lò xo có đặc điểm gì?
-Thông báo đô biến dạng, hướng dẫn HS tiến hành tìm độ biến dạng?
-Tiến hành lắp ráp TN và làm TN, ghi kết quả vào bảng
-Tiến hành C1.
+(1): dãn ra.
+(2): tăng lên.
+(3): bằng.
- Khi có lực tác dụng lò xo bị biến dạng, thôi tác dụng thì lò xo trở lại hình dạng ban đầu.
- Dl=l-l0
- Tính độ biến dạng vàđiền vào bảng 9.1
I.Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng:
1.Biến dang đàn hồi:
- Khi có lực tác dụng thì vật bị biến dạng.
- không có lực tác dụng thì vật trở lại hình dạng ban đầu.
=> Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng
2.Độ biến dạng:
- Hiệu độ dài biến dạng và chiều dài tự nhiên là độ biến dạng.
- Dl=l-l0
Hoạt động 3 : Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:
-Thông báo lực đàn hồi.
-Lực đàn hồi có đăc điểm gì?
- Cho HS trả lời C4 ?
- Theo dõi, ghi vở.
- Lực đàn hồi suất hiện khi vật bị biến dạng.
- Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.
- Trả lời câu C4
II.Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:
1.Lực đàn hồi:
-Khi lò xo bị biến dạng thì nó tác dụng lực đàn hồi lên vật tiếp xúc với hai đầu của nó.
2.Đặc điểm lực đàn hồi:
Lực đàn hồi càng lớn khi độ biến dạng càng lớn.
Hoạt động 4 : Vận dụng :
- Cho Hs làm câu C5 , C6 ?
- Lực đàn hồi, đặc điểm của nó?
-Trả lời C5, C6 theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
III . Vận dụng:
- HS tự làm
IV. Củng cố : - Cho HS đọc ghi nhớ SGK ?
 - Nêu đặc điểm của lực đàn hồi ?
V. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết . 
 - Học ghi nhớ SGK . Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết.
VI: Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doctiet 8 li 6.doc