Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài tập
Bước 3: Tính a + c. Nếu a + c b, chuyển tới Bước 5.
Bước 4: Thông báo "a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác" và kết thúc thuật toán.
Bước 5: Thông báo "a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác" và kết thúc thuật toán.
Tuần 12 - Tiết 23 Ngày dạy: 05/11/2014 BÀI TẬP 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động : - Học sinh biết vận dụng các kiến thức lý thuyết, các ví dụ về thuật toán đã được học ở bài 5 để giải quyết các bài tập đưa ra. - Học sinh biết và hiểu các thuật toán trong các bài tập. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước thực hiện. - Học sinh thực hiện được việc chạy thử thuật toán trên nền các mô tả thuật toán đã viết. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước thực hiện. - Học sinh thực hiện thành thạo việc chạy thử thuật toán trên nền các mô tả thuật toán đã viết. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện ý thức trong học tập tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Giải quyết các bài tập. - Củng cố lại kiến thức bài 5. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Các câu hỏi bài tập. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị cho bài bài tập. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. (5 phút) Từ mô tả thuật toán tìm số lớn nhất (Max) trong dãy A các số a1, a2, …an. cho trước trang 43 sgk, hãy mô tả thuật toán tìm số nhỏ nhất (Min) trong dãy A các số a1, a2, …an. cho trước? Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động : Bài tập (30 phút) Bài tập 1: Cho trước ba số dương a, b và c. Hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là ba cạnh của một tam giác hay không. Gv: Đưa ra đề bài, yêu cầu học sinh đọc đề bài và suy nghĩ làm bài. Hs: Đọc đề bài,suy nghĩ giải quyết bài tập. Gv: Yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán. Hs: Xác định Input và Output của bài toán. Gv: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập bằng các gợi ý (nếu học sinh không tự mình giải quyết được bài tập). Hs: Dựa vào hướng dẫn giải quyết bài toán. Gv: Yêu cầu 1 hs lên bảng mô tả thuật toán cho bài toán. Hs: Lên bảng mô tả thuật toán cho bài toán. Gv: Gọi hs khác cho nhận xét. Hs: Nhận xét thuật toán của bạn. Gv: Nhận xét, Chuẩn hóa thuật toán. Hs: Ghi bài. Bài tập 2: Cho hai biến x và y. Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến nói trên để x và y theo thứ tự có giá trị tăng dần. Gv: Đưa ra đề bài, yêu cầu học sinh đọc đề bài và suy nghĩ làm bài. Hs: Đọc đề bài,suy nghĩ giải quyết bài tập. Gv: Yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán. Hs: Xác định Input và Output của bài toán. Gv: Gợi ý: Dựa vào ví dụ 4 trang 42,sgk. Hs: Lên bảng mô tả thuật toán cho bài toán. Gv: Gọi hs khác cho nhận xét. Hs: Nhận xét thuật toán của bạn. Gv: Nhận xét, Chuẩn hóa thuật toán. Hs: Ghi bài. 1. Bài tập Bài tập 1: Mô tả thuật toán: INPUT: Ba số dương a > 0, b > 0 và c > 0. OUTPUT: Thông báo "a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác" hoặc thông báo "a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác". Bước 1: Tính a + b. Nếu a + b £ c, chuyển tới Bước 5. Bước 2: Tính b + c. Nếu b + c £ c, chuyển tới Bước 5. Bước 3: Tính a + c. Nếu a + c £ b, chuyển tới Bước 5. Bước 4: Thông báo "a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác" và kết thúc thuật toán. Bước 5: Thông báo "a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác" và kết thúc thuật toán. Bài tập 2: Mô tả thuật toán: INPUT: Hai biến x và y. OUTPUT: Hai biến x và y có giá trị tăng dần. Bước 1. Nếu x £ y, chuyển tới Bước 5. Bước 2. z ¬ x. Bước 3. x ¬ y. Bước 4. y ¬ z. Bước 5. Kết thúc thuật toán. Tổng kết. (5 phút) - Xác định bài toán là đi xác định cái gì? Cho ví dụ. - Quá trình giải toán trên máy tính gồm những bước nào? - Thuật toán là gì? Mô tả thuật toán là gì ? Hướng dẫn học tập. (3 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại toàn bộ kiến thức lý thuyết của bài 5, xem lại các mô tả thuật toán trên, thử chạy thuật toán để hiểu thuật toán hơn. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem và chuẩn bị bài 3,4 cho tiết sau. - Tìm hiểu thuật toán sách giáo khoa và tìm thêm thuật toán khác có thể thay thế được thuật toán sách giáo khoa đưa ra. 5. PHỤ LỤC. ----------&---------- Tuần 12 - Tiết 24 Ngày dạy: 05/11/2013 BÀI TẬP 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động : - Học sinh biết vận dụng các kiến thức lý thuyết, các ví dụ về thuật toán đã được học ở bài 5 để giải quyết các bài tập đưa ra. - Học sinh biết và hiểu các thuật toán trong các bài tập. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước thực hiện. - Học sinh thực hiện được việc chạy thử thuật toán trên nền các mô tả thuật toán đã viết. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước thực hiện. - Học sinh thực hiện thành thạo việc chạy thử thuật toán trên nền các mô tả thuật toán đã viết. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện ý thức trong học tập tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Giải quyết các bài tập. - Củng cố lại kiến thức bài 5. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Các câu hỏi bài tập. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị cho bài bài tập. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. Không kiểm tra miệng Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động : Bài tập (35 phút) Bài tập 3: Hãy mô tả thuật toán giải bài toán tính tổng các phần tử của dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước. Gv: Đưa ra đề bài, yêu cầu học sinh đọc đề bài và suy nghĩ làm bài. Hs: Đọc đề bài,suy nghĩ giải quyết bài tập. Gv: Yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán. Hs: Xác định Input và Output của bài toán. Gv: Gợi ý: Dựa vào ví dụ 3 trang 41,sgk. Hs: Lên bảng mô tả thuật toán cho bài toán. Gv: Gọi hs khác cho nhận xét. Hs: Nhận xét thuật toán của bạn. Gv: Nhận xét, Chuẩn hóa thuật toán. Hs: Ghi bài. Bài tập 4 : Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước. Gv: Đưa ra đề bài, yêu cầu học sinh đọc đề bài và suy nghĩ làm bài. Hs: Đọc đề bài,suy nghĩ giải quyết bài tập. Gv: Yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán. Hs: Xác định Input và Output của bài toán. Gv: Gợi ý: Dựa vào thuật toán ở bài tập 3. Hs: Lên bảng mô tả thuật toán cho bài toán. Gv: Gọi hs khác cho nhận xét. Hs: Nhận xét thuật toán của bạn. Gv: Nhận xét, Chuẩn hóa thuật toán. Hs: Ghi bài. Một bài toán có nhiều thuật toán để giải quyết. Nhưng 1 thuật toán thì chỉ giải quyết 1 bài toán cụ thể. 1. Bài tập Bài tập 3: Mô tả thuật toán: INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an. OUTPUT: Tổng Sum = a1 + a2 +... + an. Bước 1. Sum ¬ 0; i ¬ 0. Bước 2. i ¬ i + 1. Bước 3. Nếu i £ n, Sum ¬ Sum + ai và quay lại Bước 2. Bước 4. Thông báo Sum và kết thúc thuật toán. Bài tập 4 : Mô tả thuật toán: INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an. OUTPUT: S = Tổng các số ai > 0 trong dãy a1, a2,..., an. Bước 1. Sum ¬ 0; i ¬ 0. Bước 2. i ¬ i + 1. Bước 3. Nếu ai > 0, Sum ¬ Sum + ai; ngược lại, giữ nguyên Sum. Bước 4. Nếu i £ n, và quay lại bước 2. Bước 5. Thông báo Sum và kết thúc thuật toán. Lưu ý: Một bài toán có nhiều thuật toán để giải quyết. Nhưng 1 thuật toán thì chỉ giải quyết 1 bài toán cụ thể. Tổng kết. (5 phút) - Xác định bài toán là đi xác định cái gì? Cho ví dụ. - Quá trình giải toán trên máy tính gồm những bước nào? - Thuật toán là gì? Mô tả thuật toán là gì ? Hướng dẫn học tập. (3 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại toàn bộ kiến thức lý thuyết của bài 5, xem lại các mô tả thuật toán trên, thử chạy thuật toán để hiểu thuật toán hơn. - Hãy mô tả thuật toán tính tổng : S= 12 + 22+...+ 102 Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem và chuẩn bị bài 6 cho tiết sau. - Tìm hiểu các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
File đính kèm:
- Tin 8Tiet 23.doc