Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tiết 9 - 10 : Bài thực hành 2: Viết chương trình tính toán

Bài 1 : Phần b, c nội dung Hs xem trong SGK

Bài 2 : Nội dung Hs làm theo hướng dẫn SGK.

 - Nắm vững các thao tác cơ bản để làm việc với chương trình trong môi trường TP.

- Nắm vững cấu trúc và tác dụng của lệnh:

Writeln(‘ câu thông báo’) ;

Write (phép toán);

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tiết 9 - 10 : Bài thực hành 2: Viết chương trình tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2014
Tiết 9 - 10 : BÀI THỰC HÀNH 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN
 I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến Thức:
Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả hoạt động của chương trình trong môi trường Turbo Pascal.
Thực hành với các biểu thức số học trong chương trình Pascal.
 2. Kĩ năng:
Thực hành với các biểu thức số học trong chương trình Pascal.
 3. Thái độ:
	Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt khi viết một chương trình Pascal.
	Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng, khó khăn trong quá trình viết chương trình và tạo sự ham muốn giải bài toán bằng turbo Pascal.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector,...
- Chuẩn bị phòng thực hành đủ số máy tính hoạt động tốt.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài thực hành.
- Học thuộc kiến thức lý thuyết và các bài tập đã học.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
Ổn định
Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra trong quá trình thực hành.
Bài mới :
Qua các bài học trước các em đã được làm quen với một số khái niệm về lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình, các thành phần của ngôn ngữ lập trình, từ kháo và tên, cấu trúc chung của chương trình, làm quen với turbo pascal, Chương trình máy tính và dữ liệu…Bì thực hành hôm nay sẽ giúp các em làm quen, nâng cao nhận thức hơn nữa về viết chương trình trongngon6 ngữ lập trình Turbo Pascal.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ 1: Hướng dẫn ban đầu
Gv : Đóng điện
Hs : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.
Gv : Xác nhận kết quả báo cáo trên từng máy.
Hs: Ổn định vị trí trên các máy
Gv : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là viết chương trình để tính toán.
HĐ 2 : Giáo viên hướng dẫn Hs làm bài 1 phần b, c và bài 2.
Hs : Làm bài trên máy tính của mình.
Gv : Theo dõi và hướng dẫn từng máy.
Hs : Rèn luyện kĩ năng soạn thảo chương trình, chạy dịch chương trình.
Gv : Kết hợp kiểm tra kĩ năng khởi động chương trình, soạn chương trình và chạy dịch chương trình trong Pascal.
Hs : Hiểu được tác dụng của lệnh in ra câu thông báo và in kết quả của phép toán trong TP.
Tiết 2
HĐ 3 : Tìm hiểu thêm về cách in dữ liệu ra màn hình.
H : Làm bài trên máy tính của mình
G : Theo dõi và hướng dẫn từng máy.
H : Rèn luyện kĩ năng soạn thảo chương trình, chạy dịch chương trình.
G : Kết hợp kiểm tra kĩ năng khởi động chương trình, soạn chương trình và chạy dịch chương trình trong Pascal.
H : Hiểu được tác dụng của lệnh in ra câu thông báo và in kết quả của phép toán trong TP.
HĐ 4 : Giáo viên tổng kết nội dung tiết thực hành.
G : Đưa lên màn hình nội dung chính cần đạt trong tiết thực hành này (SGK)
G : Có thể giải thích thêm (nếu cần)
Bài 1 : Phần b, c nội dung Hs xem trong SGK
Bài 2 : Nội dung Hs làm theo hướng dẫn SGK.
 - Nắm vững các thao tác cơ bản để làm việc với chương trình trong môi trường TP.
- Nắm vững cấu trúc và tác dụng của lệnh:
Writeln(‘ câu thông báo’) ;
Write (phép toán);
- Hiểu cách giao tiếp giữa người và máy thông qua các lệnh.
Bài 3 : Nội dung H làm theo hướng dẫn SGK.
 - Củng cố lại những kiến thức cần đạt được trong tiết thực hành trước.
- Nhuần nhuyễn cách giao tiếp giữa người và máy thông qua các lệnh in dữ liệu ra màn hình
Tổng kết : SGK
Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal: +, -, *, /, mod và div. 
Các lệnh làm tạm ngừng chương trình:
delay(x) tạm ngừng chương trình trong vòng x phần nghìn giây, sau đó tự động tiếp tục chạy.
read hoặc readln tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Enter.
Câu lệnh writeln(:n:m) được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình; trong đó giá trị thực là số hay biểu thức số thực và n, m là các số tự nhiên. n quy định độ rộng in số, còn m là số chữ số thập phân. Lưu ý rằng các kết quả in ra màn hình được căn thẳng lề phải
4. Củng cố:
 - Nhập các biểu thức số học trong chương trình Pascal
 - Nắm vững các thao tác và các cấu trúc cơ bản trong chương trình.
 5. Hướng dẫn về nhà.
	- Xem trước bài thực hành
	- Tập đánh lại các biểu thức vừa học.

File đính kèm:

  • doctiet 910.doc