Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tiết 2 - Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (tiết 2)

Người lập trình có thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa và mục đích khác.

Ví dụ: Trong Pascal: write, read, byte,

+ Tên do người lập trình đặt

Do người lập trình tự đặt được dùng với ý nghĩa riêng, được khai báo trước khi

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 11 - Tiết 2 - Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/2014
Tiết
2
Tên bài dạy
CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết khái niệm tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng và biến.
Biết các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình đặt; hằng và biến.
Nhận biết được tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình đặt, hằng và biến trong ví dụ cụ thể.
Đặt đúng tên và nhận biết được tên sai trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp vấn đáp gợi mở, làm việc nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án, chương trình tính diện tích hình tròn viết bằng NNLT Pascal trên máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc trước SGK. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Lập trình là gì? So sánh chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao và chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.
Chương trình dịch là gì? Phân biệt 2 loại chương trình dịch.
2. Bài mới:
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các thành phần của một NNLT. Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm một số khái niệm trong NNLT.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tên trong ngôn ngữ lập trình (NNLT)
4. Một số khái niệm
a) Tên
- Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên. Mỗi NNLT, mỗi chương trình dịch có một quy tắc đặt tên riêng.
- Tên trong Turbo Pascal: 
+ Là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự;
+ Bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới;
+ Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
+ Không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Nhiều NNLT phân biệt 3 loại tên:
+ Tên dành riêng (từ khóa):
 Là tên được NNLT quy định, được dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được dùng với ý nghĩa khác.
Ví dụ: Trong Pascal: program, uses, const,…
+ Tên chuẩn: 
Được NNLT xây dựng sẵn để dùng với ý nghĩa nhất định. Người lập trình có thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa và mục đích khác.
Ví dụ: Trong Pascal: write, read, byte,…
+ Tên do người lập trình đặt
Do người lập trình tự đặt được dùng với ý nghĩa riêng, được khai báo trước khi sử dụng, không được trùng với tên dành riêng.
GV: Mỗi NNLT, mỗi chương trình dịch có một quy tắc đặt tên khác nhau. Tên có thể đúng với NNLT này nhưng chưa chắc đúng với NNLT khác.
GV: Nêu các câu hỏi:
Quy tắc đặt tên trong Turbo Pascal.
Đặt 3 tên đúng, 3 tên sai trong NNLT Pascal.
HS: Đọc SGK, thảo luận, cho ví dụ theo yêu cầu của GV, các HS còn lại phát hiện lỗi sai.
GV: Nhận xét, bổ sung. 
GV: Nhiều NNLT phân biệt 3 loại tên. 
HS: Đọc SGK, phân biệt 3 loại tên và cho ví dụ.
GV: Lưu ý HS khi đặt tên: Đặt tên nên gợi nhớ nội dung đối tượng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hằng, biến và chú thích
b) Hằng
- Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Có 3 loại hằng:
+ Hằng số học: là các số nguyên, số thực.
+ Hằng logic: là giá trị đúng (true) hoặc sai (false).
+ Hằng xâu: là chuỗi kí tự được đặt trong cặp dấu nháy đơn trong Pascal hay nháy kép trong C++.
c) Biến
- Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Các biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo.
d) Chú thích
- Giúp người đọc chương trình nhận biết ý nghĩa của chương trình đó dễ hơn.
- Không ảnh hưởng đến chương trình nguồn, được chương trình dịch bỏ qua.
- Trong Pascal: dòng chú thích được viết giữa cặp dấu { và } hoặc (* và *).
GV: Yêu cầu HS đọc SGK. Nêu câu hỏi thảo luận:
Hằng là gì? Có mấy loại hằng? Cho ví dụ.
Cách viết hằng xâu trong Pascal.
Biến là gì? Phân biệt hằng và biến.
Dùng chú thích nhằm mục đích gì?
HS: Đọc SGK, thảo luận trong 4 phút.
GV: Nhắc nhở việc khai báo trước khi dùng biến.
GV: Cho HS quan sát chương trình S_hinhtron.
Chia 4 nhóm: Yêu cầu các nhóm nhận diện: tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt, hằng, biến, chú thích.
(* Chuong trinh tinh dien tich hinh tron ban kinh r nguyen duong nhap tu ban phim *)
program S_hinhtron;
uses crt;
const pi = 3.1416;
var r: byte;
begin
clrscr;
write (‘Nhap ban kinh r = ’); readln (r);
write (‘Dien tich hinh tron la: S = ’, pi*sqr(r) : 5: 2);
readln;
end.
HS: Làm việc trong vòng 5 phút. Đại diện nhóm trình bày trên bảng. Đối chiếu giữa các nhóm. 
GV: Nhận xét màu sắc các tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình đặt. HS ghi nhớ để sau này dễ nhận dạng lỗi viết tên khi lập trình. 
3. Củng cố:
Nắm lại các kiến thức của bài: quy tắc đặt tên trong Pascal, phân biệt các loại tên, các loại hằng, phân biệt hằng và biến, ý nghĩa của chú thích.
4. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ.
Làm các câu hỏi 1 – 6 trang 13 SGK; 1.7 – 1.20 trang 6, 7, 8 SBT. 
Chuẩn bị cho tiết sau: Bài tập chương I.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docTiet 2.doc