Giáo án Tin học 11 tiết 12 bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Lệnh nào đúng cú pháp

A. If a>b then a = b;

B. If then a>b a = b;

C. If then (a>b) a = b;

D. If (a>b) then a:= b;

Câu 2: If a>b then writeln (a); với a=7, b=6 thì kết quả hiện ra là mấy.

A. Không đưa ra giá trị nào.

B. Số 6

C. Số 7

D. Số 67.

 

docx8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 tiết 12 bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	ngày soạn:	ngày dạy
CHƯƠNG III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
Tiết 12 	 Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Mục tiêu bài học.
Kiến thức
Hiểu nhu cầu cấu trúc rẽ nhánh trong biểu dienx thuật toán
Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ)
Hiểu câu lệnh ghép.
Kĩ năng:
Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
Viết được các câu lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng để thực hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản
Thái độ:
Rèn luyện tác phong làm việc theo nhóm.
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp
Thuyết trình, truy vấn, ấy ví dụ hướng dẫn mẫu
Hoạt động nhóm
Phương tiện:
Giáo án điện tử, máy chiếu, máy tính.
Bảng phụ (đề bài hoạt động nhóm, bút dạ)
Lưu ý sư phạm
Đặt vấn đề thông qua một câu ca dao vừ gắn học sinh bài học thực tế, để học sinh phát triển ngôn ngữ và phát biểu sy nghĩ cá nhân. Phát triển khả năng tư duy và trình bày logic của học sinh.
Sử dụng thuật toán giải phương trình bậc 2 để lien hẹ với công thức nghiệm đã được học trong chương trình toán học
Nên để học sinh tự rút ra câu trúc rẽ nhánh trong một thuật toán. Giáo viên đưa ra cú pháp và áp dụng trước để cho học sinh thực hiện theo (áp dụng với những lớp thường đối tượng tiếp thu kiến thức chậm)
Quán triệt tinh thần lý thuyết kiến tạo. từ lý thuyết học sinh có thể vận dụng vào bài của mình
Tổ chức dạy học
Ổn định lớp
Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Nêu cú pháp và lấy ví dụ các lệnh nhập xuất dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Câu 2: Nêu ý nghĩa câu lệnh sau
Program baitap1;
Uses crt;
Const Max = 100;
Var a,b: real;
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Đặt vấn đề:
Dân gian ta có câu ca dao
Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư.
Các em ai cũng đều đã được học và hiểu về ý nghĩa câu cac dao trên. Đúng vậy con cá nếu ta bắt ra khỏi nước không cho muối để ngoài môi trường nó xẽ bị hỏng thối cũng như con người khi nhỏ không nghe lời cha mẹ thầy cô thì sẽ thành những người con hư sau này là những sản phẩm không tốt của xã hội. Từ đó ta có thể thấy trong cuộc sống có những việc làm được khi thỏa mãn một điều kiện nào đó. Và với tin học người ta gọi đó là rẽ nhánh. Vậy rẽ nhánh là gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm rẽ nhánh
GV: yêu cầu học sinh mở SGK trang .tìm hiểu khái niệm rẽ nhánh.
GV: sử dụng câu ca dao trên nêu ra một số cấu trúc rẽ nhánh.
-Nếu cá không muối thì cá ươn
GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ câu có cấu trúc rẽ nhánh từ nội dung câu ca dao trên
HS: suy nghĩ và trả lời
-Nếu con cái không nghe lời cha mẹ thì là con hư
-Nếu con cái biết nghe lời cha mẹ thì là con ngoan.
..
-Nếu con cái nghe lời cha mẹ thì là con ngoan nếu không thì là con hư.
Gv: yêu cầu học sinh nhận xét các câu đưa ra. Phân chia làm mấy loại và đặc điểm chung của chúng.
Hs: trả lời
Gv: tổng kết: Có thể thấy cấu trúc rẽ nhánh được chia làm hai loại. Dạng thiếu và dạng đủ
Gv: ghi bảng
Hs: tiếp nhận kiến thức.
1. Rẽ nhánh
Dạng thiếu: 
Nếu . thì
Dạng đủ: 
 Nếu  thì. Nếu không thì
HĐ Xây dựng thuật toán đơn giản để đưa ra các trường hợp có nghiệm hoặc không có nghiệm của phương trình bậc hai.
GV: Đưa ra ví dụ
HS: Nên bảng trình bày công thức nghiệm của phương trình bậc 2.
HS: nhận xét kết quả bạn đã thực hiện
Và rút ra các trường hợp có nghiệm
-nếu D<0 thì phương trình vô nghiệm.
-nếu D>= 0 thì phương trình có nghiệm.
Yêu cầu gộp 2 câu thành một.
Nếu D<0 thì phương trình vô nghiệm 
Nếu không thì phương trình có nghiệm.
GV: đưa ra thuật toán
VD: Giải phương trình bậc hai
 ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0)
Thuận toán: xác định các trường hợp có nghiệm và không nghiệm của phương trình.
B1: nhập a, b, c;
B2: D:= b*b-4*a*c;
B3: Nếu D<0 thì xuất ra màn hình phương trình vô nghiệm;
B4: Nếu D>=0 thì xuất ra màn hình phương trình có nghiệm;
HĐ 2: Tìm hiểu câu lệnh If – Then
GV: Để viết các câu lệnh có cấu trúc rẽ nhánh ngôn ngữ lập trình pascal cung cấp câu lệnh If – Then để giải quyết các trường hợp rẽ nhánh.
Gv: Theo các em If – Then sẽ có mấy dạng?
HS: 2 dạng thiếu và đủ
GV: Giới thiệu cú pháp dạng thiếu
Thực hiện thông qua ví dụ
Nếu D<0 thì xuất ra màn hình phương trình vô nghiệm;
Điều kiện: D<0
Câu lệnh: Writeln
Học sinh tự viết thánh câu lệnh và làm cả trường hợp D>=0.
GV: Chiếu sơ đồ khối của lệnh và giải thích quá trình thực hiện lệnh.
HS: lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Câu lệnh If – Then
Dạng thiếu
if then ;
vd: 
Nếu D < 0 thì phương trình vô nghiệm, 
if D < 0 then writeln (‘ phuong trinh vo nghiem’);
Nếu D >= 0 thì phương trình có nghiệm,
if D>= 0 then writeln (‘ phuong trinh co nghiem’);
Gv: Có thể ghép 2 câu lệnh trên thành một được không?
HS: trả lời có thể và sử dụng cấu trúc dạng đủ
HS: nghiên cứu SGK nêu cú pháp dạng đủ.
Hs: trình bày trên bảng.
HS: dựa vào cú pháp viết thành lệnh.
GV: Chiếu sơ đồ khối và giải thích quá trình thực hiện lệnh của cấu trúc dạng đủ.
GV: chiếu một chương trình hoàn thiện có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh.
Cho học sinh quan sát và nhận xét gì về cách trình bày của cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Chú ý trong quá trình viết lệnh nên để If – else thẳng hàng
GV: nhấn mạnh một số chú ý quan trọng
HS: tiếp nhận kiến thức.
b. Dạng đủ
If then 
Else ;
VD:	
	if D < 0 then writeln (‘phuong trinh vo nghiem’)
	else writeln ( ‘phuong trinh co nghiem’);
Chú ý: 
	- Điều kiện: Là biểu thức lôgic
	- Câu lệnh: Là một lệnh của Pascal
	- Sau câu lệnh 1 không có dấu
HĐ nhóm
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thực hiện các công việc sau
Mỗi nhóm được phát giấy và bút, có 3 phút để thảo luận và trình bày trên bảng.
Nhận xét chéo 
Nhóm 1 nhận xét nhóm 3
Nhóm 2 nhận xét nhóm 4.
Giáo viên tổng kết và chấm điểm cho các nhóm.
Yêu cầu làm việc nhóm:
Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để thực hiện các công việc sau
Viết cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh tương ứng
Nhóm 1: Tìm nghiệm phương trình 
sin x = a với a=1.
Nhóm 2: Tìm nghiệm phương trình 
sin x = a với a=0
Nhóm 3: Tìm nghiệm phương trình 
cos x = a với a=0
Nhóm 4: Tìm nghiệm phương trình 
cos x = a với a=1
HĐ 3: Giới thiệu về câu lệnh ghép
GV: Chiếu câu lệnh dùng để tính nghiệm của phương trình bậc 2.
Hs: dựa vào cách thực hiện lệnh if – then nhận xét kết quả thực hiện lệnh
GV: kết luận có thể thấy với trường hợp D>0 phải tính đồng thời 2 nghiệm cùng lúc ta xẽ sử dụng câu lệnh ghép
Giới thiệu cấu trúc câu lệnh ghép.
Câu lệnh ghép
Begin
	;
End;
Ví Dụ:
If Δ < 0 then writeln (‘phuong trinh vo nghiem’)
Else 
	begin
	 x1:= (-b – sqrt(Δ))/ (2*a);
	x2:= (-b + sqrt(Δ))/(2*a);
	end;
Củng cố:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Lệnh nào đúng cú pháp
A. If a>b then a = b;
B. If then a>b a = b;
C. If then (a>b) a = b;
D. If (a>b) then a:= b;
Câu 2: If a>b then writeln (a); với a=7, b=6 thì kết quả hiện ra là mấy.
A. Không đưa ra giá trị nào.
B. Số 6
C. Số 7
D. Số 67.
Câu 3: Lệnh nào đúng cú pháp
A. If a< 10 then a:= 10 else a:=0;
B. If a< 10 then a:= 10; else a:=0;
C. If a< 10 then a:= 10, else a:=0
D. If a< 10 , then a:= 10 else a:=0
Câu 4: cho a=5, b=7 thực hiện câu lệnh
if a> b then a:= a-b else a:= b-a;
giá trị của a là bao nhiêu.
A.	5
B. 	7
C. 	2
D. 	3
Câu 5 
	if a> b then a:=b;
	if a> c then a:= c;
	writeln (a);
với a = 7, b=6, c=8 kết quả hiện ra màn hình.
A. 8
B. 6
C. 7
D. Không hiện gì
5. Về nhà:
Ôn lại các kiến thức đã học.
Thực hiện các bài tập sau
Bài 1: Phát hiện cấu trúc rẽ nhánh trong các trường hợp:
	a. Gieo gió gặp bão
	b. Muốn sang thì bắc cầu kiều
	 Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Bài 2: Sử dụng lệnh if then hoặc if then else để viết các câu lệnh sau
	a. Nếu D<=0 hoặc R<=0 thì xuất ra màn hình không tồn tại hình chữ nhật.
	b. Nếu D>0 và R>0 thì chu vi = (D+R)*2
	c. Hãy gộp 2 câu lệnh trên thành 1 câu lệnh.

File đính kèm:

  • docxbai_9_cau_truc_re_nhanh_20150727_011444.docx