Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2013-2014 môn: Tin học khối :11

Câu 1: (2 điểm) Xét theo cách tổ chức dữ liệu có thể phân tệp thành những loại nào?

Câu 2: (3 điểm) Nêu cú pháp thủ tục chèn xâu S1 vào xâu S2 ở vị trí VT, hàm cho biết vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu thứ nhất trong xâu thứ hai, hàm chuyển kí tự sang chữ hoa? Cho ví dụ cụ thể từng hàm, thủ tục?

 

doc7 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2013-2014 môn: Tin học khối :11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN 
TRƯỜNG THCS&THPT MỸ QUÝ 
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
	 Môn: TIN HỌC Khối :11
	 Chương trình: Hệ THPT
 	 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A
Điểm
Lời phê của cô
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 đ)
Câu 1: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn lệnh nào sau đây là đúng?
A. for i:= 1 to 5 do a:= a+ i;	B. for i = 1 to 5 do a:= a+ i;
C. for i: = 1 to 5 do a:= a+ i	D. for i ;= 1 to 5 do a:= a+ i;
Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
	T:=0;
	For i:=1 To N Do
	If (i mod 3 = 0) or (i mod 5= 0) Then T:=T+i;
A. Tìm một ước của N;
B. Tính tổng các ước thực sự của N;
C. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến N;
D. Tính tổng các số chia hết cho cả 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến N;
Câu 3: Để tìm giá trị lớn nhất của hai số a, b dùng câu lệnh sau
A. If a > b then Max = a else Max = b;	B. Max := a; If a > b then Max := b;
 C. Max := b; If a<b then Max := b;	 D.Max := a; If Max < b then Max := b;
Câu 4: Kết quả của biểu thức sqrt((ABS(25-50) div 2)) có giá trị gần đúng là?
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 5: Đoạn chương trình sau cho kết quả gì?
	For i:=10 Downto 1 Do Write(i ,' ');
A. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B. 10987654321
C. Đưa ra 10 dấu cách
D. 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Câu 6: Cho đoạn chương trình:
 IF A>B then 
	Begin
 TG:=A; A:=B; B:=TG;
	End;
Với A=10 và B=5 thì kết quả của A, B sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là?
A. A=10 và B=5	B. A=15 và B=10 C. A= 5 và B=10	 D. A,B,C đều sai
Câu 7: Cho đoạn chương trình:
Var i, j:integer;
Begin for i:=1 to 5 do begin for j:= 1 to 10 do write('*'); writeln;End.
đoạn chương trình có tác dụng
A. in ra màn hình 50 ký tự * trên 1 hàng dọc
B. in ra màn hình hình chữ nhật có hàng ngang 10 ký tự * và hàng dọc 5 ký tự *
C. in ra màn hình hình chữ nhật có hàng ngang 5 ký tự * và hàng dọc 10 ký tự *
 D. in ra màn hình 50 ký tự * trên 1 hàng ngang
Câu 8: Câu lệnh a:=5; Write('Ket qua la', a); sẽ đưa ra màn hình
A. Ket qua a la 5 B. Ket qua la 5 C.	 Ket qua a la a D. Không đưa ra gì cả
Câu 9: Cách viết nào cho biểu thức sau là đúng trong TP: 3x2-(x-m)-15
A. 3*x*x- 1/sqr(5)*((x-m)-15)
B. 3*sqrt(x)- (1/sqrt(5))*(x-m)-15
C. 3*x*x- 1/sqr(5)(x-m)-15
D. 3*x*x- (1/sqrt(5))*(x-m)-15
Câu 10: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cho đoạn chương trình:
 i:=1;
While i <3 do Begin
	Write(“Hello Word”); i:=i+2; 
	 End;
Chữ “Hello Word “ được in ra màn hình mấy lần
A. 1	B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Cho biểu thức A= (18 div 2)=9; B= (25 mod 5)=0. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Not (A Or B) = True
B. Not(A Or B) = False
C. Not(A) Or Not(B) = True	
D. Not(A) And Not(B) = True
Câu 12: Hãy viết biểu thức : 99.5 ≥ N >0 sang dạng biểu diễn tương ứng trong Pascal 
A. (N>=99.5) and (N>0);
B. (N0);
C. (N >= 99.5) or (N>0);
D. (N 0);
PHẦN TỰ LUẬN (7 đ)
Câu 1: (2 điểm) Xét theo cách tổ chức dữ liệu có thể phân tệp thành những loại nào?
Câu 2: (3 điểm) Nêu cú pháp thủ tục chèn xâu S1 vào xâu S2 ở vị trí VT, hàm cho biết vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu thứ nhất trong xâu thứ hai, hàm chuyển kí tự sang chữ hoa? Cho ví dụ cụ thể từng hàm, thủ tục? 
Câu 3: (2 điểm) Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên dương N (N≤200) và dãy A gồm N số nguyên A1, A2, A3,…,AN có giá trị tuyệt đối không lớn hơn 1000. Hãy sắp xếp và in ra màn hình dãy thành dãy không tăng. 
BÀI LÀM
HỌ VÀ TÊN HS:……………………….
LỚP: 11A….
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Thí sinh dùng bút chì tô kín câu trả lời đúng
PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN 
TRƯỜNG THCS&THPT MỸ QUÝ 
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
	 Môn: TIN HỌC Khối :11
	 Chương trình: Hệ THPT
 	 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
Điểm
Lời phê của cô
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 đ)
Câu 1: Cho biểu thức A= (18 div 2)=9; B= (25 mod 5)=0. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Not (A Or B) = True
B. Not(A Or B) = False
C. Not(A) Or Not(B) = True	
D. Not(A) And Not(B) = True
Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn lệnh nào sau đây là đúng?
A. for i:= 1 to 5 do a:= a+ i;	B. for i = 1 to 5 do a:= a+ i;
C. for i: = 1 to 5 do a:= a+ i	D. for i ;= 1 to 5 do a:= a+ i;
Câu 3: Cho đoạn chương trình:
Var i, j:integer;
Begin for i:=1 to 5 do begin for j:= 1 to 10 do write('*'); writeln;End.
đoạn chương trình có tác dụng
A. in ra màn hình 50 ký tự * trên 1 hàng dọc
B. in ra màn hình hình chữ nhật có hàng ngang 10 ký tự * và hàng dọc 5 ký tự *
C. in ra màn hình hình chữ nhật có hàng ngang 5 ký tự * và hàng dọc 10 ký tự *
 D. in ra màn hình 50 ký tự * trên 1 hàng ngang
Câu 4: Để tìm giá trị lớn nhất của hai số a, b dùng câu lệnh sau
A. If a > b then Max = a else Max = b;	B. Max := a; If a > b then Max := b;
 C. Max := b; If a<b then Max := b;	 D.Max := a; If Max < b then Max := b;
Câu 5: Đoạn chương trình sau cho kết quả gì?
	For i:=10 Downto 1 Do Write(i ,' ');
A. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B. 10987654321
C. Đưa ra 10 dấu cách
D. 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Câu 6: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
	T:=0;
	For i:=1 To N Do
	If (i mod 3 = 0) or (i mod 5= 0) Then T:=T+i;
A. Tìm một ước của N;
B. Tính tổng các ước thực sự của N;
C. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến N;
 D. Tính tổng các số chia hết cho cả 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến N;
Câu 7: Kết quả của biểu thức sqrt((ABS(25-50) div 2)) có giá trị gần đúng là?
A. 3	B. 1 C. 2 D. 4
Câu 8: Cho đoạn chương trình:
 IF A>B then 
	Begin
 TG:=A; A:=B; B:=TG;
	End;
Với A=10 và B=5 thì kết quả của A, B sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là?
A. A=10 và B=5	B. A=15 và B=10 C. A= 5 và B=10	 D. A,B,C đều sai
Câu 9: Cách viết nào cho biểu thức sau là đúng trong TP: 3x2-(x-m)-15
A. 3*x*x- 1/sqr(5)*((x-m)-15)
B. 3*sqrt(x)- (1/sqrt(5))*(x-m)-15
C. 3*x*x- 1/sqr(5)(x-m)-15
D. 3*x*x- (1/sqrt(5))*(x-m)-15
Câu 10: Câu lệnh a:=5; Write('Ket qua la', a); sẽ đưa ra màn hình
A. Ket qua a la 5 B. Ket qua la 5 C.	 Ket qua a la a D. Không đưa ra gì cả
Câu 11: Hãy viết biểu thức : 99.5 ≥ N >0 sang dạng biểu diễn tương ứng trong Pascal 
A. (N>=99.5) and (N>0);
B. (N0);
C. (N >= 99.5) or (N>0);
D. (N 0);
Câu 12: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cho đoạn chương trình:
 i:=1;
While i <3 do Begin
	Write(“Hello Word”); i:=i+2; 
	 End;
Chữ “Hello Word “ được in ra màn hình mấy lần
A. 1	B. 2 C. 3 D. 4
PHẦN TỰ LUẬN (7 đ)
Câu 1: (2 điểm) Xét theo cách thức truy cập, có thể phân tệp thành những loại nào?
Câu 2: (3 điểm) Nêu cú pháp thủ tục chèn xâu S1 vào xâu S2 ở vị trí VT, hàm cho biết vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu thứ nhất trong xâu thứ hai, hàm chuyển kí tự sang chữ hoa? Cho ví dụ cụ thể từng hàm, thủ tục? 
Câu 3: (2 điểm) Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên dương N (N≤250) và dãy A gồm N số nguyên A1, A2, A3,…,AN có giá trị tuyệt đối không lớn hơn 1000. Hãy sắp xếp và in ra màn hình dãy thành dãy không giảm.
BÀI LÀM
HỌ VÀ TÊN HS:……………………….
LỚP: 11A….
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Thí sinh dùng bút chì tô kín câu trả lời đúng
 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) …………………………………………………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS&THPT MỸ QUÝ 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIN HỌC 11
ĐỀ A 
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: A	Câu 4: A	Câu 7: B	Câu 10: A
Câu 2: C	Câu 5: D	Câu 8: B	Câu 11: B
Câu 3: D	Câu 6: C	Câu 9: D	Câu 12: D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Xét theo cách tổ chức dữ liệu, có thể phân tệp thành hai loại:
. Tệp văn bản: là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII. Trong tệp văn bản, dãy kí tự kết thúc bởi kí tự xuống dòng hay kí tự kết thúc tệp tạo thành một dòng. (1 đ)
. Tệp có cấu trúc: là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định. Tệp nhị phân là một trường hợp riêng của tệp có cấu trúc(1 đ)
Câu 2: a.hàm pos(s1, s2) (0.5 đ)
Ví dụ: (0.5 đ)
Giá trị s2
Biểu thức
Kết quả
‘abcdef’
Pos(‘cd’, s2)
3
Hàm upcase(ch) (0.5 đ)
Ví dụ: upcase(d) à D (0.5 đ)
Thủ tục insert (s1, s2, vt) (0.5 đ)
Ví dụ: (0.5 đ)
Giá trị s1
Giá trị s2
Thao tác
Kết quả
‘ PC ‘
‘IBM 486’
Insert(s1, s2, 4)
‘IBM PC 486’
Câu 3:
Program sapxep ;
Uses crt ;
var A : Array[1..200] of integer ;
 n,i,j,tg : integer ; (0.5 đ)
Begin
 clrscr ;
 Write('Nhap so phan tu mang n = ') ; Readln(n) ;
 For i := 1 to n do
 Begin
 Write('A[',i,'] = ') ;
 readln(A[i]) ;
 End ; (0.5 đ)
 For j := n downto 2 do
 Begin
 For i := 1 to j-1 do
 If A[i] < A[i+1] then
 Begin
 tg := A[i] ;
 A[i] := A[i+1] ;
 A[i+1] := tg ;
 End ;
 End ; (0.5 đ)
 Writeln('day sau khi sap xep : ') ;
 For i := 1 to n do
 write(a[i]:8) ;
 readln ;
End . (0.5 đ)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS&THPT MỸ QUÝ 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIN HỌC 11
ĐỀ B
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: B	Câu 4: D	Câu 7: A	Câu 10: B
Câu 2: A	Câu 5: D	Câu 8: C	Câu 11: D
Câu 3: B	Câu 6: C	Câu 9: D	Câu 12: A
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: 
Xét theo cách thức truy cập, có thể phân tệp thành hai loại:
. Tệp truy cập tuần tự: cho phép truy cập vào một phần tử nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước đó(0.5 đ)
. Tệp truy cập trực tiếp: cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí (thường là số hiệu) của dữ liệu đó(0.5 đ)
Câu 2: a.hàm pos(s1, s2) (0.5 đ)
Ví dụ: (0.5 đ)
Giá trị s2
Biểu thức
Kết quả
‘abcdef’
Pos(‘cd’, s2)
3
Hàm upcase(ch) (0.5 đ)
Ví dụ: upcase(d) à D (0.5 đ)
Thủ tục insert (s1, s2, vt) (0.5 đ)
Ví dụ: (0.5 đ)
Giá trị s1
Giá trị s2
Thao tác
Kết quả
‘ PC ‘
‘IBM 486’
Insert(s1, s2, 4)
‘IBM PC 486’
Câu 3: 
Program sapxep ;
Uses crt ;
var A : Array[1..250] of integer ;
 n,i,j,tg : integer ; (0.5 đ)
Begin
 clrscr ;
 Write('Nhap so phan tu mang n = ') ; Readln(n) ;
 For i := 1 to n do
 Begin
 Write('A[',i,'] = ') ;
 readln(A[i]) ;
 End ; (0.5 đ)
 For j := n downto 2 do
 Begin
 For i := 1 to j-1 do
 If A[i] > A[i+1] then
 Begin
 tg := A[i] ;
 A[i] := A[i+1] ;
 A[i+1] := tg ;
 End ;
 End ; (0.5 đ)
 Writeln('day sau khi sap xep : ') ;
 For i := 1 to n do
 write(a[i]:8) ;
 readln ;
End . (0.5 đ)

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI II NAM HOC 20132014.doc