Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Ôn tập về các kiểu câu

Bài 8. Hãy diễn đạt cảm xúc của mình trong những tình huống sau đây bằng những câu cảm :

a) Được đọc một quyển truyện hay.

b) Được tặng một món quà hấp dẫn.

c) Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đã lâu.

d) Làm hỏng một việc gì đó.

e) Gặp phải một sự rủi ro nào đó.

Đáp án:

Ôi, truyện hay quá !

 Món quà đẹp quá !

 Ồ, lâu lắm mới gặp bạn !

 Ôi, thế là hỏng rồi !

 Ôi, thật là xui xẻo !

ppt9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Ôn tập về các kiểu câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. Dựa vào các tình huống sau, hãy đặt câu hỏi để tự hỏi mình: 
a) Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên. 
b) Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy. 
c) Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm. 
Ôn tập về các kiểu câu 
Tiếng Việt 
*Đáp án : 
 a) Chị ấy tên là gì ấy nhỉ ? 
 b)Cái bút mình để ở đâu ấy nhỉ ? 
 c) Mẹ dặn mình làm gì ấy nhỉ ? 
Bài 2: Trong từng câu sau, mục đích dùng câu hỏi để làm gì? 
a) Anh chị nói nhỏ một chút có được không? 
b) Sao bạn chịu khó thế ? 
c) Sao con hư thế nhỉ ? 
d) Cậu làm như thế này là đúng à ? 
e) Tớ làm thế này mà sai à ? 
*Đáp án : 
 a) Yêu cầu , đề nghị. 
 b) Khen. 
 c) Chê. 
 d) Phủ định đúng. 
 e) Khẳng định đúng. 
Bài 3. Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận VN của từng câu tìm được: 
 Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá*. Cá đứng im trong tay chị Tấm. 
Đáp án: 
 Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống . Tấm ngắm nhìn bống . Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá* . Cá đứng im trong tay chị Tấm . 
Bài 4. Dùng gạch ( / ) tách CN và VN trong từng câu sau và cho biết VN trong từng câu là ĐT hay cụm ĐT. 
a) Em bé cười . 
b) Cô giáo đang giảng bài . 
c) Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. 
Đáp án: 
a) Em bé / cười . (ĐT) 
b) Cô giáo /đang giảng bài . ( Cụm ĐT) 
c) Đàn cá chuối con / ùa lại tranh nhau đớp tới tấp *. ( Cụm ĐT) 
Bài 5: Tìm các câu kể Ai thế nào? rồi gạch dưới các bộ phận VN. 
 Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn , dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành*. 
Đáp án: 
Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng . Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm . Gió càng thơm ngát . Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe . Cành hồi giòn , dễ gãy hơn cả cành khế . Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành*. 
Bài 6: 
VN trong các câu kể Ai thế nào ? tìm được ở BT5 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành? 
*Đáp án: 
 - Nội dung biểu thị đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật. 
 - Câu 1, 3, 5 do cụm TT tạo thành. Câu 2, 6 do cụm ĐT tạo thành. Câu 4 do các TT tạo thành. 
Bài 7. Chuyển các câu sau thành các loại câu hỏi, câu khiến, câu cảm : 
a) Cánh diều bay cao. 
b) Gió thổi mạnh. 
c) Mùa xuân về. 
*Đáp án : 
 a) - Cánh diều bay cao không ? 
 - Cánh diều hãy bay cao lên ! 
 - Ôi, cánh diều bay cao quá ! 
Bài 8. Hãy diễn đạt cảm xúc của mình trong những tình huống sau đây bằng những câu cảm : 
a) Được đọc một quyển truyện hay. 
b) Được tặng một món quà hấp dẫn. 
c) Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đã lâu. 
d) Làm hỏng một việc gì đó. 
e) Gặp phải một sự rủi ro nào đó. 
Đáp án: 
Ôi, truyện hay quá ! 
 Món quà đẹp quá ! 
 Ồ, lâu lắm mới gặp bạn ! 
 Ô i, thế là hỏng rồi ! 
 Ôi, thật là xui xẻo ! 
Bài 9. Hãy chuyển 2 câu sau thành câu khiến sao cho nội dung không thay đổi: 
Mày không tự đứng lên được à? 
 Đi xin người khác mà không xấu hổ à ? 
Đáp án: 
 Mày hãy tự đứng lên đi ! 
 Đừng đi xin người khác mà xấu hổ ! 
Bài 10. Cho câu sau: 
 Những cánh buồm là hình ảnh tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về quê hương của mình. 
Câu trên thuộc kiểu câu gì? 
 Tìm bộ phận chủ ngữ trong câu trên ? 
Đáp án: 
Câu trên thuộc kiểu câu : Câu kể “ Ai là gì ?” 
 Bộ phận chủ ngữ trong câu: Những cánh buồm 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_on_tap_ve_cac_kieu_cau.ppt