Bài giảng Lớp 8 - Môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 : Bài 1 Tôn trọng lẽ phải
Củng cố: (3’) HS giải quyết tình huống
Tiến bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi về công việc của Tiến, Tiến cằn nhằn: “Bố mẹ hỏi để làm gì?”. Tiến cho rằng mình cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ Tiến rất buồn. Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không? Vì sao?
ị, em đã làm cho mình và những việc mà mình đẫ làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em. Tổ chức đàm thoại theo những câu hỏi sau: - Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ thì em sẽ ra sao? HS: Cảm thấy buồn tủi, tủi thân, có thể sẽ hư hỏng phạm pháp. Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ anh chị em? HS: Suy nghĩ trả lời GV kết luận: Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng đối với mỗi con người.Để xây dựng gia đình hạnh phúc, mỗi người phải thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình. Hoạt động 2:( 10’) Thảo luận về cách ứng xử của hai nhân vật trong hai mẩu chuyện ở mục đặt vấn đề trong SGK. HS: Đọc hai mẫu chuyện. GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi: Em đồng tình với cách cư xử của nhân vật nào? Vì sao? HS: Thảo luận và trình bày ý kiến. Cả lớp thảo luận nhận xét bổ sung. GV kết luận: Đồng tình với cách ứng xử của bạn Tuấn, là một người con người chấu hết mực hiếu thảo với ông bà cha mẹ.Quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng ông bà khi ông bà già yếu. Không đồng tình với cách ứng xử của người con trai cả. Vì anh ta bất hiếu với cha mẹ, không quan tâm chăm sóc ,phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu. Hoạt động3:( 14’)Thảo luận, phân tích tình huống giúp HS phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. GV: Chia HS thành nhóm nhỏ ( 2 bàn 1 nhóm), 2 nhóm thảo luận một tình huống trong các bài tập 3,4,5 SGK/ 33. HS: Các nhóm thảo luận, cả lớp trao đổi trên cơ sở những đánh giá và giải pháp mà các nhóm đưa ra GV: Thống nhất đáp án đúng: Bài tập 3: Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trong nom con cái. Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ. Cách ững xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa mà không có cô giáo, nhà trường quản lí và nên giảI thích lí do cho nhóm bạn hiểu. - > Liên hệ thực tế về tình trạng HS bỏ tiết đi chơi. Bài tập 4: - Cả Sơn và bố mẹ Sơn đều có lỗi. + Sơn đua đòi ăn chơi. + Cha mẹ Sơn quá nuông chiều biểu thứcông lỏng việc quản lí Sơn, không biết kết hợp giáo dục giữa gia đình với nhà trường để có biện pháp giáo dục Sơn. Bài tập 5: -Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ (đi xe ngược chiều) Không đúng vì cha mẹ Lâm phải có trách nhiệm về hành vi của Lâm, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác (vì Lâm mới 13 tuổi) GV kết luận: Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau. *Tích hợp KNS: hướng cho hs KN nêu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình 1.Vai trò của gia đình: - Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người. 2. Luyện tập: 4. Củng cố: ( 4’)Chia lớp thành 2 dãy chơi trò chơi : Ai nhanh hơn” trong vòng 3’ đội nào tim được nhiều câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình đội đó sẽ thắng. -Con dại cái mang. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. -Của chồng công vợ. Anh em hòa thuận là nhà có phúc. anh em như thể tay chân. -Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đờn đứt dây. - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau. -Cá không ăn muối cá ươn. (*Tích hợp GTS) Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. 5. HDVN:( 1’) - Học bài, làm các bài tập còn lại trong SGK. - Liên hệ thực tế những trường hợp thực hiện tốt hoặc vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. ************************* *Rút kinh nghiệm tiết dạy: NS: 2/12/2012 Tuần 15-Tiết 15: Bài 12:QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH( T2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: HS hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình, hiểu ý nghĩa của những quy định đó. 2. Về kĩ năng: - HS biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. *Tích hợp KNS: KN tư duy phê phán, KN trình bày suy nghĩ, KN nêu và giải quyết vấn đề 3. Về thái độ: - HS có thái độ yêu quý các thành viên trong gia đình, trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà ,cha mẹ ,anh, chị em. - Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. *Tích hợp GTS: giá trị của gia đình trong cuộc sống II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Phương pháp: - Giáo viên: Thảo luận, đàm thoại, xử lí tình huống. - Học sinh: Xem trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi phần gợi ý trong SGK. 2. Phương tiện: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - Ca dao, tục ngữ, các mẫu chuyện về tình cảm gia đình. - Bản phụ, phiếu học tập.. 1. Ổn định .( 1’) 2. KTBC: (3’) - Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày ( chia sẽ ,chăm sóc nhau trong công việc) - Trẻ em có thể tham gia bàn bạc công việc gia đình? Em đã tham gia như thế nào? 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: (1’)Gia đình là cái nôi quan trọng để nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách. Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm với nhau, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, và để hiểu rõ hơn vấn đề này pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. b. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động1: (15’) Giới thiệu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. GV: Trình bày những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình: Của ông bà , cha mẹ đối với con cháu,và cuẩ con cháu đối với cha mẹ( bảng phụ). Hướng dẫn HS phân tích đối chiếu những quy định đối với những điều các em đã tìm tòi và phát hiện để they rõ tính chất hợp lí của pháp luật HS: Điền vào bảng những việc làm của gia đình em hoặc người khác về giáo dục con cái. Việc làm tốt Việc làm không tốt Động viên an ủi, tâm sự với con cái. Tạo đk vật chất và tinh thần. Tôn trọng ý kiến của con cái. An em hòa thuận. Bố mẹ gương mẫu với con cái. Ông bà cũng có trách nhiệm với con cái. Nuông chiều con Quá khắt khe,nghiêm khắt Can thiệp tho bạo vào tình cảm và ý thích con cái. Đánh con, mắng chửi con. Con cái vô lễ với bố mẹ. Anh em đánh nhau. Coi thường ông ba. Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn HS tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình và ý nghĩa của nó. HS: Tự tìm hiểu nội dung bài học. Quyền và nghĩa vụ của ông bà, bố mẹ đối với con cháu Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà ,bố mẹ. HS: Nêu thắc mắc, trao đổi với lớp. GV: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn HS ghi nội dung bài Thảo luận cả lớp nhằm khắc sâu ý nghĩa về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. GV: Phát phiếu học tập cho HS thảo luận. 1/ Vì sao con cái của một số gia đình trở nên hư hỏng (lười học, ham chơi, quậy phá, nghiện hút) 2/ Con cái có vai trò gì trong gia đình? 3/ Trẻ em có thể bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không? Em có thể tham gia như thế nào? 4/ Vì sao pháp luật phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? *Tích hợp KNS: hướng cho hs KN trình bày suy nghĩa về ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình Hoạt động 3: (11’) Luyện tập HS làm bài tập 6/33 GV: nhận xét, kết luận ý kiến nếu giữa cha mẹ, anh em, con cái có sự bất hòa, cách xử sự tốt là: ngăn cản không cho bất hòa nghiêm trọng hơn. Khuyên hai bên thật bình tĩnh, giảI thích khuyên bảo để thấy được đúng sai. Bài tập 2: Những câu tục ngữ sau, câu nào nói lên mối quan hệ của các thành viên trong gia đình Đi thưa về gửi Con dại cái mang Một giọt máu đào hơn ao nước lã Anh em hòa thuận là nhà có phúc Của chồng công vợ Lời chào cao hơn mâm cổ (*Tích hợp GTS) 3. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình a. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công nhân tốt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép bbuộc con làm những điều trái pháp luật trái đạo đức; - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục cháu nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật không có người nuôi dưỡng. b. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: -Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; - Con cháu có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà cha mẹ ốm đau, già yếu. - Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. c. Bổn phận của anh chị em trong gia đình. Anh chị em có bổn phận yêu thương chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. 4. Ý nghĩa quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình : - Nhằm xây dựng gia đình hoà thuận. hạnh phúc; - Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. 4. Củng cố: (3’) HS giải quyết tình huống Tiến bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi về công việc của Tiến, Tiến cằn nhằn: “Bố mẹ hỏi để làm gì?”. Tiến cho rằng mình cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ Tiến rất buồn. Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không? Vì sao? HS: GiảI quyết tình huống -> rút ra nội dung bài học *Tích hợp KNS: hướng cho hs KN tư duy phê phán, đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 4 HDVN: (1’) - Học bài, làm các bài tập còn lại (SGK) - Tìm ví dụ thực tế những trường hợp thực hiện tốt hoặc vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. ************** *Rút kinh nghiệm tiết dạy: NS: 09/12/2012 Tuần 16 Tiết 16 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS hệ thống toàn bộ kiến thức đã học được ở HK I. - Nắm vững kiến thức cơ bản để chuẩn bị kiểm tra HKI. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1.Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm 2.Phương tiện: - SGV,SGK GDCD 8 TÀI LIỆU HD THỰC HIỆN CHUẨN KT-KN. - Ca dao , tục ngữ danh ngôn của các bài đã học III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định ( 1’) 2. KTBC: ( 2’) - Em suy nghĩ gì về bổn phận , trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ? - Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:( 23) Hệ thống lại toàn bộ những nội dung cơ bản để HS hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội GV: Tổ chức cho HS trò chơi “ Hái hoa dân chủ” Cách thực hiện:GV ghi câu hỏi vào các mảnh giấy gắn vào lọ hoa và các đội thi với nhau. Câu hỏi: 1/ Những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác: Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế, văn hoá của các dân tộc khác; Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ; Thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hoá, những thành tựu về các mặt của họ; Ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác: Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đát nước 2/ Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư : Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống tệ nạn xã hội. 3/ Để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, học sinh phải làm : Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt những quy định về nếp sống văn hoá của cộng đồng dân cư như : giữ gìn vệ sinh chung; bài trừ mê tín dị đoan; phòng chống tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự an ninh ở địa bàn dân cư; Tích cực tham gia những hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư phù hợp với khả năng 4/ Rèn luyện tính tự lập : Tự giải quyết, tự làm lấy những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt: tự giải bài tập, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu học tập theo yêu cầu của GV, tự quét dọn nhà cửa, giặt quần áo, Không dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào bạn bè, người thân Tự giác tôn trọng, học hỏi những tấm gương sống tự lập 5/ Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo : Lao động tự giác, sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi các mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Ý nghĩa : - Lao động tự giác, sáng tạo giúp con người học tập mau tiến bộk, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách; - Thúc đẩy sự phát triển xã hội 6/ Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình : *Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức - Ông bà có quyền và nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. *Quyền và nghĩa vụ của của con, cháu: - Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; - Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, dặt biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu; - Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà *Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nếu không còn cha mẹ 7/ Các ví dụ về hành vi vi phạm quyèn và nghĩa vụ của công dân trong gia đình : Cha mẹ bỏ rơi con cái, con cái ngược đãi cha mẹ, phân biệt đối xử giữa con trai, con gái; Con cái vô lễ với cha mẹ, không chịu phụng dưỡng cha mẹ già yếu; Vợ chồng không tôn trọng nhau; Sử dụng bạo lực gia đình 8/ HS nhận xét về nếp sống văn hóa nơi gia đình em ở HS: Đại diện mỗi tổ lên hái hoa để chọn câu hỏi và thảo luận trả lời. Mỗi tổ tham gia 3 lượt GV: Theo dõi và cùng cả lớp theo dõi các tổ. 9/ Giải quyết tình huống: Nếu là Hoàng, em sẽ thuyết phục bạn chờ mình nấu cháo cho bố đã rồi mới đi dự sinh nhật Hoạt động 2: ( 16) Rèn luyện kỹ năng. GV: Chia lớp thành 2 đội chơi trò “ Ai nhanh hơn”. Tìm ca dao tục ngữ danh ngôn nói về các phẩm chất đã học HS: Hai đội cùng tham gia, trong thời gian 5’ đội nào tìm được nhiều ý hơn đội đó sẽ thắng. GV: Nhận xét tổng kết. I/ Trắc nghiệm: Xem lại các bài: + Bài 1: Tôn trọng lẽ phải. + Bài : Liêm khiết + Bài 6: Tôn trọng người khác + Bài 7: Giữ chữ tín II/ Tự luận: 1/ Em hãy nêu những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 2/ Em hiểu thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? 3/ Để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, là học sinh em phải làm gì? 4/ Là học sinh, em cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào? 5/ Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo 6/ Hãy trình bày một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? 7/ Nêu các ví dụ về hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? 8/ Em nhận xét gì về nếp sống văn hóa nơi gia đình em ở? 9/ Tình huống: “Hôm nay bố của Hoàng bị ốm phải nghỉ việc. Mẹ Hoàng vừa đi làm về muộn, có vẻ rất mệt mỏi. Mẹ nhờ Hoàng đi nấu cháo cho bố, nhưng đúng lúc đó Vân đến rủ Hoàng cùng đi sinh nhật Thắng như đã hẹn trước. Nếu là Hoàng, em sẽ ứng xử thế nào? 10/ Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín? 4. Củng cố: ( 2)Gọi một vài HS nhắc lại kiến thức vừa ôn 5. HDVN: ( 1)Chuẩn bị tiết sau ngoại khóa chủ đề: Ma tuý học đường + Tìm hiểu về ma tuý hiện nay: thế nào là nghịên ma tuý, tác hại của ma tuý, nguyên nhân nghiện ma tuý, trách nhiệm của hs đ/với việc phòng chống ma tuý. ****************** *Rút kinh nghiệm tiết dạy: NS: 16/12/2012 Tuần 16 Tiết 16 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS hệ thống toàn bộ kiến thức đã học được ở HK I. - Nắm vững kiến thức cơ bản để chuẩn bị kiểm tra HKI. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1.Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm 2.Phương tiện: - SGV,SGK GDCD 8 TÀI LIỆU HD THỰC HIỆN CHUẨN KT-KN. - Ca dao , tục ngữ danh ngôn của các bài đã học III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định ( 1’) 2. KTBC: ( 2’) - Em suy nghĩ gì về bổn phận , trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ? - Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:( 23) Hệ thống lại toàn bộ những nội dung cơ bản để HS hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội GV: Tổ chức cho HS trò chơi “ Hái hoa dân chủ” Cách thực hiện:GV ghi câu hỏi vào các mảnh giấy gắn vào lọ hoa và các đội thi với nhau. Câu hỏi: 1/ Theo em muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? 2/ Hoạt động chính trị – xã hội là gì? Hãy kể những hoạt động chính trị- xã hội mà em thường tham gia. Vì sao gọi đố là những hoạt động chính trị- xã hội? 3/Học sinh tham gia các hoạt động chính trị xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và xã hội? 4/Em có nhận xét gì vè nếp sống nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và ngược lại? 5/Hãy tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa nơi em ở? 6/ Em hiểu thế nào là tự lập? Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân gia đình và xã hội? 7/ Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? ại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo? 8/ Theo em học sinh có cần lao động tự giác và sáng tạo không. Nêu những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập? HS: Đại diện mỗi tổ lên hái hoa để chọn câu hỏi và thảo luận trả lời.Mỗi tổ tham gia 2 lượt GV: Theo dõi và cùng cả lớp theo dõi các tổ. Hoạt động 2: ( 16) Rèn luyện kỹ năng. GV: Chia lớp thành 2 đội chơi trò “ Ai nhanh hơn”. Tìm ca dao tục ngữ danh ngôn nói về các phẩm chất đã học HS: Hai đội cùng tham gia, trong thời gian 5’ đội nào tìm được nhiều ý hơn đội đó sẽ thắng. GV: Nhận xét tổng kết. 4. Củng cố: ( 2)Gọi một vài HS nhắc lại kiến thức vừa ôn 5. HDVN: ( 1)Chuẩn bị tiết sau ngoại khóa chủ đề: Môi trường + Tìm hiểu về môi trường hiện nay, những quy định của pháp luật đ/với việc bảo vệ môi trường Ngày soạn: 16/12/2012 Tuần 17 Tiết 19 NGOAỊ KHOÁ VỀ MÔI TRƯỜNG. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu. - Nguyên nhân ,tác hại, biện pháp bảo vệ, những qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2. Kỹ năng: - HS biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và biết cách ứng xử trước những hành vi đó 3. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường, phản đối việc làm ô nhiễm, phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1.Phương pháp - Giáo viên: Vấn đáp, trò chơi - Học sinh: Sưu tầm tư liệu 2. Phương tiện: - Tranh ảnh, số liệu về môi trường - Bảng phụ, 1 số dụng cụ tổ chức trò chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: ( 1’) 2. KTBC: . 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài mới: (1’) Một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của toàn cầu hiện nay đó là sự ô nhiễm môi trường. Điều kiện sống, sức khỏe, tính mạng con người đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, VN là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất c
File đính kèm:
- giao duc cong dan 8 hay.doc