Bài giảng Lớp 5 - Môn Giáo dục lối sống - Bài 7 - Tìm kiếm sự hỗ trợ

Viết về một khó khăn mà em đã trải qua trong quá khứ vào giữa hình bàn tay. Ví dụ: Em bị ốm, phải nghỉ học; Em bị bạn bắt nạt;

+ Trên mỗi hình ngón tay, hãy ghi tên một người thân đã giúp em giải quyết khó khăn đó. Ví dụ: bố, mẹ, cô giáo, bạn Hưng, bác Lan hàng xóm,

+ Chia sẻ hình “Bàn tay tin cậy” của mình với bạn ngồi bên cạnh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Giáo dục lối sống - Bài 7 - Tìm kiếm sự hỗ trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ VNEN TẠI TRƯỜNG
Ngày soạn: 17/10/2014. Ngày dạy: 18/10/2014
Người thể nghiệm: Trần Hồng Anh
Dạy lớp 5B – Trường Tiểu học CẦU GIÁT
Môn: Giáo dục lối sống
BÀI 7
TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
	MỤC TIÊU
Học xong bài này, các em có khả năng:
Nêu được lợi ích của việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. 
Nêu được thế nào là các địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy. 
Có kĩ năng ứng xử phù hợp khi đến các địa chỉ tin cậy để nhờ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
trình công cộng.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng chia sẻ, bày tỏ cảm xúc.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. 
- kĩ năng ứng xử phù hợp khi đến các địa chỉ tin cậy để nhờ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG:
Làm việc cá nhân, hợp tác theo cặp, theo nhóm.
Nêu vấn đề - Giải quyết vấn đề.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1. Đồ dùng giáo viên
- Tài liệu HDH GDLS (tự thiết kế)
2. Đồ dùng học sinh
- Tài liệu HDH GDLS
- Giấy bóng kính, bút dạ, bảng nhóm
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động: Chơi trò chơi Chanh chua, cua quắp
Giới thiệu bài: Hãy hồi tưởng lại xem trong quá khứ 
Em đã có khi nào gặp khó khăn và phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai chưa? 
Đó là tình huống như thế nào? 
Em đã nhờ ai giúp đỡ? 
Họ có giúp em không? Giúp em như thế nào? 
GV: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những khó khăn, những vấn đề phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tìm đúng địa chỉ có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình hoặc chúng ta đã bị từ chối, bị cự tuyệt, bị thất bại khi tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ ai đó. Điều đó là do chúng ta chưa có KN tìm kiếm sự hỗ trợ. Bài ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về KNS này. 
- HS thực hiện các bước học tập
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1) Em vẽ “Bàn tay tin cậy” của mình bằng cách:
+ Xòe bàn tay đặt úp lên giấy A4 rồi dùng bút chì vẽ theo bàn tay đó.
+ Viết về một khó khăn mà em đã trải qua trong quá khứ vào giữa hình bàn tay. Ví dụ: Em bị ốm, phải nghỉ học; Em bị bạn bắt nạt;
+ Trên mỗi hình ngón tay, hãy ghi tên một người thân đã giúp em giải quyết khó khăn đó. Ví dụ: bố, mẹ, cô giáo, bạn Hưng, bác Lan hàng xóm,
+ Chia sẻ hình “Bàn tay tin cậy” của mình với bạn ngồi bên cạnh.
GV đến các nhóm xem hs vẽ và hỏi về nội dung.
 2. Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
+ Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường muốn tìm ai để chia sẻ và nhờ hỗ trợ?
+ Vì sao em lại muốn tìm đến những người này mà không phải là những người khác?
+ Theo em, thế nào là những người/địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy?
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn có lợi gì?
GV: Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có lúc gặp những vấn đề/khó khăn không thể tự giải quyết. Khi đó, chúng ta nên tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những địa chỉ đáng tin cậy. Đó là những người biết lắng nghe, cảm thông, không có thái độ phán xét và biết giữ bí mật.
Tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể nhận được sự cảm thông, chia sẻ; sự động viên; những lời khuyên và sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, khó khăn của bản thân; đồng thời giúp chúng ta giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc, cảm thấy tự tin hơn, có động lực để vượt qua khó khăn.
 3. Các nhóm thảo luận tìm các địa chỉ hỗ trợ và câu cần nói trong mỗi tình huống và điền vào bảng theo mẫu dưới đây:
Tình huống cần hỗ trợ
Địa chỉ/người hỗ trợ phù hợp
Câu đề nghị giúp đỡ nên sử dụng
1.Em gặp khó khăn về Tiếng Việt
2. Em bị bắt nạt
3. Em bị ốm khi ở trường
4. Em bị lạc ở bến ô tô
5. Em nhìn thấy nhà hàng xóm bị cháy trong khi cả nhà đi vắng
6. Em nhìn thấy có kẻ trộm cậy khóa cửa nhà hàng xóm
7. Bà của em bị ngất trong khi chỉ có hai bà cháu ở nhà.
- Các nhóm ghi kết quả thảo luận ra bảng nhóm và trưng bày xung quanh lớp học
- Cả lớp xem triển lãm và ghi ý kiến bình luận, bổ sung
Kết luận: Trong mỗi tình huống, hoàn cảnh, em nên tìm đúng địa chỉ và có cách trình bày, đề nghị giúp đỡ phù hợp
Nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau (HĐTH)
*****************

File đính kèm:

  • docgiao duc loi song lop 5 bai 7 Tim kiem su ho tro.doc
Giáo án liên quan