Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tính chất kết hợp của phép nhân

Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: rủ rỉ, leo trèo, xoè ra, lá nâu, săm soi, líu ríu.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật

 

doc13 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tính chất kết hợp của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: 
Ngày soạn: 9/11/2014
Ngày giảng: 12/11/2014
Người soạn: 
Toán:
 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- HS làm bài: Bài 1(a); bài 2(a).
- Giáo dục học sinh yêu thích học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
b
c
(a x b) x c
a x (b x c)
3
4
5
5
2
3
4
6
2
III. Hoạt động dạy học: 
Giáo viên
TG
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm bài tập về nhà. Kiểm tra VBT ở nhà của 1 số HS
- GV cho HS nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân và nhân 1 số với 10, 100, 1000....
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
+ GV: Trong các tiết học trước các em đã được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân và nhân với 10, 100, 1000 ..... Đê xem kiến thức của 2 tiết học trước có liên quan đến bài học gì ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần thứ nhất của bài:
b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
*. So sánh giá trị của các biểu thức
- GV viết lên bảng biểu thức :
 ( 2 x 3 )x 4 và 2 x (3 x 4)
- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức và so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau.
- GVKL: ( 2x3 )x4 = 6 x 4 = 24
và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24
Vậy (2 x 3 )x 4 = 2x (3 x 4)
- GV nêu câu hỏi: Nếu ta gọi 2 là a, 3 là b, 4 là c, thì ta có 2 biểu thức nào.
- Trong phần 1 ta thấy 2 biểu thức
 ( a x b) x c và a x ( b x c) có giá trị bằng nhau. Vậy trong trường hợp khác khi cho a, b, c các giá trị khác nhau thì được kết quả như thế nào. Đó chính là nội dug của phần 2 của bài
*. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
- GV treo lên bảng bảng số đã ghi sẵn cột 1,2,3, .Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị biểu thức (a x b)xc và
 a x(b xc) để điền vào bảng.
a
b
c
(a x b)xc
a x(b xc)
3
4
5
(3x4)x5=60
3x(4x5) =60
4
2
3
(5x2)x3=30
5x(2x3)=30
5
6
8
(4x6)x8=60
4x(6x8)=60
- GVKL: 
- Khi a=3, b=4 ,c=5 thì giá trị biểu thức (a x b)xc và giá trị biểu thức a x(b xc) đều bằng 60
- Tương tự với các biểu thức còn lại
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của từng cặp biểu thức 
- Hỏi :Giá trị của biểu thức ( a x b) x c luôn như thế nào so với biểu thức 
 a x(b xc)?
- GV chốt và ghi bảng công thức.
 ( a x b)x c = a x (b xc)
* Muốn nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm thế nào?
- GV nêu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép nhân là nội dung của bài học ngày hôm nay.
- GV ghi bảng đầu bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV ghi bảng biểu thức: a x b x c và nêu khi gặp dạng bài tính giá trị biểu thức như thế này chúng ta làm theo những cách nào.
- Ngoài 2 cách tính này dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân ta còn có cách tính nào khác
- Phép toán nào cũng có tính chất kết hợp.
- GV cho HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân.
*. Luyện tập thực hành.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
Bài 1:
- GV ghi bảng: 2 x 5 x 4 
- Biểu thức có dạng tích của mấy số?
- Dựa vào tính chất kết hợp vừa học em hãy tính giá trị của biểu thức này theo hai cách .
- Yêu cầu 2 HS làm bài theo 2 cách trên bảng nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV củng cố nội dung bài 1.
Bài 2:
- GV hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS xác định yêu cầu đề?
- GV viết bảng biểu thức: 
13 x 5 x 2; 2 x 26 x 5
- Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một phép tính. GV cùng HS nhận xét , đánh giá.
- GV củng cố bài 2, giới thiệu bài tập 3
Bài 3:
- GV mời 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi tìm hiểu bài.
- GV kết luận bổ sung thêm câu hỏi giảng giải thêm.
- GV yêu cầu HS làm bài 1 Hs lên bảng làm, nhận xét.
- GV cho HS nêu các cách giải khác của bài toán.
- Củng cố bài 3
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân ?
- Cho học sinh chơi trò chơi: Điền đúng, điền nhanh.
Không thực hiện phép tính, hãy viết dấu (>,<,=) vào chỗ chấm:
a. 999 x 5 x 2 ... 9990
b. 999 x 7 x 2 ... 9990
c. 999 x 4 x 2 ... 9990
- Giáo viên nhận xét, củng cố.
4. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị “Nhân với số có. tận cùng là chữ số 0”
3’
1’
15’
19’
2’
- 2 HS lên bảng thức hiện yêu cầu của GV.
- 2 HS nêu.
- Hs theo dõi.
+ HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS tính và so sánh theo cặp đôi. Nêu kết quả.
- Hs theo dõi.
- HS trả lời: ta có 2 biểu thức 
( a x b) x c và a x ( b x c).
- 3 HS lên bảng thực hiện 3 cột , HS cả lớp nháp.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi.
- Hs so sánh.
- Giá trị của biểu thức (a x b)xc luôn bằng giá trị của biểu thức 
 a x(b xc).
- HS nhắc lại
- Khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. 
- 2 HS đọc phần kết luận.
- Hs theo dõi.
- HS nêu 2 cách tính 
a x b x c = ( a x b)x c = a x (b xc)
- HS nêu ta còn có cách tính: 
b x (a x c) 
- HS trả lời: Phép cộng cũng có tính chất kết hợp.
- Hs nêu.
- HS Làm bài theo phiếp học tập
- HS theo dõi.
- Hs nêu.
- HS tính theo miệng theo 2 cách. 
- 2 HS lên bảng làm HS cả lớp làm vào vở. 
- Hs làm bài.
- Hs theo dõi.
- Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Hs xác định yêu cầu.
- HS đọc biểu thức
- 2 HS lên bảng làm, ở dưới lớp làm bài vào vở.
- Hs theo dõi.
- 1 HS lên điều khiển các bạn tìm hiểu bài.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs lên bảng làm dưới lớp làm vào vở.
Bài giải
Có tất cả số bộ bàn ghế là
x 8 = 120 ( bộ)
Có số học sinh đang ngồi học là
2 x 120 = 240 ( học sinh)
Đáp số: 240 ( học sinh)
- Hs nêu.
- Hs theo dõi.
- HS nêu lại tính chất.
- HS chơi trò chơi
- Gv nhận xét.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi.
Đơn vị: 
Ngày soạn: 9/11/2014
Ngày giảng: 12/11/2014
Người soạn: 
Tập đọc
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I, MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: rủ rỉ, leo trèo, xoè ra, lá nâu, săm soi, líu ríu...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Săm soi, cầu viện, ...
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
3. Giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trang 102 (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
TG
Học sinh
1. Giới thiệu chủ điểm
- Hỏi : Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì ?
 Tên chủ điểm nói lên là gì ?
+ Hãy mô tả những gì em thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm.
- GV nêu : Chủ điểm Giữ lấy màu xanh muốn gửi tới mọi người thông điệp : Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu: Bài học đầu tiên Chuyện một khu vườn nhỏ kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa thành phố. Câu chuện cho chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên của ông cháu bạn Thu.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Đọc nối tiếp lần 1: Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (lần 1) GV chú ý sửa lỗi phát âm, cho từng HS 
- GV đưa ra từ khó: ngọ nguậy, cuốn chặt, cành lựu
- Đọc nối tiếp lần 2:
- GV đưa câu dài: Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- GV đọc toàn bài - chú ý cách đọc như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng đọc nhẹ nhàng; giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông: hiền từ, chậm rãi.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, nhọn hoắt, đỏ hồng, không phải, săm soi, thản nhiên, líu ríu, vườn, đất lành chim đậu.....
b) Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2 của bài, trao đổi trả lời câu hỏi
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì? 
+ GV ghi bảng từ: ban công
+ GV giảng từ ban công cho học sinh quan sát tranh về ban công của các ngôi nhà.
+ Theo lời kể của ông nội mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
+ GV ghi bảng các từ ngữ: ngọ nguậy, đỏ hồng.
+ Cho học sinh quan sát các bức tranh về các loài cây trên ban công nhà bé Thu.
+ Trong các loài cây nhà bé Thu em thích cây nào nhất? Vì sao.
+ GV giảng từ: ngọ nguậy.
+ Nêu câu hỏi: Trong câu văn tả cây hoa ti gôn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
+ GV giảng thêm về đặc điểm của từng loài cây.
+ Cho HS nêu ý 1 của bài.
+ GV chuyển ý sang đoạn 3 của bài nêu nội dung ý 2 của bài
+ GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3 của bài, cả lớp đọc thầm.
+ GV nêu câu hỏi: Ban công nhà bé Thu có nhiều loài cây đẹp như vậy nhưng bé Thu chưa vui về điều gì?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu: "Đất lành chim đậu" là thế nào?
+ Gv giảng thành ngữ: Đất lành chim đậu và cho HS đặt câu
- Giảng: câu nói "Đất lành chim đậu"của ông bé Thu thật nhiều ý nghĩa. Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, hát ca ở những nơi thanh bình, có nhiều cây xanh, môi trường trong lành. Nơi chim sinh sống và làm tổ có thể là trong rừng, trên cánh đồng, một cái cây trong công viên, trong khu vườn hay mái nhà. Có khi đó chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công của một căn hộ tập thể.
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Hãy nêu nội dung chính của bài văn?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Kết luận: Thiên nhiên mang lại rất nhiều ích lợi cho con người. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh xung quanh nhà mình sẽ làm cho môi trường sống quanh mình trong lành, tươi đẹp hơn.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có đoạn 3.
+ HS đọc đoạn 3, nêu cách đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống. Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi / thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu / và hót nữa ông nhỉ!
Ông nói hiện hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Cho 1 HS nêu cảm thụ bài học
- Dặn HS về nhà có ý thức làm cho môi trường sống quanh gia đình mình luôn sạch, đẹp, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
2’
1’
10’
12’
12’
2’
+ Chủ điểm : Giữ lấy bầu trời xanh.
+ Tên chủ điểm nói lên nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ môi trường sống xung quanh mình giữ lấy màu xanh cho môi trường.
+ Tranh minh hoạ vẽ cảnh các bạn nhỏ đang vui chơi ca hát dưới gốc cây to. Thiên nhiên ở đây thật đẹp, ánh mặt trời rực rỡ, chim hót líu lo trên cành.
- Lắng nghe.
- Bức tranh vẽ ba ông cháu đang trò chuyện trên một ban công có rất nhiều cây xanh.
Lắng nghe.
- Hs theeo dõi.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Bé Thu rất khoái....từng loài cây.
+ HS 2: Cây Quỳnh lá dày....không phải là vườn.
+ HS 3:Một sớm chủ nhật....có gì lạ đâu hả cháu?
- Hs đọc, nêu cách đọc
- 3 học sinh đọc nối tiếp (lần 2).
- Học sinh đọc câu dài, tìm cách ngắt giọng và nhấn giọng.
- Hs đọc.
- Hs theo dõi.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2, trả lời câu hỏi.
+ Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
- Hs theo dõi.
+ Học sinh quan sát.
+ Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát.
+ HS trả lời theo ý thích.
+ Hs theo dõi.
+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh.
+ HS lắng nghe
+ HS nêu ý 1: Vẻ đẹp của từng loài cây trên ban công nhà bé Thu.
+ HS đọc lại ý 2: Tình yêu thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu.
+ Hs đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cùng là vườn.
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn.
+ HS đặt câu với từ: Đất lành chim đậu.
- HS lắng nghe.
+ Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. 
+ Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính.
- Hs theo dõi.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
+ Hs theo dõi.
+ 1 HS đọc và nêu cách đọc diễn cảm.
+ Theo dõi GV đọc mẫu. 
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- Từ 3 đến 5 HS thi đọc trước lớp ,bình chọn người đọc hay nhất
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi.
- 1 HS đứng dậy nêu.
- Hs theo dõi.

File đính kèm:

  • docTinh chat ket hop cua phep nhan.doc