Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 25 - Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển

ý 1: tinh thần gan dạ dũng cảm hăng hái của các anh chiến sĩ lái xe.

- HS đọc thầm khổ 4.

-Thể hiện qua các câu:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới.

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

ý 2: Nói lên tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ lái xe rất sâu đậm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 25 - Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi đọc diễn cảm đoạn trên.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn (đọc 2 lần).
- HS luỵên đọc từ ngữ: khuất phục, man rợ, trắng bệch, nín thít 
- 1 HS đọc chú giải.
- luyện đọc theo nhóm 3.
- Các nhóm thi đọc.
- 2 HS đọc cả bài.
- Theo dõi.
- Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly “Có câm mồm không?”, rút soạt dao ra, lăm lăm đâm chết bác sĩ Ly.
- ý 1: Sự hung hãn thô baoh của tên chúa tàu.
- Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
Cặp câu đó là: Một đằng thì đức độ... nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác,... thú dữ nhốt chuồng.
- ý 2: Sự cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm của bác sĩ Ly. 
- Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
- ý 3: Tên cướp biển phải khuất phục trước bác sĩ Ly
- HS có thể trả lời:
+ Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái ác, cái xấu.
+ Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng 
- Mỗi tốp 3 HS đọc theo cách phân vai.
- HS luyện đọc từ Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát đến phiên toà sắp tới.
- HS thi đọc phân vai.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Đạo đức: ôn tập và thực hành kĩ năng giữa học kì II
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố, thực hành các mẫu hành vi đạo đức giúp HS biết thực hiện đúng chuẩn mực và biết rõ bổn phận của bản thân đối với mọi người xung quan.
- HS liên hệ việc thực hiện các hành vi đã học.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập ôn tập và thực hành, bảng phụ ghi bài tập cho hoạt động 2.
- HS: Đọc các bài đạo đức cuối học kì II.
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
+ Vì sao các em phải biết giữ gìn các công trình công cộng?
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
HĐ1. Hệ thống các chuẩn mực hành vi đã học ở nửa đầu HKII.
Bước1: Y/c HS hãy nêu các chuẩn mực hành vi đã học ở nửa đầu HKII.
 Bước2: Phát phiếu học tập, y/c HS thực hiện:
+ Vì sao phải yêu lao động?
+ Đối với người lao động chúng ta cần có thái độ như thế nào? 
+ Lịch sự với mọi người có tác dụng gì 
+Vì sao cần giữ gìn những công trình công cộng?
HĐ2 Bài tập thực hành.
- GV đưa ra bài tập:
a. Việc làm nào sau đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?
 ă Chào hỏi lễ phép.
 ă Nói trống không.
 ă Quý trọng sản phẩm lao động.
 ă Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì?
b. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
 ă Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.
 ă Phép lịch sự giúp mọi người gần gũi nhau hơn.
 ă Mọi người đề phải cư xử lịch sự.
 ă Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
- GV kết luận chung.
HĐ3: Liên hệ bản thân.
- y/c mỗi HS mỗi HS tiếp nói về bản thân những việc đã thể hiện sự lịch sự với mọi người và giữ gìn các công trình công cộng.
- HS nêu. 
- Hoạt động cá nhân: HS làm bài vào phiếu của mình.
+ Một số HS nối tiếp trình bày kết quả.
+ HS khác nghe, nhận xét.
- HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến của mình.
 KQ: a. ý kiến đúng: ô 1, 3, 4.
 ý kiến sai: ô 2.
b. ý kiến đúng: ô 2, 3.
 ý kiến sai: ô 1, 4.
+ Vài HS giải thích sự lựa chọn của mình.
Ví dụ: chăm sóc tượng đài, không vứt giấy rác trong trường, không chèo lên bàn học,...
Chưa biết giữ gìn các công trình công cộng: vẽ bậy lên tường nhà văn hoá thôn, dập phá bàn ghế trong trường,...
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hành tốt các mẫu hành vi vừa ôn.
 Thứ 3 ngày 25 tháng 2 năm 2014
Luyện từ và câu Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
I. Mục tiêu: 
1. HS hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì?
2. Nhận biết được câu kể Ai là gì? trọng đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được. Biết ghép được các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học. đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN.
II. Đồ dùng: 
 - Bốn băng giấy, mỗi băng giấy viết một câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ, văn (phần nhận xét).
 - Ba tờ phiếu viết các câu văn ở BT1 (phần luyện tập).
 - Bảng lớp (bảng phụ).
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
 - Kiểm tra 2 HS. GV đưa bảng phụ viết sẵn một đoạn thơ, y/c HS tìm câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
HĐ1. Tìm hiểu ví dụ:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 * Trong các câu vừa đọc ở ý a, b, câu nào có dạng Ai là gì?
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 * Gạch dưới bộ phận CN trong các câu vừa tìm được.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 * CN trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành?
 - Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
 - GV chốt lại 1 lần nội dung cần ghi nhớ.
HĐ2. Luyện tập:
 Bài 1:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT 1.
 - Cho HS làm bài. GV phát 3 phiếu cho 3 HS.
 - Cho HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại.
Bài 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 2.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày – GV đưa bảng phụ viết sẵn BT cho HS lên nối từ ngữ ở cột A với cột B sao cho đúng.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 Bài 3:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 3.
 - Cho HS làm việc.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lại những câu HS đặt đúng, đặt hay.
- 1 HS đọc y/c BT, cả lớp đọc thầm theo.
 a. + Ruộng rẫy/ là chiến trường.
 + Cuốc cày /là vũ khí.
 + Nhà nông /là chiến sĩ.
 b. Kim Đồng và các bạn anh /là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Cụ thể.
a. CN là DT: ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông.
b. CN là cụm DT: Kim Đồng và các bạn anh.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- 3 HS làm bài vào phiếu, HS còn lại làm bài vào VBT.
+ Văn hoá nghệ thuật/ cũng là một mặt trận.
 + Anh chị em/ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
 + Vừa buồn mà lại vừa vui/ mới thực là nỗi niềm bông phượng.
 + Hoa phượng/ là hoa học trò.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS có thể dùng viết chì nối.
- HS lên bảng làm bài.
- Trẻ em / là tương lai của đất nước. 
- Cô giáo / là người mẹ thứ hai của em. 
- Bạn Lan / là người Hà Nội. 
- Người/ là vốn quý nhất. 
- 1 HS đọc to. Lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đặt câu.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
Kể chuyện: Những chú bé không chết
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý. Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
II. Đồ dùng: 
 - Các tranh minh hoạ trong SGK phóng to (nếu có).
III. Hoạt động day học: 
1. Bài cũ:
 - Kiểm tra 2 HS: 2 HS lần lượt kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài:
HĐ1. GV kể chuyện 
 - GV kể chuyện lần 1 không kết hợp chỉ tranh.
 Chú ý: kể với giọng hồi hộp, phân biệt được lời các nhân vật. Cần nhấn giọng ở chi tiết Vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. 
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
HĐ2. HS kể chuyện:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 - Cho HS kể chuyện.
 a) Kể chuyện trong nhóm.
 b) Cho HS thi kể chuyện.
 * Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
* Tại sao chuyện có tên là những chú bé không chết?
 * Các em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện này.
- HS lắng nghe.
- HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS kể theo nhóm 4 (mỗi em kể 1 tranh).
- Mỗi HS kể cả câu chuyện một lần.
- Nhóm nhận xét và nêu ý nghĩa truyện.
- 3 nhóm thi kể từng đoạn theo tranh.
- 2 HS thi kể toàn chuyện.
- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.
- Vì 3 chú bé là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng là chú bé đã bị bắn chết sống lại 
+Vì tên phát xít giết chú bé này lại xuất hiện chú bé khác 
+Vì tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chú bé sống mãi 
- HS có thể đặt tên:
+Những thiếu niên dũng cảm.
+Những thiếu niên bất tử.
+Những chú bé không bao giờ chết.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Về nhà xem trước bài kể chuyện tuần 26.
Chính tả (Nghe – Viết) Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu: 
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển.
2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai.
II. Đồ dùng: 
 -Ba bốn tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2a.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
 - GV đọc cho HS viết bảng con: kể chuyện, truyện đọc, nói chuyện.
 - GV nhận xét và điểm.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài:
HĐ1. Hướng dẫn viết chính tả:
 - GV đọc một lần đoạn viết.
 - Cho HS đọc thầm lại đoạn chính tả.
 - GV y/c HS nói về nội dung đoạn chính tả.
 - Cho HS luyện viết những từ khó. 
 - GV đọc HS viết.
 - GV đọc lại để Hs soát lỗi chính tả.
 - Chấm, chữa bài.
HĐ2 Hướng dẫn làm bt chính tả.
 Bài 2a:
 Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d, gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT a.
 - GV giao việc.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày kết quả bài làm. GV dán lên bảng BT đã chuẩn bị trước và cho HS thi tiếp sức.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- HS theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS luyện viết từ ngữ khó: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị.
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS làm bài theo cặp. Từng cặp trao đổi, chọn tiếng cần điền.
- 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em lên thi tiếp sức, mỗi em điền 2 tiếng.
- Lớp nhận xét: 
+ Thứ tự cần điền là: gian, giờ, dãi, gió, rùng (hoặc rệt), rừng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 26 tháng 2 năm 2014.
Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Mục tiêu: 
1. Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, hóm hỉnh, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. HTL bài thơ.
II. Đồ dùng: 
 - ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
 - GV cho HS đọc bài “ Khuất phục tên cướp biển” theo cách phân vai.
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài:
 HĐ1. Luyện đọc:
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Cho HS đọc những từ ngữ khó. 
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc.
- Tổ chức HS thi đọc theo nhóm
- GV đọc diễn cảm cả bài.
 + K1: Cần đọc với giọng bình thản.
 + K2+3: Đọc với giọng vui, coi thường khó khăn gian khổ.
 + K4: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm 
 HĐ2.Tìm hiểu bài:
 + 3 khổ thơ đầu
- Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
- Nội dung của 3 khổ thơ đầu là gì?
 + Khổ 4
 - Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Nội dung của khổ thơ này là gì?
+ Cho HS đọc cả bài thơ
 * Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn gợi cho em cảm nghĩ gì?
* Bài thơ có ý nghĩa gì?
HĐ3. Luyện đọc lại và học thuộc lòng:
 - Cho HS đọc nối tiếp bài thơ.
 - GV hướng dẫn HS đọc K1+ K2.
 - Cho HS đọc nhẩm thuộc lòng.
 - Cho HS thi đọc thuộc lòng.
 - GV n.xét, khen những HS thuộc lòng.
- HS đọc nối tiếp từng khổ (2 lần).
- HS luyện đọc: bom rung, xoa, suốt.
- 1 HS đọc chú giải, 1 HS giải nghĩa từ.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Thi đọc nhóm.
- 2 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu.
- Đó là những hình ảnh:
* Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
* Ung dung, buồng lái ta ngồi.
* Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng 
ý 1: tinh thần gan dạ dũng cảm hăng hái của các anh chiến sĩ lái xe. 
- HS đọc thầm khổ 4.
-Thể hiện qua các câu:
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới.
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi  
ý 2: Nói lên tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ lái xe rất sâu đậm. 
- HS đọc thầm bài thơ.
+ Các chú lái xe rất vất vả, rất dũng cảm.
+ Các chú lái xe thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời  
* Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.
- HS luyện đọc K1+K2.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Tập làm văn:	 Luyện tập miêu tả cây cối 
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát và miêu tả cây cối.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách trình bày bố cục bài văn miêu tả cây cối
- 2-3 HS nhắc lại trình tự miêu tả cây cối
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập
Đề bài: Em hãy miêu tả một cây bóng mát trên sân trường em.
- Gọi HS đọc đề bài 
- 2-3 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm bàn về yêu cầu của đề bài.
- Đề bài yêu cầu tả cây gì? Trọng tâm của bài là gì?
- Khi miêu tả cây bóng mát cần chú trọng miêu tả bộ phận nào?
- y/c HS làm bài vào vở.
- Y/c HS đọc bài làm.
- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
- HS trao đổi theo nhóm
- HS lần lượt nêu yêu cầu, trọng tâm của bài
HS làm vào vở.
HS đọc bài làm
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu những HS chưa xong về nhà làm tiếp.
 Luyện Tiếng Việt: Câu kể Ai là gì?
 I. Mục tiêu: 	
Củng cố cách nhận biết câu kể Ai là gì?
II. Đồ dùng: 
- Vở : Thực hành Tiếng Việt 4
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:
HĐ1: HD HS làm bài tập
Bài 6, 7 trang 27
Vở: Thực hành Tiếng Việt 4.
Bài thêm ( K, G): Đặt câu kể Ai là gì? để:
a, Giới thiệu một bạn học sinh giỏi lớp em: 
b, Giới thiệu về môn học em thích: 
c, Nhận định về vai trò của tiếng Anh: 
d, Nhận định về vẻ đẹp của một loại hoa:
HĐ2. HS làm bài tập
- Y/cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm.
Bài thêm ( K, G):
a, Bạn Minh là một học sinh giỏi của lớp em.
b, Môn toán là môn học em yêu thích.
c, Môn Tiếng Anh là môn học quan trọng.
d, Hoa hồng là loài hoa đẹp nhất
- GV thu chấm một số bài.
Thứ năm ngày 27 tháng 2 năm 2014
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ.
2. Hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm. Biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn.
II. Đồ dùng: 
 - Một số băng giấy.
 - Một vài trang từ điển phô tô.
 - Bảng lớp, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
- Kiểm tra: HS cho VD về câu kể Ai là gì? và xác định CN trong câu VD.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT1.
 - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm trong các từ đã cho những từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm.
 - Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ giấy đã viết sẵn các từ.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 Bài 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT2.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3:
 - Cho HS đọc yêu câu BT3.
 - GV giao việc.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày kquả bài làm. GV dán lên bảng lớp nội dung BT.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 Bài 4:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT4.
 - Cho HS làm bài. GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã viết sẵn BT.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- 3 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vở: từ cùng nghĩa với từ dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS lần lượt ghép thử từ Dũng cảm vào trước hoặc sau các từ ngữ đã cho và chọn ý đúng.
- Một số HS lần lượt trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS lần lượt ghép từ bên cột A với nghĩa đã cho bên cột B tìm ý đúng.
- Một số HS lần lượt đọc các ý mình đã ghép được.
- 1 HS lên nối từ bên cột A với nghĩa bên cột B 
+Gan góc (chóng chọi) kiên cường, không lùi bước.
 + Gan lì gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ gì là gì.
 + Gan dạ không sợ nguy hiểm.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lên làm bài trên giấy: 
Thứ tự từ cần điền: người liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo, tấm gương.
- Lớp nhận xét.
- HS ghi lời giải đúng vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa được cung cấp trong tiết học, viết vào sổ tay các từ ngữ.
 Thứ sáu ngày 28 tháng 3 năm 2014
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong 
 bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu: 
1. HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
II. Đồ dùng: 
 -Tranh ảnh một vài cây để quan sát.
 -Bảng phụ viết dàn ý quan sát.
III. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1:
 - Cho HS đọc y/c của BT1.
 - GV giao việc: Các em đọc 2 cách mở bài a, b và so sánh 2 cách mở bài ấy có gì khác nhau.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại: Điểm khác nhau của 2 cách mở bài là:
 * Cách 1: Mở bài trực tiếp – giới thiệu cây hoa cần tả.
 * Cách 2: Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân, về các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
Bài 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. Mở bài không nhất thiết phải viết dài, có thể chỉ 2, 3 câu.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày bài làm.
 - GV nhận xét, cho điểm những bài HS viết hay.
 Bài 3:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT 3.
 - GV giao việc: ở tiết TLV trước GV đã dặn các em về nhà quan sát trước một cái cây. Bây giờ các em nhớ lại và trả lời các câu hỏi đề bài yêu cầu.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét và góp ý.
Bài 4:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
 - GV giao việc.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét, khen những HS viết hay.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số em phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS lần lượt đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời 4 câu hỏi a, b, c, d.
- HS lần lượt trình bày.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân, mỗi em viết 1 đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả, từng cặp trao đổi.
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài.
 - Xem trước tiết TLV ở tuần 26.
Luyện Tiếng Việt: Ôn luyện
I. Mục tiêu: 	
Củng cố mở rộng vốn từ: Dũng cảm
Ôn luyện văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng: 
- Vở : Thực hành Tiếng Việt 4
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:
HĐ1: HD HS làm bài tập
Bài 11, 12 trang 28.
Vở: Thực hành Tiếng Việt 4.
Bài thêm: ( K, G): Đọc đoạn văn sau:
 Trường em có một cây tràm. Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cái ô khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vươn thẳng lên cao ước chừng chạm mái nhà hai tầng. Rễ cây to, nhô lên khỏi mặt đất trông giống như một đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi màu đen sậm. Từ mặt đất nhìn lên chừng một mét, thân tràm chẻ thành hai nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chìa ra bốn phía mang đầy những chiếc lá nhỏ màu xanh, hình trăng lưỡi liềm. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chà xuống nước sẽ nổi lên những bọt trắng xóa như xà phòng.... Những trưa hè oi bức mà được đứng dưới gốc bàng, được ngắm hoa tràm rơi thì thật thích. 
Trả lời câu hỏi: 
a, Đoạn văn trên miêu tả cây gì?
b, Câu văn nào có thể dùng làm đoạn mở bài? kết bài?
c, Cây được miêu tả theo từng thời kì phát triển hay từng bộ phận của cây?
d, Những bộ phận nào của cây tràm được miêu

File đính kèm:

  • docga 4 Tuan 25.doc