Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 1 - Bồi dưỡng tiếng việt: Ôn tập cấu tạo tiếng

 Câu 1: Đặc điểm của chị nhà Trò về ngoại hình.

 - Sức vóc gầy yếu như mới lột

 - Thân hình bé nhỏ

 - Cành mỏng và ngắn không bay được xa

 - Trang phục: bự phấn mặc áo thâm

 Câu 2: Thể hiện tính cách: Yừu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp.

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 1 - Bồi dưỡng tiếng việt: Ôn tập cấu tạo tiếng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 
e ) Người có tài năng : nhân tài
g ) Quyền con người : nhân quyền 
- GV phát giấy cho 4 nhóm
- Nhận xét sửa câu cho HS
- HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp câu đã đặt.
- Các nhóm dán lên bảng, trình bày
- Cả lớp viết vào vở 
* Bài 3: Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
a ) Lá lành đùm lá rách .
b ) Chị ngã em nâng . 
c ) Người trong một nước thì thương nhau cùng
- Tổ chức thi giữa các nhóm.
- Gv làm trọng tài.
- Chốt lời giải thích đúng.
HS đọc yêu cầu : Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
- Phân nhóm 3 thảo luận.
- Nối tiếp nói nội dung của 3 câu tục ngữ.
Bài tập cho hs khá giỏi
Cho các từ : nhân quả, nhân ái , nhân hậu , nguyên nhân , nhân từ , siêu nhân , nhân loại, nhân nghĩa , nhân tài, nhân viên , nhân hậu , bệnh nhân
Xếp các từ trên thành 3 nhóm :
a) Tiếng nhân có nghĩa là “ người”: 
b) Tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người”: 
c) Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”: 
Giải
a) Tiếng nhân có nghĩa là “ người”: siêu nhân , nhân loại, nhân tài, nhân viên , bệnh nhân
b) Tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người”: nhân ái , nhân hậu , nhân từ , nhân nghĩa
c) Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”: nhân quả,nguyên nhân
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học
 Dặn hs ôn bài
Ngày giảng : Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2008
Bồi dưỡng toán
Luỵên tập : hàng và lớp
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Ôn cách đọc, viết so sánh các số có nhiều chữ số, hàng và lớp.
	- Thực hành làm các bài tập về hàng và lớp, phân tích số.
II. Hoạt động dạy học
1. Hướng dẫn học sinh ôn:
 - Kể từ phải sang trái, hàng nhỏ nhất là hàng nào?
 - Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
 - Lớp nghìn gồm những hàng nào?
 - Đơn vị
 - Đơn vị, chục, trăm
 - Nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
	Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Một HS làm mẫu
- Cả lớp làm vào vở 
- HS chữa bài ở bảng lớp
- Lớp nhận xét
- Một HS đọc các số
- GV củng cố cách viết số
Viết số biết số đó gồm:
	- 4 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 6 nghìn, 7 trăm, 8 chục và 9 đơn vị
	- 1 trăm nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 5 đơn vị
	- 2 trăm nghìn, 4 chục nghìn, 6 chục và 8 đơn vị
	- 1 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 5 nghìn, 6 chục và 8 đơn vị
	- 5 trăm nghìn, 5 nghìn
	- 9 trăm nghìn và 9 đơn vị.
	Giải
456 789 ; 102 345 ; 240 068 ; 135 068; 
505 000 ; 900 009
Bài 2:	
- Học sinh đọc yêu cầu
- GVlàm mẫu
- Cả lớp làm vào vở 
- HS chữa bài ở bảng lớp
- Lớp nhận xét
- Một HS đọc các số
- GV củng cố cách viết các số thành tổng 
Phân tích số theo mẫu
	291 945 = 200 000 + 90 000 + 1 000 + 900 + 40 + 5
	151 870 = 100 000 + 50 000 +1 000 + 800 + 70
	420 386 = 400 000 + 20 000 + 300 + 80 + 6
	5036 407 = 5 000 000 + 30 000 + 6 000 + 400 +7
	600 050 = 600 000 + 50
 Bài 3: 
+ Số 123 456 là số có mấy chữ số?
+ Lớp nghìn là những số nào ?
+ Lớp đơn vị là những số nào ?
(Số 708 090 tương tự )
- Số 123 456 có:
+ Lớp nghìn gồm các chữ số:1, 2 , 3
+ Lớp đơn vị gồm các chữ số:4 , 5 , 6
- Số 708 090 có:
+ Lớp nghìn gồm các chữ số: 7, 0, 8
+ Lớp đơn vị gồm các chữ số: 0 , 9
Bài 4: Điền chữ số thích hợp vào ô trống
- GV hướng dẫn mẫu
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài
 M : 81 756 > 8 789
8
	35 754 < 35 41< 35914
1
0
	63 579 < 63 248 < 632 100
9
	135 798 < 135 79
	3.Củng cố, dặn dò: (2')
- Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà xem lại hàng và lớp 
Thực hành kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Yêu cầu: Học sinh
	- Kể lại được câu chuyện đã đọc bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình, câu chuyện thơ "Nàng tiên ốc" đã đọc.
	- Nêu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng:
 Tranh minh hoạ, sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (5'):
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện
 - 2 học sinh kể nối tiếp "Sự tích Hồ Ba Bể"
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Tìm hiểu chuyện:
 - Giáo viên đọc bài thơ.
 Đ1:
 ? Bà lão nhà nghèo làm nghề gì sinh sống?
 ? Bà làm gì khi bắt được ốc?
 Đ2:
 ? Từ khi có ốc nhà bà có gì lạ?
 Đ3: 
? Khi rình xem, bà thấy gì?
? Bà lão đã làm gì?
? Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- 3 hs đọc nối tiếp 3 khổ thơ
- 1 hs đọc toàn bài
- Lớp đọc thầm + trả lời câu hỏi
 Mò cua bắt ốc
 Thả và chum nước mưa
- Nhà cửa sạch sẽ
- Lợn đã cho ăn
 Nàng tiên từ trong chum...
- Đập vỏ ốc
- 2 người sống yêu thương nhau
3. Hướng dẫn đọc:
 a) Kể câu chuyện bằng lời
 - Giáo viên giải thích yêu cầu BT2
 - Ghi 6 câu hỏi lên bảng lớp
 - Hướng dẫn học sinh kể theo nhóm
 - Học sinh khá kể mẫu đoạn 1
 - Học sinh kể nối tiếp trong nhóm
 - Kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp
 b) Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
	Giáo viên kết luận (yêu cầu 3).
4. Củng cố dặn dò (5'):
	- Nhận xét tiết học
	- Về nhà tập kể bằng lời.
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008
Luyện tập thể thao
ôn : trò chơI - đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn tập nắm chắc các thao tác của đội hình đội ngũ, yêu cầu tập thành thạo.
- Chơi trò chơi có nội qui, quy định, đúng luật.
II. Địa điểm phương tiện
Sân trường: Vệ sinh sạch sẽ, 1 còi.
III. Nội dung phương pháp
1. Mở đầu: (10')
 - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 - Lớp trưởng tập hợp lớp
- Điểm số, chào, báo cáo
- Chơi trò "Chim bay"
2. Phần cơ bản: (25')
a) Ôn đội hình, đội ngũ
- Lớp từ 2 hàng dọc 4 hàng dọc
- Quay phải, trái, đằng sau, đứng nghiêm, nghỉ
- Đi đều
- Tưng tổ luyện tập sau đó thi, nhận xét lấy điểm.
b) Trò chơi: "Chạy tiếp sức"
 - Giáo viên nói lại cách chơi, luật chơi.
- 1 nhóm làm thử
- Sau đó cả lớp thực hành chơi
3. Kết thúc:
	- Nhận xét giờ học
	- Học sinh ôn luyện chuẩn bị giờ học
Thực hành tiếng việt
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Yêu cầu: 
- Học sinh hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là các nhân vật chính, là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
- Học sinh biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật của truyện vừa đọc, đồng thời biết dựa và đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của chuyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các ý về đặc điểm ngoại hình của nhân vật nhà trò.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: (5')
 ? Khi kể về hành động của nhân vât, ta cần kể ntn?
 ? Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những gì?
 - Học sinh trả lời
B. Bài mới: (30')
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét: (10')
 Giáo viên cùng học sinh trao đổi và làm ở bảng phụ
 Câu 1: Đặc điểm của chị nhà Trò về ngoại hình.
 - Sức vóc gầy yếu như mới lột
 - Thân hình bé nhỏ
 - Cành mỏng và ngắn không bay được xa
 - Trang phục: bự phấn mặc áo thâm
 Câu 2: Thể hiện tính cách: Yừu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp.
 - Học sinh đọc yêu cầu
 - Lớp đọc thầm
 - Học sinh làm nháp
C. Luyện tập:
Bài 1: 
Hướng dẫn học sinh làm bài 1 sách giáo khoa (tr.24)
 Qua ngoại hình, em thấy chú bé như thế nào?
 - Tả ngoại hình chú bé:
 + Gầy: Hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới đầu gối
 + Mắt sáng, xếch hiếu động, thông minh, thật thà.
 Vừa thông mình, vừa gan dạ
Bài 2: Kể lại câu chuyện "Nàng tiên ốc", kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
 - Học sinh đọc lại câu chuyện nàng tiên ốc.
 - Học sinh viết bài vào vở
Củng cố, dặn dò:
	- Chấm bài
	- Nhận xét chung.
Tuần 3
Ngày giảng : Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2008
Bồi dưỡng toán
Luyện tập về hàng , lớp : lớp triệu
I. Mục tiêu:
	- Củng cố được lớp và các hàng
Mỗi lớp có 3 hàng
Hàng đơn vị, chục, trăm thuộc lớp đơn vị
Hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn thuộc lớp nghìn
Hàng triệu, chục triêu, trăm triệu thuộc lớp triệu
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số theo đơn vị của nó ở từng hàng, từng lớp.
II. Các hoạt động dạy học
	1. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu giờ học
	2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài tập 1:
a) Viết và đọc số, biết số đó gồm:
	- 3 trăm nghìn, 7 chục nghìn, 2 nghìn, 8 trăm, 2 đơn vị
	- 4trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 trăm,9 đơn vị
	- 9 trăm nghìn, 2 chục nghìn, 3 trăm
	- 7 trăm nghìn, 4 nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị
b) Nêu giá trị của chữ số 3 trong các số trên
c) Viết mỗi số trên thành tổng giá trị các hàng của nó
- GV đưa ra nội dung bài tập
- GV gọi 3 học sinh trình bày
- GV nhân xét và củng cố các hàng và lớp
- Học sinh làm vào vở luyện toán
- Học sinh làm, HS khác nhận xét
Bài 2:
	a) Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn tới bé
213 897; 213 978; 213 789; 213 798; 213 987
	b) Xếp các số sau theo thứ tự từ bé tới lớn
546 102; 546 201; 546 210; 546 012; 546 120
- GV tiến hành tương tự bài tập 1
- GV gọi 2 HS lên bảng sắp xếp
- GV cung cấp cho HS biết thứ tự các số
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống
Số
125 736 098
587 302 146
210 567 894
Giá trị của chữ số 5
Giá trị của chữ số 7
Giá trị của chữ số 0
Giá trị của chữ số 2
- GV đưa yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn cách làm
- GV đưa nội dung bài tập
- GV nhận xét và chữa củng cố giá trị của mỗi chữ số
- 2 HS lên bảng điền
- Lớp làm vào vở luyện toán
Bài tập cho hs khá giỏi
Bài 1:Viết vào chỗ chấm
Số lớn nhất có 9 chữ số khác nhau là : . 
 Lớp triệu gồm các chữ số là :
 Lớp nghìn gồm các chữ số là :
 Lớp đơn vị gồm các chữ số là :
Số bé nhất có 9 chữ số khác nhau là : . 
 Lớp triệu gồm các chữ số là :
 Lớp nghìn gồm các chữ số là :
 Lớp đơn vị gồm các chữ số là :
Giải
 a)Số lớn nhất có 9 chữ số khác nhau là : 987 654 321 
 Lớp triệu gồm các chữ số là : 9 , 8 ,7 .
 Lớp nghìn gồm các chữ số là : 6 , 5 , 4 .
 Lớp đơn vị gồm các chữ số là : 3 , 2 , 1 .
b)Số lớn bé nhất có 9 chữ số khác nhau là : 102 345 678
 Lớp triệu gồm các chữ số là : 1 , 2 , 0 .
 Lớp nghìn gồm các chữ số là : 3 , 5 , 4 .
 Lớp đơn vị gồm các chữ số là : 6 , 7 , 8 .
B ài 2 : Tìm số có 9 chữ số trong đó lớp triệu là số bé nhất , lớp nghìn hơn lớp trệu là 123 , lớp đơn vị hơn lớp nghìn là 456 .
Giải
Lớp triệu là số bé nhất vậy lớp triệu có giá trị là : 100
Lớp nghìn có giá trị là : 100 + 123 = 223
Lớp đơn vị có giá trị là : 223 + 456 = 679
Số cần tìm là : 100 223 679
Củng cố dặn dò:
	- GV hệ thống nội dung toàn bài
	- Giáo viên nhận xét giờ học
	- Hướng dẫn về nhà.
Ngày giảng : Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008
Bồi dưỡng luyện từ và câu
Luyện tập về từ đơn và từ phức
I. Yêu cầu
- HS ôn tập từ đơn, từ phức
- Củng cố cách phân biệt từ đơn từ phức
- Giúp HS biết cách đặt câu với từ đơn, từ phức tìm được
II. ĐDDH
	GV: Nội dung luyện tập
	HS: Vở luyện tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
GTB
Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Tìm các từ đơn từ phức có trong đoạn thơ sau:
Cháu/ nghe/ câu chuyện/ của/ bà
Hai/ hàng/ nước mắt/ cứ/ nhòa/ rưng rưng
Bà ơi/, thương/ mấy/ là/ thương/
Mong/ đừng/ ai/ lạc/ giữa/ đường/ về/ quê.
- GV đưa nội dung bài tập
- GV yêu cầu HS làm cá nhân
- GV gọi HS xác định bảng lớp
- GV nhận xét chốt kết quả đúng
- HS làm bảng lớp
- HS khác nhận xét
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu
? Tìm 3 từ đơn nói về học tập
? Tìm 3 từ phức nói về học tập
- GV nhân xét và chốt kết quả
Lời giải:
3 từ đơn là: Bút, sách, vở
3 từ phức là: thước kẻ, cặp sách, thời khóa biểu
- HS trao đổi theo cặp
- HS trình bày trước lớp
- HS khác nhận xét
Bài tập 3: Đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 2:
a) 1 câu với từ đơn: Chiếc bút của bạn Lan màu đen
b) 1 câu với từ phức: Hôm nay, chúng em chép thời khóa biểu.
Bài tập cho hs khá giỏi :
Bài 1 : Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau , rồi ghi lại từ đơn từ phức trong câu :
 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm() Cứ chốc chốc , tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu .
Giải
 Bởi / tôI / ăn uống / điều độ/ và / làm việc / chừng mực /nên/ tôi/ chóng lớn/ lắm/ () Cứ/ chốc chốc/ , tôi / lại/ trịnh trọng/ và / khoan thai/ đưa/ hai / chân/ lên/ vuốt / râu /.
 Từ đơn : Bởi, tôi, và, nên, tôi, lắm, cứ, tôI, lại, và, đưa, hai ,chân, lên, vuốt, râu .
 Từ phức : làm việc, chừng mực, chóng lớn ,chốc chốc , trịnh trọng ,khoan thai
Củng cố dặn dò:
	- GV cung cấp nội dung toàn bài
	- Giáo viên nhận xét giờ học
	- Về nhà, làm lại bài tập 3.
Thực hành (khoa học)
Vai trò của chất đạm và chất béo
I. Yêu cầu:
	- Củng cố cho HS tìm hiểu về vai trò của chất đạm và chất béo có trong thức ăn mà HS ăn hàng ngày.
	- HS biết vận dụng và các bữa ăn hàng ngày.
II. Các hoạt động dạy học
GV nêu yêu cầu giờ học
Hướng dẫn HS thực hành
Thực hành vai trò của chất đạm:
- GV nêu yêu cầu
? Hãy kể tên các loại thức ăn có chất đạm
? Hàng ngày gia đình em thường ăn các loại thức ăn nào có chứa chất đạm
- GV yêu cầu HS kể cho nhan nghe về các lọai thức ăn đã được chế biến món ăn khác nhau
? Thức ăn có chứa chất đạm có vai trò gì
- HS kể: thịt lợn, gà, tôm, cua,
- HS kể về thức ăn mà gia đình sử dụng
- VD: Thịt lợn được chế biến thành
Thịt kho, thịt luộc, thịt đông, thịt quay,
	b) Thực hành vai trò của chất béo
- GV yêu cầu:
? Kể tên các loại thức ăn chứa chất béo
? Gia đình em đã sử dụng thức ăn chứa chất béo như thế nào
? Em hãy kể các món ăn được chế biến từ các loại thức ăn chứa chất béo
? Vai trò của thức ăn chứa chất béo
- HS kể: Vừng, lạc, dừa,
- HS nêu cách sử dụng của gia đình
Lạc: lạc rang, lạc rim, lạc ép dầu, lạc giã vừng,
- HS nêu
Củng cố dặn dò:
GV hệ thống nội dung toàn bài.
Ngày giảng: Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2008	
Luyện tập thể thao
ChơI trò chơI “ chạy tiếp sức”
I. Yêu cầu:
	- Học sinh biết luật chơi và cách chơi 1 trò chơi
	- Nhớ cách chơi trò chơi: Chạy tiếp sức
	- Tạo không khí thoải mái cho học sinh sau giờ học căng thẳng.
II. Đồ dùng:
	- Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp cà phổ biến nội dung giờ học
- GV yêu cầu HS tập các động tác khởi động
- Lớp tập hợp thành 2 hàng ngang
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS tập xoay các khớp tay, chân.
2. Phần cơ bản:
- GV phổ biến luật chơi
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
Khi cố hô bắt đầu: Bạn đầu tiên của mỗi hàng sẽ chạy đến điềm cờ của nhóm mình sau đó chạy về đập tay vào bạn tiếp theo và cứ như vây cho đến bạn cuối cùng của mỗi hàng. Hàng nào số bạn chay hết trước, đội số thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV qua sát, nhắc nhở HS chơi đúng luật.
- HS tập hợp theo 2 đội
- HS chơi đúng luật.
3. Phần kết thúc:
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Thực hành kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Yêu cầu:
	- HS thực hành kể chuyện cho nhau nghe về những câu chuyện thể hiện tầm lòng nhân hậu, đoàn kết
	- Biết thể hiện lời kể của mình trước lớp
	- Biết nhận xét lời của bạn kể.
II. Các hoạt động dạy học:
1. GV gi đề bài lên bảng
	Em hãy kể lại một câu chuyện thể hiện tấm lòng nhân hậu, đoàn kết.
	2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- GV gọi HS đọc đề bài
- GV giúp HS phân tích đề
? Đề yêu cầu gì
- GV gạch chân những từ quan trọng
? Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào. Lấy VD.
? Em đọc câu chuyện của mình ở đâu.
- GV chia nhóm: 4 HS
- Hướng dẫn HS trao đổi về câu chuyện mà HS đã kể trước lớp
? Em thích chi tiết nào trong câu chuyện
? Chi tiết nào trong câu chuyện làm em cảm động nhất
? Em thích nhân vật nào trong chuyện
- GV hỏi cả lớp:
Qua câu chuyện bạn kể muốn nói với mọi người điều gì?
Em sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong chuyện
- GV nhận xét và tuyên dương những HS kể đúng nội dung truyện
- 2 HS đọc
- HS nêu
- HS nêu: Thương yêu, quý trọng, yêu thiên nhiên
- HS nêu: Báo, sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức
- HS kể trong nhóm
- 1 số HS kể trước lớp
- HS trao đổi về nội dung câu chuyện sau mỗi lần 1 bạn kể
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất và đung với nội dung đề bài.
Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học
Hướng dẫn về nhà: Kể cho người thân cùng nghe.
Tuần 4
Ngày giảng : Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Bồi dưỡng toán
Luyện tập so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Củng cố về dãy số tự nhiên, viết số tự nhiên
	- Biết so sánh và sắp xếp số tự nhiên theo thứ tự từ nhỏ tới lớn và từ lớn tới nhỏ.
	- áp dụng làm bài nhanh, chính xác.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ (5’):
- Viết 2 số tự nhiên, mỗi số gồm 4 chữ số, phân tích hàng và lớp. 
? Nêu số tự nhiên bé nhất? Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?
- 2 học sinh lên bảng viết
- Lớp làm bảng con
- 2 học sinh trả lời
B. Bài mới: (30’)
	Hướng dẫn học sinh làm bài, chữa và củng cố kiến thức
- hs đọc yêu cầu
+ Bài có mấy yêu cầu?
- hs làm bài 
- chữa bài miệng 
- hs nêu yêu cầu
+ làm thế nào để viết được số bé nhất ? 
+ làm thế nào để viết được số lớn nhất ? 
- hs làm bài và chữa 
- hs đọc yêu cầu
- hs làm bài 
- chữa bài 
- hs đọc yêu cầu
+ Bài có mấy yêu cầu? 
+ Đã cho biết những gì ?
- hs làm bài
- hs chữa bài ở bảng lớp
 - hs đọc yêu cầu
+ Bài có mấy yêu cầu? 
+ Đã cho biết những gì ?
- hs làm bài
- hs chữa bài ở bảng lớp
- Lớp nhận xét chữa bài - - 
hs đọc yêu cầu
+ Bài có mấy yêu cầu? 
+ Đã cho biết những gì ?
- hs làm bài
- hs chữa miệng
- Lớp nhận xét chữa bài - - 
- hs đọc yêu cầu
+ Bài có mấy yêu cầu?
- hs làm bài 
- chữa bài miệng 
Lớp nhận xét chữa bài 
Bài 1:
 Từ các số 3, 1, 7, viết tất cả các số có 3 chữ số, mỗi số có cả 3 chữ số đó và sắp xếp các số viết được theo thứ tự từ bé tới lớn.
Giải
137 ; 173 ; 317 ; 371 ; 713 ; 731
Bài 2: Từ các chữ số 5,0,3, người ta có thể viết được các số có 3 chữ số. Trong các số đó số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
Giải
	Số bé nhất: 305
	Số lớn nhất: 530
Bài 3: Tìm chữ số a, biết: 
4567a < 45671
27a569 > 278 569
Giải
a = 0
a = 9
Bài 4: 
Tìm số tự nhiên x, biết: x là số tròn chục x.
a) x
<
50
b) 33
<
x
<
77
Giải
a) Các số tròn chục bé hơn 50 là: 10, 20, 30, 40.
Vậy x là 10, 20, 30, 40
b) Các số tròn chục vừa lớn hơn 33 vừa bé hơn 77 là: 40, 50, 60, 70.
Vậy x là 40, 50, 60, 70.
Bài 5: Tìm số tự nhiên x. Biết:	
a) x
<
10
b) x là các số có 2 chữ số và x
>
95
Giải:
a) Các số tự nhiên bé hơn 10 là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
	Vậy x là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
b) Các số có 2 chữ số lớn hơn 95 là: 96, 97, 98, 99.
	Vậy x là 96, 97, 98, 99.
Bài 6: trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên:
	a) 4, 2, 3, 1, 2, 3,, 1 000 000,
	b) 1, 2, 3, 4, 5, 6,, 1 000 000,
	c) 2, 4, 6, 8, 10, 12,, 1 000 000,
	d) 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6,, 1 000 000,
	e) 1, 3, 5, 7, 9, 11,, 1 000 001,
Bài 7: Viết tiếp 3 số tự nhiên thích hợp vào chỗ chấm:
	a) 786, 787, 788, 789,  ,  , 
	b) 13, 16, 19, 22,  , , 
	c) 2, 4, 6, 8, 16, ,  , 
Bài tập dành cho hs khá giỏi
- GV cho hs đếm các số từ 0 đến 9 để thấy có 10 có một chữ số, từ 0đến99 có 100 số , bớt đi 10 số có một chữ số thì còn lại 90 số có hai chữ số.
- GV giới thiệu cho hs công thức tính các số trong một dãy số cách đều là :
( số cuối – số đầu) : Khoảng cách giữa hai số liên tiếp + 1
+Số có một chữ số nhỏ nhất là số nào ?
+ Số có một chữ số lớn nhất là số nào?
+ Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là bao nhiêu?
+ Vậy có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp có một chữ số ?
Bài 1: Có bao nhiêu số :
a)Có một chữ số ? 
b)Có hai chữ số ? 
c)Có ba chữ số ?
Giải
a) Số có một chữ số nhỏ nhất là : 0
 Số có một chữ số lớn nhất là : 9
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 1
 Vậy số các số tự nhiên liên tiếp có một chữ số là : 
(9 – 0) :1 + 1 = 10(số)
b) Số có hai chữ số nhỏ nhất là : 1 0
 Số có hai chữ số lớn nhất là : 99
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 1
 Vậy số các số tự nhiên liên tiếp có hai chữ số là :
(99 – 10) :1 + 1 = 90 (số)
c) Số có ba chữ số nhỏ nhất là : 100
 Số có ba chữ số lớn nhất là : 999
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 1
 Vậy số các số tự nhiên liên tiếp có ba chữ số là : 
(999 – 100) :1 + 1 = 900(số)
Bài 2: Có bao nhiêu số chẵn:
a) Có hai chữ số ? 
b)Có ba chữ số ?
Giải
a) Số chẵn có hai chữ số nhỏ nhất là : 1 0
 Số chẵn có hai chữ số lớn nhất là : 98
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 2
 Vậy số các số chẵn có hai chữ số là :(98 – 10) :2 + 1 = 45 (số)
b) Số chẵn có ba chữ số nhỏ nhất là : 100
 Số chẵn có ba chữ số lớn nhất là : 998
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 2
 Vậy số các số chẵn có hai chữ số là :(998 – 100) :2 + 1 = 450 (số)
Củng cố dặn

File đính kèm:

  • docGiao an4(T1-T5).doc
Giáo án liên quan