Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Nghe - Viết: Thưa chuyện với mẹ
1. Điền đúng dấu câu vào đoạn văn
2. Viết một bài văn về Một người không biết quý những gì mình đang có, thường “ Đứng núi này trông núi nọ”; hay viết về một người thường “ Ước của trái mùa”, mong muốn những điều trái với lẽ thường.
Tuần 9 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011 Tiếng việt chính tả: ( Nghe- viết) Nghe - viết: thưa chuyện với mẹ I. Mục tiêu - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn Cương thấy nghèn nghẹnđến hết bài Thưa chuyện với mẹ. - Chữ viết rõ ràng, đằng tả. Luyện viết chữ cho đúng mẫu và đẹp. II. Ôn tập 1. GV nêu mục tiêu của tiết học 2. GV HD viết chính tả: - GV đọc mẫu bài chính tả - HD HS tìm hiểu ND bài chính tả ? ND bài chính tả trên nói lên điều gì? (HS nêu, GV nhận xét và chốt lại) - HD HS luyện viết từ khó: + HS phát hiện những từ khó viết trong bài. + GV tổ chức cho HS luyện viết từ khó: 1- 2 HS lên bảng; dưới lớp viết giấy nháp các từ khó. + HS nhận xét các từ trên bảng. - GV đọc bài, HS viết chính tả (chú ý nhắc HS tư thế ngồi viết ) - GV đọc soát lỗi. HS tự ghi những lỗi sai trong bài viết của mình. - HS đổi vở cho nhau soát bài, GV đi chấm khoảng 10 bài. - GV nhận xét thông qua việc chấm bài. 3. GV nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu ngoặc kép i. Mục tiêu: - Củng cố hiểu biết về dấu ngoặc kép - Luyện kĩ năng nhận biết, sử dụng dâúa ngoặc kép. ii. Hoạt động dạy học - HS làm bài, sửa. - GV quán xuyến ghi đề. - HS làm lần lượt từng bài tập. - GV quán xuyến, quan tâm mọi đối tượng. - Cuối giờ chữa bài và củng cố kiến thức. ? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? (ở từng câu cụ thể) - GV nhận xét, rút kinh nghiệm. - GV dặn HS về nhà ôn bài và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa Hoạt động 1: Ôn tập về lí thuyết ? Dấu ngoặc kép thường được dùng trong trường hợp nào? ? Cho từng ví dụ cụ thể? Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Nêu tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép trong mỗi câu sau: a. Bác Hồ nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” b. Trong câu chuyện “Tấm Cám” em thích nhân vật cô Tấm. Bài 2: Ghi dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong mỗi câu sau đây: a. Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ cá chồn bay vút lên. b. – Cóc Tía , con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi. Bài 3: Viết 1 đoạn văn ngắn 4- 6 câu, có sử dụng dấu ngoặc kép. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò Toán ôn về hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Biết dùng êke để kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không. II. ôn tập 1. HS nêu lại tính chất của hai đường thẳng vuông góc. 2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau: Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD và hình tam giác CDE có góc D vuông: B C A D E a) Cạnh CD vuông góc với những cạnh nào? b) Hãy viết tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau. Bài 2: Ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ sau: A M B Q N D P C Bài 3: Hình vẽ dưới cho biết ABCD là hình vuông, ABNM và MNCD là các hình chữ nhật và có chiều rộng bằng 6cm. a) Cạnh BC vuông góc với những cạnh nào? b) Tính diện tích hình vuông ABCD. A B M N D C Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi) Ngày đầu tiên của năm 2004 là thứ năm. Hỏi ngày cuối cùng của năm 2004 là thứ mấy trong tuần? (không được dùng lịch) 3. GV nhận xét tiết học Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011 Tiếng việt Tuần 9- tiết 1( Sách thực hành) I. Mục tiêu HS nhớ và nắm được cách viết tên riêng nước ngoài Làm được bài tập về danh từ, động từ ( động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trang thái)thông qua bài tập phát hiện từ, xếp từ vào nhóm. Hiểu một số thành ngữ qua bài tập nối từ. II. Hoạt động dạy học GV nêu bài tập cần làm. - HS đọc to yêu cầu bài1, thảo luận nhóm2 tìm câu trả lời đúng. GV hướng dẫn học sinh chữa bài Bài 2: HS thảo luận nhóm 4, làm bài và trình bày Bài 3 HS làm bài cá nhân, trình bày bài, lớp nhân xét chọn ý đúng. HĐ 1: HS làm bài HĐ2: Chữa bài: Bài 1: Chọn câu trả lời đúng: a)Dòng gồm các tên riêng nước ngoài: Pi-e, Mai-con, Giôn, Rô-bớt, Sơ-lôc Hôm b)Các tên riêng nước ngoài được viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đo: nếu bộ phận ấy gồm nhiều tiếng thì thêm gạch nối giữa các tiếng. c)Hai từ ước mơ trong câu “ Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ” : ước mơ1 là động từ, ước mơ2 là danh từ. d)Dòng ghi đúng và đủ các động từ trong câu: “ Cả lớp càng ngạc nhiên hơnkhi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó bất kể đúng hay sai ”? Là: ngạc nhiên, chọn, được. e)Trong các động từ vừa tìm được, từ chỉ hoạt động: chọn; từ chỉ trạng thái: ngạc nhiên, được. Bài 2 Từ ngữ chỉ hoạt động ( của người, con vật) Từ ngữ chỉ trạng thái ( của sự vật) A Thả B Nhảy Chạm C Giữ Tròng trành, xuôi dòng D Hiểu E Tràn ngập G Gặm, thổi Toả Bài 3: Nối từ ngữ a)ước của trái mùa: Mong muốn những điều trái với lẽ thường b)Tre già măng mọc: Lớp già đi trước có lớp sau thay thế. c)Cầu được ước thấy: Đạt được điều mình mơ ước d)Đứng núi này trông núi nọ: Không bằng lòng với cái mình đang có, mơ tưởng cái không phải của mình.. e)Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Coi trọng phẩm chất hơn vẻ đẹp bề ngoài. Toán ôn về hai đường thẳng song song I. Mục tiêu - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. - Nhận biết về hai đường thẳng song song. II. ôn tập 1. HS nêu lại tính chất của hai đường thẳng song song. 2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau: Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD và hình tam giác CDE có góc D vuông: B C A D E a) Cạnh BC song song với những cạnh nào? b) Cạnh CD song song với những cạnh nào? Bài 2: Ghi tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vẽ sau: A M B Q N D P C Bài 3: Hình vẽ dưới cho biết ABCD là hình vuông, ABNM và MNCD là các hình chữ nhật và có chiều rộng bằng 6cm. a) Cạnh AB song song với những cạnh nào? b) Tính diện tích hình chữ nhật MNCD. A B M N D C Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi) Trong một tháng có hai ngày đầu tháng và cuối tháng đều là chủ nhật. Hỏi đó là tháng mấy? 3. GV nhận xét tiết học Toán Tiết 1- tuần 9 Sách thực hành I. Mục tiêu: - HS biết dùng êke kiểm tra hai đường thẳng vuông góc, viết tên các cặp cạnh vuông góc, các cặp cạnh song song II. Các hoạt động dạy học 1.HĐ1 : ? KT đồ dùng học tập của học sinh. Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân 2. HĐ 2: GV chữa bài củng cố về cặp cạnh vuông góc và song song. Bài 1: HS tự làm, đổi vở kiểm tra Bài 2: b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình vuông MNPQ là: MQ và QP; QP và PN; PN và NM; NM và MQ c) các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật DEGH là: DH và HG; HG và GE; GE và ED; ED và DH Bài 3: Từng cặp canh song song với nhau là: AB song song với DC; AD song song với BC Bài 4: Các cặp cạnh vuông góc với nhau là: CD và DE Các cặp canh song song với nhau là: BC và GE Bài 5: Số cặp canh vuông góc ở hình ABCDEG là: 3 3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011 Tiếng việt Tiết 2- tuần 9 - Sách thực hành I. Mục tiêu Điền đúng dấu câu vào đoạn văn Viết một bài văn về Một người không biết quý những gì mình đang có, thường “ Đứng núi này trông núi nọ”; hay viết về một người thường “ Ước của trái mùa”, mong muốn những điều trái với lẽ thường. II. Hoạt động dạy học GV nêu yêu cầu bài Bài 1: HS đọc bài tập 1; làm việc theo nhóm theo gợi ý SGK. Hết giờ, GV yêu cầu Hs trình bày bài ( Điền dấu câu thích hợp: Dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép để hoàn chỉnh mẩu chuyện) Bài 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung, Hs làm bài cá nhân tưởng tượng viết lại một câu chuyện về Một người không biết quý những gì mình đang có, thường “ Đứng núi này trông núi nọ”; hay viết về một người thường “ Ước của trái mùa”, mong muốn những điều trái với lẽ thường. - HS trình bày- trước lớp - HS Nhận xét, tuyên dương HS chữa bài GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài BT 1: Chú chó ngốc nghếch Chó đang nằm dài trên bãi cỏ trong vườn thì thấy mèo trèo cây. Nó vô cùng ghen tị: “ Ôi! Nếu mình biết trèo như mèo, mình sẽ được ngắm cảnh từ trên ngọn cây cao tít kia. Như thế thật sung sướng biết bao!” Sau đó, chó nhìn thấy đàn cá vàng đang bơi lượn trong bể nước , và nó lại thèm được bơi như cá để được sống trong nước mát cả ngày. Vừa lúc ấy, chó lại nghe thấy tiếng một chú cá vàng: “ Ước gì mình có thể nằm dài trên bãi cỏ xanh mượt và ấm áp như anh chó kia”. Tiếp đến là tiếng một chú sẻ vọng xuống từ trên cao: “ Anh chó kia thật sung sướng, được chơi cả ngày, không phải vất vả kiếm ăn và xây tổ”. Đến lúc ấy, chó mới hiểu rằng nó thật ngu ngốc khi không biết quý những gì nó đang có. Bài 2: - HS tự làm bài, GV theo dõi kiểm tra ( Bài khó, GV có thể yêu cầu HS dựa vào câu chuyện “ Chú chó ngốc nghếch” để viết lại một bài văn theo nội dung yêu cầu) Toán Tiết 2- tuần 9 Sách thực hành i. Mục tiêu: - Qua một điểm và một đường thẳng cho trước, học sinh nhớ và củng cố cách vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc tại một điểm. Nêu cách vẽ hai đường thẳng vuông góc qua một điểm cho trước: ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.HĐ1 : Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân GV HD mẫu, HS làm theo nhóm đôi: nêu cách vẽ, vẽ trực tiếp vào vở, đổi vở kiểm tra( Lưu ý cách đặt thước và êke) 2. HĐ 2: GV chấm và chữa bài củng cố về nội dung Bài 1: Vẽ đường thẳng CD qua điểm O và vuông góc với đường thẳng MN M O N Bài2: Tương tự: HS vẽ hai đường thẳng song song ( GV HD cách đặt ê ke và thước) Bài 3: Vẽ đường cao của tam giác PMN, HS nếu các cách vẽ: từ đỉnh hạ xuống đáy Bài 4 HS làm bài cá nhân: Vẽ đường thẳng đi qua một điểm, song song với đường thẳng cho trước, tạo thành hình chũ nhật, Viết tên các gọc vuông. Bài 5: Đố vui: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu. HS làm bài cá nhân 3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài Phần nhận xét của Ban giám hiệu .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................
File đính kèm:
- Buoi chieu tuan 9.doc