Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Anh Kim Đồng là môt người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đầu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

- HS đọc.

- HS vỗ tay.

 

docx4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/1/2012
Ngày dạy: 1/3/2012
Giáo viên:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: Luyện từ và câu Lớp: 4
Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
Hiểu được nghĩa của các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.
2. Kĩ năng: Sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đọan văn.
3. Thái độ: rèn luyện HS tính cẩn thận khi vận dụng từ ngữ và làm bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1`. Giáo viên:
Sách giáo khoa.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 và bài tập 4.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa.
Dụng cụ học tập ( bút, thước,.)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút )
- GV gọi 2 HS lên bảng mỗi HS đặt một câu chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? và phân tích CN trong câu. 
- GV gọi HS đứng tại chỗ đọc thuộc phần ghi của bài chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới ( 30 phút )
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Trong những tiết học trước chúng ta được học những từ nói về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người,Hôm nay các em được mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm, hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng những từ ngữ thuộc chủ điểm.
- GV ghi tựa bài mới lên bảng.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
- GV gọi 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 1.
- GV cho HS tự làm cá nhân.
- GV cho HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói 1 từ. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS đưa ra.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV đặt câu hỏi: Dũng cảm có nghĩa là gì?
- GV có thể cho HS đặt câu với những từ vừa tìm được.
Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc to yêu cầu bài 2.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.( 2 bạn gần nhau là một đôi).
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 3
- GV gọi HS đọc to yêu cầu bài tập 3
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS suy nghĩ ghép cột A sang cột B cho phù hợp.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 4.
- GV treo bảng phụ lên bảng. Chia lớp thành 2 đội thi nhau điền từ. Đội nào điền nhanh và đúng là đội chiến thắng.( 2 phút )
- GV cho HS đọc hoàn chỉnh đọan văn.
 GV nhận xét và tuyên dương đội chiến thắng.
4. Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS:
+ Xem lại bài.
+ Chuẩn bị bài mới: Luyện tập về câu kề Ai làm gì?
- Lớp hát tập thể: Đếm sao
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS trả lời – cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài mới.
- 1 HS đọc to yêu cầu.
- HS làm bài tập.
- HS tiếp nối nhau trả lời:
+ Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
- HS trả lời: Dũng cảm có nghĩa là có dũng khí đám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
- HS:
Ví dụ:
+ Bộ đội ta rất dũng cảm.
+ Chị Võ Thị Sáu rất gan dạ.
- 1 HS đọc to yêu cầu bài 2.
- HS thảo luận và trình bày lên bảng:
+ Từ có dũng cảm đứng trước:
Tinh thần dũng cảm
Hành động dũng cảm
Người chiến sĩ dũng cảm
Nữ du kích dũng cảm
Em bé liên lạc dũng cảm
+ Từ có dũng cảm đứng sau:
Dũng cảm xông lên
Dũng cảm nhận khuyết điểm
Dũng cảm cứu bạn
Dũng cảm chống lại cường quyền
Dũng cảm trước kẻ thù
Dũng cảm nói lên sự thật 
- HS nhận xét và đọc to trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3 HS:
+ Gan dạ: không sợ nguy hiểm.
+ Gan góc: ( chống chọi) kiên cường, không lùi bước.
+ Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 4.
- HS quan sát và điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Anh Kim Đồng là môt người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đầu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
- HS đọc.
- HS vỗ tay. 
- HS chú ý lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxluyen tu va cau lop4 hkII(1).docx